Bai 5

Chia sẻ bởi Phùng Văn Tâm | Ngày 08/05/2019 | 88

Chia sẻ tài liệu: Bai 5 thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

Giáo viên thực hiện : Nguyễn Thị Kim Hằng
KIỂM TRA BÀI CŨ
Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất:
Câu 1: Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của:
A. vật chất di truyền xảy ra ở cấp độ phân tử hay cấp độ tế bào.
B. NST xảy ra trong quá trình phân chia tế bào.
C. gen liên quan đến một hoặc một số cặp nuclêôtit xảy ra tại một điểm nào đó trên ADN
D. gen liên quan đến một hoặc một số axitamin xảy ra tại một điểm nào đó trên ADN.
Câu 1. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của:
C. gen liên quan đến một hoặc một số cặp nuclêôtit xảy ra tại một điểm nào đó trên ADN

Câu 2. Đột biến gen phát sinh trong nguyên phân gồm có:
A. ñoät bieán giao töû vaø ñoät bieán xoâma.
B. ñoät bieán xoâma vaø ñoät bieán tieàn phoâi.
C. ñoät bieán xoâma vaø ñoät bieán giao töû.
D. ñoät bieán tieàn phoâi vaø ñoät bieán giao töû
Câu 2. Đột biến gen phát sinh trong nguyên phân gồm có:
B. đột biến xôma và đột biến tiền phôi.



Câu 2. Biến đổi trong trình tự các nuclêôtít trên mạch gốc của gen cấu trúc dẫn tới:
A. biến đổi trong trình tự các axitamin trong chuỗi polipeptit tương ứng ? biến đổi trong trình tự các ribônuclêôtit trong mARN.
B. biến đổi trong trình tự các ribônuclêôtit trong rARN ? biến đổi trong trình tự các axitamin trong chuỗi polipeptit tương ứng.
C. biến đổi trong trình tự các ribônuclêôtit trong tARN ? biến đổi trong trình tự các axitamin trong chuỗi polipeptit tương ứng.
D. biến đổi trong trình tự các ribônuclêôtit trong mARN ? biến đổi trong trình tự các axitamin trong chuỗi polipeptit.
Câu 2. Biến đổi trong trình tự các nuclêôtít trên mạch gốc của gen cấu trúc dẫn đến:
D. biến đổi trong trình tự các ribônuclêôtit trong mARN ? biến đổi trong trình tự các axitamin trong chuỗi polipeptit ?biến đổi tính trạng.

Câu 3. Đa số đột biến gen là ....... cho cơ thể sinh vật vì gây rối loạn trong quá trình sinh tổng hợp prôtêin đặt biệt là các prôtêin qui định cấu trúc các enzim.
A. có lợi.
B. có hại
C. trung tính
D. có lợi, có hại, trung tính.
Câu 3. Đa số đột biến gen là có lợi (A) cho cơ thể sinh vật vì gây rối loạn trong quá trình sinh tổng hợp prôtêin đặt biệt là các prôtêin cấu trúc các enzim.
Câu 4: Loại đột biến không làm thay đổi thành phần nuclêôtit của gen là:

đảo vị trí các cặp nuclêôtit.
mất một cặp nuclêôtit.
thêm một cặp nuclêôtit.
thay thế cặp A-T bằng cặp G-X
Câu 4. Loại đột biến không làm thay đổi thành phần nuclêôtit của gen là:
đảo vị trí các cặp nuclêôtit.
Câu 5. Dạng đột biến gen nào gây biến đổi ít nhất trong cấu trúc chuỗi polipeptit tương ứng do gen đó tổng hợp?
A. mất một cặp nuclêôtit.
B. Thêm một cặp nuclêôtit.
C. Thay thế một cặp nuclêôtit
D. Đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit trên hai bộ ba mã hóa
Câu 5. Dạng đột biến gen nào gây biến đổi ít nhất trong cấu trúc chuỗi polipeptit tương ứng do gen đó tổng hợp?
C. Thay thế một cặp nuclêôtit
Đột biến NST là những biến đổi về cấu trúc hoặc số lượng NST
I. Đột biến cấu trúc NST
1. Cơ chế phát sinh:
Các tác nhân gây đột biến làm:
+ NST bị đứt gãy
+Ảnh hưởng đến quá trình tự nhân đôi của NST, trao đổi đoạn giữa các crômatit
BÀI 2
ĐỘT BIẾN NHIỄM SẮC THỂ
Quan sát hình 7 - SGK và đọc SGK, em hãy hoàn thành bảng sau:
2.1. Mất đoạn NST:
a. Cơ chế phát sinh
- NST bị mất một đoạn. Đoạn bị mất có thể nằm ở đầu mút một cánh hoặc ở giữa đầu mút và tâm động.
b. Hậu quả
- Mất đoạn lớn thường gây chết hay giảm sưc sống của sinh vật
* Ví dụ: Ở người mất đoạn NST 21 gây ung thư máu
- Mất đoạn nhỏ được vận dụng để loại bỏ gen không mong muốn(ở bắp, ruồi giấm)
2.2. Lặp đoạn NST
a. Cơ chế phát sinh
- Một đoạn NST được lặp lại một hay nhiều lần do sự tiếp hợp và trao đổi chéo không bình thường giữa các crômatit.
b. Hậu quả
- Làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện tính trạng
*Ví dụ:
Ở ruồi giấm lặp đoạn hai lần trên NST X làm cho mắt lồi thành mắt dẹt
Ở lúa đại mạch lặp đoạn làm tăng hoạt tính của enzim amilaza.
2.3. Đảo đoạn
a. Cơ chế phát sinh
- NST bị đứt một đoạn có chứa hoặc không chứa tâm động, đoạn bị đứt đảo ngược 1800 rồi gắn vào NST cũ.
b. Hậu quả
- Thường ít ảnh hưởng đến sức sống của cơ thể nhưng tạo sự đa dạng cho loài
2.4. Chuyển đoạn NST
a. Cơ chế phát sinh
- Chuyển đoạn trên một NST: Đoạn NST đứt gắn vào một vị trí khác trên NST cũ.
- Chuyển đoạn giữa các NST không tương đồng:
+ Chuyển đoạn tương hỗ: Hai NST không tương đồng trao đổi đoạn bị đứt cho nhau.
+ Chuyển đoạn không tương hỗ: Một đoạn NST bị đứt sau đó gắn vào NST khác không tương đồng với nó.
b. Hậu quả
- Chuyển đoạn lớn thường gây chết hay giảm khả năng sinh sản
- Chuyển đoạn nhỏ thường ít ảnh hưởng đến sức sống được vận dụng để chuyển những nhóm gen mong muốn từ NST của loài này sang loài khác
Câu hỏi củng cố:
Câu 1. Dạng đột biến NST gây hậu quả lớn nhất là:
A. mất đoạn
B. đảo đoạn
C. lặp đoạn
D. chuyển đoạn
Câu 2. Các dạng đột biến chỉ làm thay đổi vị trí gen trên NST là:
A. đảo đoạn và lặp đoạn
B. đảo đoạn và mất đoạn
C. mất đoạn và lặp đoạn
D. đảo đoạn và chuyển đoạn trên một NST
Câu 3. Xét hai NST của một loài có trình tự phân bố các gen như sau:

NST 1: ABCDE ? FGH
NST 2: OPQR ? ST
Đột biến NST đã xảy ra và hình thành nên các NST có cấu trúc như sau:
ABCBCDE?FGH
OR ? ST
ADE ? FGHBC
OPS ? RQT
OPCDE ? FGH và ABQR ? ST
Em hãy xác định các dạng đột biến đã xảy ra?
Các dạng đột biến xảy ra là:

ABCBCDE.FGH ? Lặp đoạn BC một lần.
OR.ST? Mất đoạn PQ.
ADE.FGHBC? Chuyển đoạn trên một NST
OPS.RQT? Đảo đoạn có tâm động:
đoạn QR.S -> S.RQ
e. OPCDE.F GH và ABQR.ST? Chuyển đoạn tương hỗ: Đoạn AB từ NST 1 được chuyển sang NST 2 và ngược lại đoạn OP từ NST từ NST 2 chuyển sang NST 2
Về nhà học bài và xem tiếp phần đột biến số lượng NST.
Số lượng bộ NST mỗi loài có thể thay đổi như thế nào?
Nêu cơ chế biến đổi số lượng NST?
Hẹn gặp lại các em
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phùng Văn Tâm
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)