Bài 5: Bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
Chia sẻ bởi Lê Văn Điệp |
Ngày 26/04/2019 |
83
Chia sẻ tài liệu: Bài 5: Bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo thuộc Giáo dục công dân 12
Nội dung tài liệu:
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Hiểu được khái niệm dân tộc, tôn giáo và quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
- Nắm được nội dung, ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
- Nhận biết được chính sách của Nhà nước trong việc bảo đảm bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
2. Kỹ năng:
- Biết phân tích, đánh giá đúng việc thực hiện chính sách đoàn kết các dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước.
- Phân biệt được hoạt động của các tôn giáo được Nhà nước thừa nhận với hoạt động của các tổ chức lợi dụng tôn giáo.
- Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế phù hợp với quy định về thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
3. Thái độ:
- Có niềm tin đối với pháp luật, đối với chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
- Có ý thức tương trợ, giúp đỡ đồng bào các dân tộc thiểu số; tôn trọng lợi ích, truyền thống, văn hoá, ngôn ngữ, tập quán, tín ngưỡng của các tôn giáo.
- Tôn trọng quyền tự do tôn giáo của người khác.
- Phê phán hoặc đấu tranh với những hành vi chia rẽ dân tộc, lợi dụng tôn giáo.
II. Phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học.
1. Phương pháp:
- Diễn giảng, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, phối hợp, phân tích, phát vấn, thực hành.
2. Phương tiện:
- Giáo án, SGK GDCD 12, SGV, văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, giáo trình dân tộc học đại cương, tranh, ảnh về một số dân tộc, tôn giáo ở Việt Nam và trên thế giới.
- Bảng phụ, bút dạ, giấy khổ to, bảng chiếu.
3. Hình thức tổ chức dạy học:
- Lớp - bài, phân chia tổ, nhóm.
III. Tiến trình lên lớp.
1. ổn định tổ chức:
12C1:.......................................... 12C2:....................................... 12C3:..................................
2. Kiểm tra bài cũ:
- Pháp luật thừa nhận bình đẳng trong kinh doanh có vai trò quan trọng như thế nào đối với người kinh doanh và xã hội?
3. Tiến hành dạy bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
- GV: Nêu vấn đề, khái quát cấu trúc nội dung bài học.
HS: Nghiên cứu tài liệu để tiếp cận được mục tiêu.
GV: Nêu tính cấp thiết của bài học, nêu nhiệm vụ trọng tâm và phương pháp trình bày bài học.
Nêu ý nghĩa, nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước ta trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo ở nước ta hiện nay.
GV: Tiến hành dạy các nội dung của bài.
Hoạt động 1:
- GV nêu vấn đề và hỏi:
Việt Nam có được gọi là một dân tộc không? Vì sao?
- HS: Suy nghĩ, trả lời.
- GV: Nhận xét và kết luận:
Con người ai cũng thuộc về một dân tộc nhất định.
- GV: Trình bày tư liệu tham khảo:
éó từ lõu, trong cỏc văn kiện chớnh trị, văn bản phỏp luật, chớnh sỏch Nhà nước, cỏc cụng trỡnh khoa học, cỏc phương tiện thụng tin đại chỳng và cả giao tiếp thường ngày khỏi niệm “Dõn tộc” được dựng vừa để chỉ một tộc người cụ thể (“dõn tộc Kinh, Thỏi, Mường, Hoa...”), vừa để chỉ một cộng đồng quốc gia của nhiều tộc người như “Dõn tộc Việt Nam”. Chỳng ta núi “dõn tộc Việt Nam là một” nhưng cũng núi “dõn tộc Việt Nam gồm dõn tộc Kinh, dõn tộc Mường, dõn tộc Thỏi...”. Cỏch dựng này khụng thật chuẩn về mặt logic và thuật ngữ khoa học nhưng đó trở thành thúi quen.
Khỏi niệm “Dõn tộc” dựng để chỉ một cộng đồng cụ thể (Tày, Việt, Thỏi, Mường, Hoa...), đú thực ra là khỏi niệm “Tộc người” (Ethnie), là một hỡnh thỏi đặc thự của một tập đoàn người, một tập đoàn xó hội, xuất hiện trong quỏ trỡnh phỏt triển của tự nhiờn và xó hội, được phõn biệt bởi ba đặc trưng cơ bản: ngụn ngữ, văn húa và ý thức tự giỏc về cộng đồng, mang tớnh bền vững qua hàng nghỡn năm lịch sử. ứng với mỗi chế độ kinh tế - xó hội gắn với cỏc phương thức sản xuất (nguyờn thuỷ, chiếm hữu nụ lệ, phong kiến, tư bản và xó hội chủ nghĩa), tộc người cú một trỡnh độ phỏt triển, được gọi bằng cỏc tờn: bộ lạc, bộ tộc chiếm nụ, bộ tộc phong kiến, dõn tộc tư bản chủ nghĩa và dõn tộc xó hội chủ nghĩa. Như vậy, thực chất của “Dõn tộc Tày, dõn tộc Kinh” mà người ta quen gọi chỉ nờn gọi là “Tộc người Tày, tộc người Kinh” hay “Tộc Tày, tộc Kinh”, thậm chớ đơn giản hơn là “người Tày, người Kinh” mới đỳng.
- HS suy nghĩ và rút ra các kết luận cần thiết.
- GV: Khái quát tóm tắt và cho HS thấy được khái niệm dân tộc được hiểu theo 2 nghĩa (theo tài liệu) nhưng trong bài này chỉ chọn theo nghĩa thứ nhất.
- HS: Ghi các nội dung cần thiết vào vở.
- GV: Chuyển nội dung:
Hoạt động 2:
- GV nêu vấn đề và ra câu hỏi thảo luận:
Bình đẳng giữa các dân tộc là gì?
- GV chia lớp thành 4 nhóm để thảo luận nhóm.
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- GV nhận xét và kết luận:
- GV phân tích và trình bày cho HS thấy rõ hơn về vấn đề bình đẳng giữa các dân tộc theo Hiến pháp năm 1946 và 1992.
- GV hỏi:
Để thực hiện tốt sự bình đẳng giữa các dân tộc Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện các chính sách nào?
- HS suy nghĩ và trả lời.
- GV nhận xét và kết luận.
- Gợi mở: Vậy nội dung cơ bản về quyền bình đẳng giữa các dân tộc được quy định như thế nào?
- GV yêu cầu HS kể tóm tắt câu chuyện "Con rồng, cháu tiên".
- HS kể theo yêu cầu của GV.
- GV nhận xét và kết luận:
- GV phân tích và giải thích,
Lấy VD: Sở hữu tài sản chung, sở hữa các công trình phúc lợi xã hội, khám chữa bệnh cho người dân.
- GV phân tích:
- GV cho HS thảo luận:
Nhà nước dạy tiếng dân tộc cho các phát thanh viên ở các đài truyền hình trung ương và địa phương có phải là cách để phát huy bản sắc của mỗi dân tộc không? Ngoài ý nghĩa đó nó còn có ý nghĩa gì nữa?
- GV chia lớp thành 4 nhóm để thảo luận.
- Các nhóm thảo luận.
- Cử đại diện các nhóm lên trình bày.
- GV nhận xét và kết luận.
- GV phân tích và đặt câu hỏi:
Câu hỏi 1:
Một số phần tử xấu, kích động bạo lực nhằm chia rẽ dân tộc ở nước ta có được chấp nhận không? Vì sao?
Câu hỏi 2:
Các phần tử ở nước ngoài luôn nói xấu Nhà nước ta về vấn đề nhân quyền nhằm mục đích gì?
- HS suy nghĩ và trả lời.
- GV nhận xét và hệ thống hoá nội dung bài giảng, cung cấp thêm một số thông tin cơ bản về vấn đề liên quan đến bài học hôm nay.
- GV khái quát, ra bài tập cho HS làm tại lớp.
1. Bình đẳng giữa các dân tộc.
a) Khái niệm dân tộc.
- Dân tộc là một cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, có chung sinh hoạt kinh tế, có ngôn ngữ riêng, có văn hoá riêng và thể hiện thành ý thức tự giác tộc người của dân cư cộng đồng đó.
- Sơ đồ thể hiện khái niệm dân tộc:
(Giáo viên trình bày bằng sơ đồ)
b) Quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
* Khái niệm:
- Bình đẳng giữa các dân tộc là các dân tộc trong một quốc gia không bị phân biệt theo đa số hay thiểu số, trình độ văn hoá cao hay thấp, không phân biệt chủng tộc, màu da đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.
- Bình đẳng giữa các dân tộc là nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác, giao lưu giữa các dân tộc, là điều kiện để khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển trên các lĩnh vực giữa các dân tộc.
* Nội dung cơ bản của quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
- Các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam đều được bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ.
- Thực hiện quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội giữa các dân tộc, trong dó có sự quan tâm đến các dân tộc thiểu số có trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp.
- Tôn trọng lợi ích, truyền thống, văn hoá, ngôn ngữ, tập quán, tín ngưỡng của các dân tộc.
- Nghiêm cấm mọi hành vi kì thị và chia rẽ dân tộc.
4. Củng cố, luyện tập:
- Hệ thống hoá nội dung bài giảng, cho HS làm bài tập trong SGK.
- Tóm tắt các sơ đồ liên quan đến nội dung bài học.
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Nghiên cứu tiếp các nội dung còn lại của bài.
- Trả lời các câu hỏi và làm các bài tập trong SGK.
Phần kiểm tra giáo án của ban giám hiệu, tổ chuyên môn
Giáo án kiểm tra ngày......tháng 12 năm 2007
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Văn Điệp
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)