Bai 5: Binh dang giua cac dan toc, ton giao (t1)

Chia sẻ bởi Lê Văn Dương | Ngày 26/04/2019 | 65

Chia sẻ tài liệu: Bai 5: Binh dang giua cac dan toc, ton giao (t1) thuộc Giáo dục công dân 12

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG DỰ GIỜ DẠY HỌC SỐ 1
Lớp 12 C2 Phòng 19; Thứ 6, ngày 28/11
Tuần thứ 14 Năm học 2008 – 2009
Giáo viên lên lớp: Phan Mỹ Long
Sinh viên kiến tập: Lê Văn Dương Nhóm 2

Bài 5 BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC, TÔN GIÁO
(tiết 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong bài này học sinh cần đạt được:
1. Về kiến thức
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
- Hiểu được chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
2. Về kỹ năng
- Phân biệt được những việc làm đúng và sai trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
- Biết xử sự phù hợp với quy định của Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
3. Về thái độ
- Ủng hộ chính sách của Đảng và Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
- Có ý thức trách nhiệm trong việc trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
II. NỘI DUNG
* Bài học này có 2 đơn vị kiến thức:
- Bình đẳng giữa các dân tộc.
- Bình đẳng giữa các tôn giáo.
* Trọng tâm bài học:
- Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
- Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
- Chính sách của Đảng, Nhà nước và Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
* Kiến thức khó:
- Quyền bình đẳng dân tộc.
- Quyền bình đẳng tôn giáo.
III. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp thuyết trình.
- Phương pháp thảo luận nhóm.
- Phương pháp nêu vấn đề…
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Sgk, Sgv GDCD 10.
- Sách “Tình huống GDCD 12”.
- Sách “Bài tập trắc nghiệm GDCD 12”
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức – kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Quyền bình đẳng trong kinh doanh của công dân được hiểu là gì ? Nhà nước bảo đảm quyền bình đẳng trong kinh doanh bằng cách nào ?
2. Tổ chức học bài mới
2.1. Vào bài
Vấn đề dân tộc và tôn giáo luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm hành đầu. Nếu không đoàn kết được các dân tộc và tôn giáo thì đất nước khó có thể phát triển trong hòa bình. Vì vậy, chiến lược đoàn kết dân tộc, tôn giáo có tầm quan trọng đặc biệt. Để hiểu thêm về các chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong vấn đề dân tộc và tôn giáo, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu Bài 5: Bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo. 2.2. Tiến trình dạy – học (tiết 1)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG GHI BẢNG

Hoạt động của GV
Hoạt động của HS


Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
1. Bình đẳng giữa các dân tộc
a) Thế nào là bình đẳng gữa các
dân tộc?

















- Các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa, không phân biệt chủng tộc, màu da, đều được Nhà nước và Pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.







b) Nội dung quyền bình đẳng giữa
các dân tộc











- Bình đẳng về chính trị












- Quyền bình đẳng về văn hóa, giáo dục.








- Nhóm 1: Tại sao khi thực dân Pháp xâm lược nước ta chúng lại thực thi chính sách “chia để trị” ?
- Nhóm 2: Trong câu “Đại gia đình các dâb tộc Việt Nam hiện có 54 dân tộc anh em”, vì sao nói: : “Đại gia đình các dân tộc Việt Nam” và “54 dân tộc anh em” ?
- Nhóm 3: Hiện nay, có rất nhiều con em các dân tộc thiểu số được tạo điều kiện đi học cử tuyển. Điều đó có ý nghĩa gì ?
- Gv bổ sung và kết luận: + Thực dân Pháp muốn chia rẽ tình đoàn kết giữa các dân tộc, chúng đánh vào quyền bình đẳng giữa các dân tộc của ta.
+ 54 dân tộc Việt Nam đều là công dân nước CHXHXN Việt Nam, các dân tộc đều được
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Văn Dương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)