Bai 5

Chia sẻ bởi Nguyễn Việt Thắng | Ngày 21/10/2018 | 440

Chia sẻ tài liệu: Bai 5 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Bài 5
KINH TẾ HÀNG HÓA
Giảng viên: Lê Giang Vân
Trung tâm BDCT Bảo Thắng – Lao Cai

NỘI DUNG BÀI GIẢNG GỒM 2 PHẦN:
I. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ HÀNG HÓA.
II. ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI, ĐẶC TRƯNG VÀ CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA SẢN XUẤT HÀNG HÓA.

I. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ HÀNG HÓA.
1. Các hình thức kinh tế tiền tư bản chủ nghĩa.
Trước CNTB, lịch sử loài người đã trải qua ba phương thức sản xuất: Công xã nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến. Mỗi phương thức đó đều vận động trong sự tác động qua lại giữa LLSX và QHSX. Khi LLSX phát triển đến một trình độ nhất định, nó trở nên mâu thuẫn không thể điều hòa được với quan hệ sản xuất đang tồn tại, làm cho PTSX cũ tan rã và PTSX mới ra đời.
* Quan hệ sản xuất: Con người ta muốn sống phải có cơm ăn, áo mặc muốn có những của cải vật chất ấy thì phải sản xuất ra, loài người sẽ chết đói nếu như ngừng sản xuất. Nhưng trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất con người không bao giờ tiến hành đơn độc một mình mà họ phải biết kết hợp với nhau và trao đổi hoạt động cho nhau.
Quan hệ sản xuất là mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất: Quan hệ sở hữu về TLSX, quan hệ quản lý và Quan hệ phân phối sản phẩm.
* Còn Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất: đất đai, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, các công cụ lao động...
Các Phương thức sản xuất trước TBCN:
* Phương thức sản xuất công xã nguyên thủy: Đây là phương thức sản đầu tiên và tồn tại lâu nhất trong lịch sử loài người.
- Trong xã hội nguyên thủy, LLSX và năng suất lao động hết sức thấp. Trải qua quá trình lao động hàng vạn năm, người nguyên thủy dần dần cải tiến công cụ sản xuất và chuyên môn hóa lao động. Các công cụ mới lần lượt xuất hiện và ngày càng hoàn thiện, người nguyên thủy chưa có khái niệm tư hữu (đất đai, cây trái, súc vật, mọi tư liệu SX, sinh hoạt đều thuộc sở hữu chung của công xã, phân phối sản phẩm được tiến hành một cách bình quân).
- Sau đó LLSX phát triển, trồng trọt, chăn nuôi thay thế cho săn bắt, hái lượm, năng xuất lao động tăng lên và mâu thuẫn với QHSX CXNT. Phân công lao động xã hội tăng lên, bắt đầu xuất hiện sản phẩm dư và trao đổi. Chế đội tư hữu ra đời thay thế chế độ công hữu bị tan rã. Xã hội phân chia thành giai cấp với các lợi ích kinh tế ra đời.
* Phương thức sản xuất Chiếm hữu nô lệ: Là phương thức sản xuất đầu tiên dựa trên cơ sở chế độ tư hữu về TLSX, lao động cưỡng bức, có sự đối kháng giai cấp giữa chủ nô và nô lệ. Phương thức này có các đặc điểm nổi bật là:
- Về Lực lượng sản xuất:
Công cụ sản xuất và kỹ thuật canh tác lúc đầu thô sơ, NSLĐ thấp, nhưng vẫn cao hơn ở xã hội nguyên thủy. Sự phân công lao động trong nội bộ ngành xuất hiện. Xã hội có các ngành sản xuất chính là trồng trọt, chăn nuôi và thủ công nghiệp. Trao đổi phát triển, thương nhân tách khỏi sản xuất.
- Về Quan hệ sản xuất:
Cả TLSX lẫn người lao động đều thuộc sở hữu tư nhân. Nô lệ bị coi như là “công cụ biết nói.”. Họ chịu sự chi phối hoàn toàn của chủ nô, (cả về thân thể). Chủ nô dùng mọi thủ đoạn nhục hình tàn bạo như roi vọt, cùm xích, đóng dấu... để bóc lột lao động. Chủ nô chiếm đoạt hầu hết các sản phẩm của nô lệ, chỉ cấp cho họ chút ít tư liệu sinh hoạt để khỏi chết đói và có thể tiếp tục lao động.
Tuy chế độ nô lệ đã tạo ra một sự phát triển nhất định trong LLSX, những đồng thời cũng làm nảy sinh những mâu thuẫn sâu sắc giữa: Chủ nô với nô lệ, lao động trí óc và lao động chân tay, giữa thành thị và nông thôn, giữa chủ nô và lao động tự do...Đến một giai đoạn nhất định, chế độ CHNL trở thành nhân tố kìm hãm sự phát triển hơn nữa của LLSX, thể hiện ở chỗ:
- Lao động cưỡng bức của nô lệ, sự chiếm đoạt của chủ nô đối với hầu hết các sản phẩm tạo ra là nguyên nhân khiến người nô lệ thờ ơ với việc cải tiến, hoàn thiện công cụ, thậm chí họ còn phá hoại công cụ lao động.
Đấu tranh của nô lệ và những người bị áp bức chống lại giai cấp chủ nô ngày càng tăng lên.
- Do kinh tế suy xụp, nhiều chủ nô trả lại tự do cho nô lệ, đem ruộng đất chia thành những mảnh nhỏ giao cho nông dân tự canh tác và chịu một số nghĩa vụ nên năng xuất lao động tăng lên...Đó là cơ sở ra đời PTSX phong kiến.
* Chế độ sản xuất phong kiến:
Trong chế độ phong kiến, nông nghiệp là ngành kinh tế giữ vai trò thống trị. Ở thời kỳ đầu của chế độ phong kiến, nông cụ còn thô sơ, sau đó nông cụ bằng sắt trở thành phổ biến, phân bón được sử dụng rộng rãi trong trồng trọt. Nông nghiệp phát triển kéo theo sự phát triển của công nghiệp từ đó thúc đẩy sản xuất và trao đổi. Nhiều trung tâm kinh tế, thành thị dần dần mọc lên, trong đó các thợ thủ công và thương nhân tổ chức ra phường hội và hội buôn. Tuy vậy, nhìn chung các biến đổi kỹ thuật dưới chế độ phong kiến diễn ra chậm chạm, sản xuất dựa chủ yếu vào lao động thủ công của nông dân và thợ thủ công.
QHSX phong kiến có những đặc điểm đặc biệt sau đây:
Ruộng đất thuộc sở hữu của địa chủ phong kiến, trong chế độ phong kiến, nông nghiệp, trước hết là trồng trọt là cơ sở chủ yếu của toàn bộ đời sống xã hội nên ruộng đất là TLSX chủ yếu. Địa chủ phong kiến tập trung phần lớn ruộng đất vào tay mình, còn nông dân thì có rất ít hoặc không có ruộng đất.
Ở thời kỳ đầu, tất cả ruộng đất thuộc địa chủ phong kiến được chia làm hai phần: một do địa chủ trực tiếp quản lý, một phần được giao cho nông nô.
Thời kỳ sau, hầu hết ruộng đất đều được giao cho tá điền sử dụng, họ phải nộp địa tô hiện vật và sau này là tiền cho địa chủ.
Chế độ phong kiến dựa trên cơ sở bóc lột siêu kinh tế, tức là địa chủ phong kiến dùng bạo lực trực tiếp dưới nhiều hình thức đối với nông dân nhằm cột chặt họ vào ruộng đất. Nông dân không được quyền tự do di chuyển lao động và chọn chủ, tuy nhiên, họ không bị lệ thuộc hoàn toàn vào địa chủ như nô lệ.
Bản chất của bóc lột phong kiến là bóc lột lao động thặng dư của nông dân dưới hình thức địa tô. Trong quá trình phát triển của chế độ phong kiến, địa tô tồn tại dưới ba dạng: địa tô lao dịch, địa tô hiện vật và địa tô tiền. Ngoài ra, nông dân còn phải nộp thuế cho Nhà nước.
Mặc dù QHSX phong kiến thúc đẩy LLSX phát triển lên một bước so với chế độ nô lệ, nhưng đối với sự phát triển hơn nữa của LLSX, đặc biệt khi diễn ra các cuộc cách mạng CN thì QHSX Phong kiến không còn thích ứng và trở thành lực cản. Mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX phong kiến ngày càng trở nên sâu sắc, là nguyên nhân làm cho nền kinh tế phong kiến bị đình đốn, khủng hoảng, mâu thuẫn đó trở nên gay gắt làm cho XH PK mất ổn định. Do đó , QHSX phong kiến phải nhường chỗ cho quan hệ SX tiên tiến hơn, đó là QHSX TBCN , mà cơ sở là SXHH giản đơn ra đời từ chính trong lòng chế độ phong kiến.
2. Quỏ trỡnh chuy?n t? kinh t? t? nhiờn lờn kinh t? h�ng húa gi?n don
Mặc dù có những đặc điểm riêng, nhưng tất cả các PTSX tiền TBCN đề có đặc điểm chung đó là nền KT tự nhiên, sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp.
- Trong các nền KT tự nhiên, ruộng đất là TLSX chủ yếu, nông nghiệp là ngành SX cơ bản, công cụ, kỹ thuật canh tác lạc hậu, lao động chân tay là chủ yếu, chỉ có một số trang trại địa chủ hoặc phường hội mới có hiệp tác lao động giản đơn.
- Trong nền KT dưới chế độ phong kiến, phân công lao động kém phát triển, cơ cấu ngành đơn điệu, mới có một số nghề thủ công tách khỏi nông nghiệp (trồng lanh, nuôi tằm, dệt vải...), sản xuất chủ yếu hướng vào giá trị sử dụng, mang tính chất tự cung, tự cấp

Bước đi tất yếu của sản xuất tự cung, tự cấp là tiến lên sản xuất hàng hóa giản đơn. điều kiện cho quá trình chuyển hoá này là sự phát triển của phân công xã hội. Phân công xã hội là cơ sở của kinh tế hàng hoá. Xu hướng phát triển của phân công xã hội là biến việc sản xuất không những từng sản phẩm riêng biệt, mà việc sản xuất từng bộ phận của sản phẩm, từng thao tác trong chế biến sản phẩm thành những ngành công nghiệp riêng biệt. Công nghiệp chế biến tách khỏi công nghiệp khai thác và mỗi ngành công nghiệp đó lại chia thành nhiều loại và phân loại nhỏ. Chúng sản xuất ra dưới hình thức hàng hoá - những sản phẩm riêng biệt và đem trao đổi với những sản phẩm của các ngành sản xuất khác. Chính sự phát triển ngày càng sâu rộng đó của phân công xã hội là nhân tố chủ yếu dẫn đến hình thành thị trường trong nước. Hình thành nên những khu vực nhà nước chuyên môn hoá và dẫn đến sự trao đổi không những giữa sản phẩm với sản phẩm công nghệ, mà cả giữa các sản phẩm nhà nước với nhau.
Sự phát triển của công nghiệp và nông nghiệp, sự hình thành trung tâm công nghiệp, sức hút của chúng đối với dân cư ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống nông thôn, thúc đẩy nông nghiệp hàng hoá phát triển.
Những người sản xuất ở những vùng khác nhau có những điều kiện tự nhiên khác nhau, có khả năng và ưu thế trong sản xuất những sản phẩm khác nhau có hiệu quả hơn. ngay trong một vùng, một địa phương, những người sản xuất cũng có những khả năng, điều kiện và kinh nghiệm sản xuất khác nhau. Mỗi người sản xuất chỉ tập trung sản xuất sản phẩm nào mà mình có ưu thế, đem sản phẩm của mình trao đổi (mua và bán) lấy những sản phẩm cần thiết cho sản xuất và đời sống của mình. Họ trở thành những người sản xuất hàng hoá. Trao đổi, mua bán, thị trường, tiền tệ ra đời và phát triển .
Sản xuất hàng hoá ra đời, lúc đầu dưới hình thức sản xuất hàng hoá nhỏ, giản đơn, nhưng là một bước tiến lớn trong lịch sử phát triển của nhân loại.
3. Quá trình chuyển từ nền kinh tế hàng hóa giản đơn lên kinh tế hàng hóa TBCN.
Nền SX TBCN ra đời từ nền kinh tế hàng hóa giản đơn, nhưng có những đặc điểm cơ bản khác. Ở đây, người trực tiếp sản xuất là những công nhân làm thuê, không phải là người sở hữu những TLSX, còn TLSX thuộc về nhà tư bản, và sản phẩm lao động do công nhân làm thuê sản xuất ra thuộc bề những người chủ sản xuất (nhà TB).
Sản xuất TBCN ra đời khi có hai điều kiện sau đây:
Thứ nhất: Phải có sự tập trung một số tiền lớn vào trong tay một số ít người đủ để lập ra các xí nghiệp.
Thứ hai: Các ông chủ xí nghiệp phải tìm ra những người lao động làm thuê.
Là những người tự do sở hữu SLĐ của mình.
Họ không có TLSX để sản xuất.
Hai điều kiện ra đời của PTSX TBCN đó đã xuất hiện do sự phát triển của sản xuất hàng hóa giản đơn dưới tác động của quy luật giá trị.
Trong nền sản xuất hàng hóa giản đơn, tác động của quy luật giá trị dẫn tới sự phát triển tự phát của LLSX, có thể nói, sản xuất hàng hóa giản đơn là mầm mống đầu tiên của sản xuất hàng hóa TBCN. Nhưng nếu chỉ dưới tác động của QL giá trị thì cần phải có một thời gian lâu dài mới có thể tạo ra những điều kiện cho sự ra đời của CNTB.
Trong thực tế, lịch sử ra đời của PTSX TBCN đã được đẩy nhanh nhờ quá trình tích lũy ban đầu của TB. Đây là quá trình lịch sử bằng bạo lực tách rời hàng loạt người sản xuất nhỏ khỏi TLSX và tập trung những TLSX đó vào tay các nhà TB. Quá trình này diễn ra tại các nước Tây Âu, từ cuối TK XV đến XVIII. Tích lũy ban đầu của TB là khởi điểm của sự thiết lập PTSX TBCN.
quá trình lịch sử tạo ra nguồn vốn lúc đầu bằng cách dùng bạo lực để tạo ra những điều kiện ra đời của chủ nghĩa tư bản: tách những người sản xuất trực tiếp ra khỏi tư liệu sản xuất, biến họ thành công nhân làm thuê, tập trung tư liệu sản xuất và của cải bằng tiền vào trong tay một số ít người để biến chúng thành tư bản. Xét về mặt lịch sử thì TLBĐCCNTB là sự tích luỹ có trước tích luỹ tư bản chủ nghĩa và dùng làm điểm xuất phát cho nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Giai cấp tư sản mới ra đời và chính quyền của chúng đã sử dụng những biện pháp sau để thực hiện tích luỹ ban đầu: dùng bạo lực tước đoạt ruộng đất của dân cư ở nông thôn, dùng pháp chế đẫm máu chống lại những người bị tước đoạt và hạ thấp tiền công, mậu dịch bất bình đẳng, cướp bóc thuộc địa, bắt người da đen bán làm nô lệ, vv. Cơ sở chung của toàn bộ quá trình tích luỹ ban đầu là sự tước đoạt ruộng đất của nông dân. Quá trình này bắt đầu và diễn ra dưới hình thức cổ điển ở Anh, từ cuối thế kỉ 15 đến cuối thế kỉ 18.

Một số những phát kiến địa lý:
1487, Diaxxo đi đến mũi Hảo Vọng (cực Nam Châu Phi)
1492, Colombo tìm ra Châu Mỹ
1497, Đờ Gama đến Calicut (Tây ấn độ)
1519-1522, Magienlăng đi vòng quanh trái đất bằng đường biển

Đây là nguồn gốc chính xuất hiện mầm mống TBCN, sau các cuộc phát kiến địa lý, , quý tộc và thương nhân Châu Âu đã tích lũy được nhiều vốn, họ kinh doanh theo hướng trở thành tư sản hoặc qúy tộc Tư sản hàng hóa, họ xua đuổi nông nô ra khỏi ruộng vườn, biến nông nô thành vô sản. Đặc biệt, những phát kiến địa lý đã tìm ra những con đường mới, thuộc địa mới, dân tộc mới, mở đầu cho quá trình xâm lược, tìm thuộc địa, tìm kiếm các mỏ vàng, buôn bán nô lệ da đen.
Tích lũy ban đầu của CNTB Anh “thấm đầy máu và nước mắt của nhân dân lao động”
Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất nhưng quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất cho nên lực lượng sản xuất vẫn là yếu tố quyết định. Như vậy qua lịch sử ba phương thức sản xuất trước chủ nghĩa tư bản, quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất từ đó có thể vận dụng vào điều kiện hiện nay của nước ta.
II. ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI, ĐẶC TRƯNG VÀ CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA KINH TẾ HÀNG HÓA:
Điều kiện ra đời và đặc trưng của sản xuất hàng hóa.
Lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội đã và đang trải qua hai kiểu tổ chức kinh tế, đó là sản xuất tự cấp tự túc và sản xuất hàng hoá.
- Sản xuất tự cấp tự túc là kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm do lao động tạo ra là nhằm để thoả mãn trực tiếp nhu cầu của người sản xuất. (CSNT, CHNL, PK)
- Sản xuất hàng hoá là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để trao đổi hoặc mua bán trên thị trường.(CNTB, CNXH)
Như vậy, không phải ngay từ đầu sản xuất hàng hóa đã xuất hiện, sản xuất hàng hoá ra đời là bước ngoặt căn bản trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, xoá bỏ nền kinh tế tự nhiên, phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế của xã hội.
Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa:
Thứ nhất, có phân công lao động xã hội.
Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động của xã hội thành các ngành, nghề khác nhau. Phân công lao động xã hội tạo ra sự chuyên môn hoá lao động, dẫn đến chuyên môn hoá sản xuất, theo đó mỗi người sản xuất sẽ làm một công việc cụ thể, tạo ra một hoặc một vài loại sản phẩm nhất định. Nhưng cuộc sống của mỗi người cần đến rất nhiều loại sản phẩm khác nhau. Để thoả mãn nhu cầu, đòi hỏi họ phải có mối liên hệ đổi sản phẩm cho nhau. Như vậy, phân công lao động xã hội là cơ sở, là tiền đề của sản xuất hàng hoá.
Thứ hai, sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất.
Sự tách biệt này do các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, mà khởi thuỷ là chế độ tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất.
Chính quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất đã làm cho những người sản xuất độc lập với nhau, nhưng họ cùng nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội nên phụ thuộc lẫn nhau về sản xuất và tiêu dùng. Trong điều kiện ấy, người này muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác phải thông qua sự mua - bán hàng hoá, tức là phải trao đổi sản phẩm dưới những hình thái hàng hoá.
Sản xuất hàng hoá chỉ ra đời khi có đồng thời hai điều kiện nói trên. Nếu thiếu một trong hai điều kiện ấy không có sản xuất hàng hoá và sản phẩm lao động không mang hình thái hàng hoá.
b. Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa so với sản xuất tự cấp, tự túc:
So với sản xuất tự cung tự cấp thì sản xuất hàng hoá có những ưu thế hơn hẳn, SX HH đã phá hủy thành trì phong kiến ngàn năm, giải phóng lực lượng SX, LLLĐ và con người khỏi sự kìm kẹp của lãnh chúa PK, đặc biệt là ở Châu Á với PTSX trì trệ. Những ưu thế của SX HH biểu hiện thành những đặc trưng cơ bản:
Sản xuất tự cấp,
tự túc là nền sản xuất
khép kín, hướng vào
thỏa mãn nhu cầu chật
hẹp, thấp kém. Sự
hạn chế của nhu cầu
đã hạn chế sản xuất
phát triển
SX HH là để bán,
nhu cầu lớn và không
ngừng tăng lên là một
động lực mạnh mẽ
cho sự phát triển của
sản xuất HH, người tiêu
dùng được tự do lựa
chọn hàng hóa phù hợp
nhu cầu, khả năng
thanh toán và thị hiếu
của mình
Sản xuất tự cấp,
tự túc, khép kín đã
cản trở sự phát triển
của phân công lao
động xã hội,
SX HH ra đời trên cơ sở
của phân công LĐ xã hội
và lại thúc đẩy sự phát
triển của phân công LĐ
Phát triển chuyên môn
hóa, tạo điều kiện phát
huy lợi thế so sánh của
mỗi vùng, mỗi đơn vị
sản xuất, tạo ĐK cải tạo
công cụ, nâng cao trình
độ kỹ thuật, mở rộng
phạm vi SX, thúc đẩy
SX phát triển

Sản xuất tự cấp,
tự túc, trong môi trường
không có cạnh tranh,
quy mô nhỏ, nhu cầu
thấp, chủ yếu dựa vào
nguồn lực tự nhiên,
nên không có động lực
mạnh cho việc đổi mới
cải tiến kỹ thuật để phát
triển sản xuất và sử dụng
ác nguồn lực tự nhiên.

Trái lại, SX HH trong môi
trường cạnh tranh gay
gắt, trong điều kiện quy
mô sản xuất lớn, các
nguồn lực tự nhiên ngày
àng khan hiếm buộc người
SX phải không ngừng cải
tiến,đổi mới kỹ thuật, công
nghệ, nâng cao năng xuất
chất lượng, hiệu quả SX,
sử dụng tiết kiệm các yếu
tố SX. Đây là động lực
mạnh mẽ cho sự phát
triển SX xã hội
Sản xuất tự cấp,
tự túc, do sự phát triển
thấp của sản phẩm, SP
Ít, nhu cầu thấp, do sự
khép kín và biệt lập của
người SX, mỗi vùng mà
đời sống vật chất, văn
hóa, tinh thần của mỗi
người, xã hội thấp kém,
nghèo nàn.
Trong SX HH, với sự phát triển
của sản xuất với vai trò động lực
của nhu cầu, với sự giao lưu KT –
VH giữa các vùng, các nước mà
đời sống vật chất và tinh thần
đều được nâng cao, phong phú
và đa dạng, tạo điều kiện cho
sự phát triển tự do và độc lập
của cá nhân. Tính chất mở là
đặc trung của các quan hệ hàng
hóa, tiền tệ, mở trong quan hệ
giữa các địa phương, DN,
các vùng và nước ngoài.
Tóm lại:
Sản xuất hàng hoá ra đời là bước ngoặt căn bản trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, xoá bỏ nền kinh tế tự nhiên, phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế của xã hội.
2. Các quy luật kinh tế cơ bản của SX HH
Quy luật giá trị:
Sản xuất hàng hoá chịu sự tác động của các quy luật kinh tế chung, như quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; quy luật tiết kiệm thời gian lao động; quy luật tăng năng suất lao động... Nhưng vai trò cơ sở cho sự chi phối nền sản xuất hàng hoá thuộc về quy luật giá trị.
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và trao đổi hàng hoá. Ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó có sự hoạt động của quy luật giá trị.
C.Mác – người tìm ra quy luật giá trị
* Nội dung của quy luật giá trị: Quy luật giá trị đòi hỏi sản xuất và trao đổi hàng hóa được thực hiện theo hao phí LĐ xã hội cần thiết
Trong nền kinh tế hàng hoá, mỗi người sản xuất hàng hóa có hao phí lao động cá biệt riêng. Nhưng giá trị của hàng hoá được quyết định bởi hao phí lao động xã hội cần thiết. Vì vậy, muốn bán được hàng hoá, bù đắp được chi phí và có lãi, người sản xuất phải làm sao cho hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức chi phí mà xã hội chấp nhận được. Trao đổi hàng hoá dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết, theo nguyên tắc ngang giá.
- Sự vận động của quy luật giá trị thông qua sự vận động của giá cả hàng hoá. Vì giá trị là cơ sở của giá cả, còn giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị, nên trước hết giá cả phụ thuộc vào giá trị. Hàng hoá nào nhiều giá trị thì giá cả của nó sẽ cao và ngược lại.
- Sự vận động giá cả thị trường của hàng hoá xoay quanh trục giá trị của nó. Đó chính là cơ chế hoạt động của quy luật giá trị.
* Tác động của quy luật giá trị
Trong sản xuất hàng hoá, quy luật giá trị có ba tác động chủ yếu sau:
Thứ nhất, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.
- Quy luật giá trị điều tiết sản xuất, điều hoà, phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế. Tác động này của quy luật giá trị thông qua sự biến động của giá cả hàng hoá trên thị trường bởi quy luật cung cầu. Nếu ở ngành, địa phương nào đó cung nhỏ hơn cầu, giá cả hàng hoá sẽ lên cao hơn giá trị, hàng hoá bán chạy, lãi cao, người sản xuất sẽ đổ xô vào ngành, địa phương ấy. Do đó, tư liệu sản xuất và sức lao động được chuyển dịch vào ngành ấy tăng lên. Ngược lại, khi cung ở ngành, địa phương nào đó vượt quá cầu, giá cả hàng hoá giảm xuống, hàng hoá bán không chạy và có thể lỗ vốn. Tình hình ấy buộc người sản xuất thu hẹp quy mô sản xuất hoặc chuyển sang đầu tư vào ngành, địa phương có giá cả hàng hoá đang lên cao.
- Thông qua giá cả trên thị trường, quy luật giá trị điều tiết lưu thông hàng hóa, biểu hiện bằng thu hút luồng hàng từ nơi giá cả thấp đến nơi giá cả cao, làm cho lưu thông hàng hoá thông suốt.
Thứ hai, kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển.
Trong nền kinh tế hàng hoá, mỗi người sản xuất hàng hoá là một chủ thể kinh tế độc lập, tự quyết định hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nhưng do điều kiện sản xuất khác nhau nên hao phí lao động cá biệt của mỗi người khác nhau. Người sản xuất nào có hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động xã hội cần thiết sẽ có lợi thế và thu được lãi cao. Người sản xuất nào có hao phí lao động cá biệt lớn hơn hao phí lao động xã hội cần thiết sẽ ở thế bất lợi, lỗ vốn. Để giành lợi thế trong cạnh tranh, họ phải luôn tìm cách cải tiến kỹ thuật, cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm chặt chẽ, tăng năng suất lao động... Sự cạnh tranh quyết liệt càng thúc đẩy quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn và mang tính xã hội. Kết quả là lực lượng sản xuất xã hội được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ.
Thứ ba, phân hoá người sản xuất hàng hoá thành người giàu, người nghèo.
Quá trình cạnh tranh tất yếu dẫn đến kết quả là: những người có điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ, kiến thức cao, trang bị kỹ thuật tốt, có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết, sẽ phát tài, giàu lên nhanh chóng. Ngược lại, người có hao phí lao động cá biệt cao hơn lao động xã hội cần thiết sẽ thua thiệt, lỗ vốn. Xã hội bị phân hóa thành người giàu và người nghèo.
* Ý nghĩa của việc phân tích trên:
+ Xem quy luật giá trị hoạt động trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay là một yếu tố khách quan
+ Trong quá trình sản xuất cũng như trao đổi hàng hoá phải căn cứ vào thời gian lao động xã hội cần thiết
+ Bản thân quy luật giá trị cũng có tính hai mặt (Tích cực và hạn chế). Đòi hỏi phải nắm bắt và vận dụng tốt vào điều kiện sản xuất hàng hoá ở nước ta hiện nay.
b. Quy luật cạnh tranh:
- Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh về kinh tế giữa những người sản xuất với nhau, giữa người sản xuất với người tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.
- Mục tiêu của cạnh tranh là giành lợi ích, lợi nhuận lớn nhất, bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của chủ thể tham gia cạnh tranh.
- Cạnh tranh bao gồm: việc cạnh trạnh chiếm các nguồn nguyên liệu, cạnh tranh giành các nguồn lực sản xuất, cạnh tranh KH & CN, giành thị trường tiêu thụ, giành nơi đầu tư, các hợp đồng, các đơn đặt hàng, cạnh tranh bàng giá cả và phi giá cả, bàng chất lượng HH, dịch vụ, bàng những dịch vụ lắp đặt, bảo hành, sửa chữa, bàng phương thức thanh toán, bàng các thủ đoạn kinh tế và phi kinh tế...

Người mua
Người bán
Các loại cạnh tranh:
Người bán
Người bán
Người mua
Người mua
Ngành
(điện tử, sắt, thép)
Ngành
(điện tử, sắt, thép)
Các loại cạnh tranh:
Trong nước
(may mặc, giầy dép)
Trong nước
(may mặc, giầy dép
Trong nước
(hải sản, tôm, cá)
Quốc tế
(hải sản, tôm, cá)
* Tác dụng của cạnh tranh:
Cạnh tranh có vai trò tích cực trong sản xuất hàng hóa, nó buộc người sản xuất vừa phải thường xuyên động não, tích cực, nhạy bén năng động, tìm mọi biện pháp cải tiến kỹ thuật, ững dụng KH – CN mới, phương thức tổ chức quản lý có hiệu quả, thực hiện tiết kiệm chặt chẽ, đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động. Mà còn cải tiến chất lượng, mẫu mã hàng hóa, làm cho SX gắn với tiêu dùng, phục vụ nhu cầu xã hội tốt hơn.
Thực tế cho thấy, ơ đâu thiếu cạnh tranh hoặc có biểu hiện độc quyền thì ở đó thường bảo thủ, trì trệ, kém phát triển.
Tóm lại: Quy luật cạnh tranh có tác dụng đào thải cái lạc hậu, lựa chọn cái tiến bộ để thúc đẩy SX HH phát triển.
* Bên cạnh mặt tích cực, cạnh tranh cũng đồng thời để lại nhiều hậu quả tiêu cực: Đó là sự phân hóa người SX HH, làm phá sản những người sản xuất gặp khó khăn do trình độ công nghệ thấp, ít vốn, gặp rủi ro, tai nạn hoặc rơi vào hoàn cảnh, điều kiện không thuận lợi.
c. Quy luật cung – cầu
Mối quan hệ khách quan giữa C – C diễn ra trên thị trường được gọi là quy luật cung – cầu hàng hóa.
Cầu là nhu cầu của xã hội về hàng hóa và được bảo đảm bằng khối lượng tiền nhất định. Nói cách khác, cầu là nhu cầu có khả năng thanh toán. Cầu bao gồm: Cầu đầu tư và cầu tiêu dùng.
Lượng cầu phụ thuộc và các nhân tố như: nhu cầu, thị hiếu, thu nhập, sức mua của tiền tệ, giá cả hàng hóa, lãi xuất...Trong đó, giá cả HH là nhân tố tác động trực tiếp và tỷ lệ nghịch với lượng cầu. Giá cả HH cao thì nhu cầu HH thấp và ngược lại.
- Cung là tổng số HH mà nhà SX có thể cung cấp cho thị trường ở một mức giá xác định. Như vậy, cung do sản xuất quyết định, nhưng không thể đồng nhất cung với SX. Những SP được SX ra để tự tiêu dùng hoặc không đảm bảo chất lượng, không được xã hội thừa nhận thì không được xem là cung.
Lượng cung phụ thuộc vào khả năng sản xuất, vào số lượng và chất lượng các nguồn lực, các yếu tố sản xuất được sử dụng, NXLĐ và chi phí sản xuất. Giá cả trên thị trường là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lượng cung về HH, Cung tỷ lệ thuận với giá, giá cả cao thì lượng cung tăng và ngược lại.
- Quan hệ giữa cung và cầu là quan hệ giữa người bán – người mua, người SX – người tiêu dùng. Không phải chỉ giá cả mới ảnh hưởng đến cung – cầu, mà quan hệ cung - cầu ảnh hưởng tới việc xác định giá cả thị trường

Khi cung lớn hơn cầu, người bán phải giảm giá, giá có thể thấp hơn giá trị HH lỗ, giảm quy mô SX.
Khi cung nhỏ hơn cầu, người bán có thể tăng giá, giá cả có thể cao hơn giá trị HH lãi, tăng quy mô, mở rộng SX
Khi cung bằng cầu, người bán sẽ bán HH theo đúng giá trị, giá cả bằng giá trị hòa vốn.

Như vậy, quan hệ cung – cầu là mối quan hệ biện chứng, cung xác định cầu và ngược lại. Cầu xác định khối lượng, cơ cấu của cung về hàng hóa, chỉ có những hàng hóa nào phù hợp với thị hiếu, nhu cầu cảu người tiêu dung thì mới được tái sản xuất, hàng hóa nào bán nhanh, nhiều, nghĩa là có nhu cầu lớn thì mới được tái SX nhiều và ngược lại.
Đến lượt cung cũng tác động đến cầu, kích thích cầu những sản phẩm hàng hóa được SX phù hợp nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng dẽ được ưa thích, bán chạy hơn, làm cho nhu cầu hàng hóa tăng lên.
Vì vậy, người sản xuất hàng hóa thường xuyên phải nghiên cứu nhu cầu, sở thích người tiêu dùng, dự đoán sự thay đổi của nhu cầu, phát hiện các nhu cầu mới để cải tiến chất lượng, mẫu mã, hình thức cho phù hợp. Đồng thời, phải quảng cáo để kích thích nhu cầu, đặc biệt quan trọng là giá cả phải chăng. Do đó, phấn đáu hạ giá thành sản phẩm là nhân tố quan trọng để tiêu thu được nhiều hàng hóa, giành ưu thế trong cạnh tranh.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Việt Thắng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)