Bài 49. Bảo vệ sự đa dạng của thực vật

Chia sẻ bởi Hoàng Thị Quỳnh | Ngày 23/10/2018 | 22

Chia sẻ tài liệu: Bài 49. Bảo vệ sự đa dạng của thực vật thuộc Sinh học 6

Nội dung tài liệu:

Sâu hại rau
LÊ THỊ NGỌC THI
TRẦN THỊ NGUYỆT MY
NHÓM 3:
BẢO VỆ THỰC VẬT
1. Sâu tơ.
2. Rệp hại rau.
3. Bọ nhảy sọc cong vỏ lạc.
4. Sâu đục quả đậu rau.
5. Sâu khoang.
1. Sâu tơ (plutelld xylostella linaeus)

- Họ Ngài rau (Plutellidae)
Bộ Cánh vảy (Lepidoptera)
Chúng có tên gọi khác nhau tùy vùng: sâu đu, sâu dù, sâu kén mỏng…
Sâu tơ là loại sâu hại có ở nhiều vùng trồng rau khác nhau. Nó gây thiệt hại lớn về kinh tế.
1.1 Đặc điểm hình thái:
- Trưởng thành: bướm sâu tơ nhỏ, thân dài khoảng 6-7mm, sải cánh rộng 12-15mm màu nâu xám.
- Trứng: hình bầu dục màu vàng xanh nhạt, dài khoảng 4-5mm.
- Sâu non: màu xanh nhạt, đẫy sức dài 9-10mm, mỗi đốt đều có lông nhỏ. Trên mảnh cứng của lưng ngực trước có những chấm xếp thành chữ U
- Nhộng: màu vàng nhạt, dài 5-6mm,mắt rất rõ. Nhộng được bọc trong kén mỏng màu trắng xốp
Sâu non
Trưởng thành
Nhộng
Trứng
1.2 đặc điểm sinh vật học, quy luật phát sinh gây hại
- Bướm sâu tơ hoạt động chủ yếu vào ban đêm. Ngài hoạt động mạnh nhất từ chập tối đến nữa đêm. Mỗi ngài cái đẻ trung bình 10-400 quả trứng.
- Trứng được đẻ phân tán hay thành cụm từ 10-50 quả dưới mặt lá, hai bên gân lá hay chỗ lõm dưới lá.
- Sâu non thích ăn lá non, lá bánh tẻ.
- Sâu phát sinh mạnh, tốc độ gây hại cao.
- Sâu non có thể chịu đựng được sự dao động của nhiệt độ từ 10-400C.
Đặc biệt sâu tơ là 1 trong những loài sâu có khả năng kháng thuốc cao.
1.3 Biện pháp phòng trừ
Biện pháp sinh học.
Biện pháp hóa học.
Biện pháp canh tác.
Thiên địch: ong D.semiclausum
- Sống ký sinh trên sâu non của sâu tơ rồi
hủy hoại nó.
1. Sâu tơ.
2. Rệp hại rau.
3. Bọ nhảy sọc cong vỏ lạc.
4. Sâu đục quả đậu rau.
5. Sâu khoang.
2. Rệp hại rau:
Có nhiều loại rệp muội hại rau, trong đó có 3 loài chính là rệp Brevicoryne, rệp myzus persicae và rệp rhopalosiphum pseudobrassicae thuộc họ rệp muội.
- Rệp muội có đời sống đa dạng phong phú.
- Gây hại chủ yếu trên họ Hoa thập tự.
2.1 Đặc điểm hình thái
Mỗi loài rệp có màu sắc khác nhau: hồng đào, xanh xám…
- Rệp trưởng thành có kích thước từ 1,4 – 2,2mm
Chia làm 2 loại:
+ có cánh
+ không có cánh
2.2 Đặc điểm sinh vật và quy luật phát sinh gây hại
- Rệp có khả năng thích nghi cao:
+ rệp không cánh sẽ chuyển sang rệp có cánh.
+ có thể chuyển từ đẻ con sang đẻ trứng.
- Rệp trưởng thành và rệp con đều rất phàm ăn
- Vòng đời của rệp phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường
vd: ở 90C vòng đời của rệp là 17,5 ngày.
ở 280C thì vòng đời của rệp là 5 ngày
2.3 Biện pháp phòng trừ:
- Trồng rau với mật độ thích hợp.
- Trước khi trồng phải làm vệ sinh, dọn sạch cỏ dại nhất là các cây dại các cây còn sót lại của vụ trước.
- Tưới nước đủ và đúng lúc với từng loại rau.

-Khi thật cần thiết mới phun thuốc Trebon, Actara…
1. Sâu tơ.
2. Rệp hại rau.
3. Bọ nhảy sọc cong vỏ lạc.
4. Sâu đục quả đậu rau.
5. Sâu khoang.
3. Bọ nhảy sọc cong vỏ lạc
( phyllotrera vittala farb)
Họ: Ánh kim (Chrysomelidae)
Bộ: Cánh cứng (Coleoptera)

3.1 Phân bố và cây chủ:
- Phân bố ở nước ta và nhiều nước trên thế giới.
- Gây hại chủ yếu trên họ Hoa thập tự.
3.2 Triệu chứng và mức độ gây hại:
- Triệu chứng: ăn lá tạo ra những lỗ nhỏ li ti, làm lá rau xơ xác, sâu non ăn rễ và củ gây thối, gốc thối củ.
- Mức độ: khi sâu phát sinh nhiều có thể gây tác hại nghiêm trọng nhất là khi rau còn nhỏ.
3.3 Hình thái
- Trưởng thành: có kích thước từ 1-2,4mm hình bầu dục, toàn thân màu đen bóng. Trên cánh trước có 8 hàng chấm lõm dọc cánh và 2 vân sọc hình củ lạc màu trắng.
- Trứng: hình bầu dục dài 3mm màu vàng sữa.
- Sâu non: đẫy sức dài 4mm hình ống tròn, màu vàng nhạt, đốt sau cùng có 2 gai lồi
Sâu non, nhộng
Bọ trưởng thành
Trứng
3.4 Tập quán sinh sống và quy luật phát sinh gây hại
- Bọ trưởng thành nhảy xa, bay khoẻ thường phá hoại vào sáng sớm và chiều mát.
- Bọ trưởng thành có xu tính đối với ánh sáng đèn cực tím nhưng ít mẫn cảm với ánh sáng đèn thường.
- Sâu non ăn rễ cây làm cho cây bị còi có khi bị héo hoặc bị thối.
- Quy luật phát sinh gây hại của sâu có liên quan đến 1 số yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, độ ẩm

3.5 Biện pháp phòng trừ
Có thể dùng nhiều loại thuốc khác nhau trong đó nhóm thuốc lân hữu cơ có hiệu lực tốt.
Làm tốt công tác vệ sinh đồng ruộng
1. Sâu tơ.
2. Rệp hại rau.
3. Bọ nhảy sọc cong vỏ lạc.
4. Sâu đục quả đậu rau.
5. Sâu khoang.
4. Sâu đục quả đậu rau (Maruca testulalis)
Họ: ngài sáng (Pyralidae)
Bộ: Cánh vảy (Lepidoptera)
Ở Việt Nam: xuất hiện quanh năm và gây hại chủ yếu các cây họ đậu như đạu đũa, đậu xanh đậu đen…
Thiệt hại do sâu đục quả gây ra khoảng 10 – 15% có khi lên đến 40% năng suất cây trồng
4.1 Đặc điểm hình thái

Trưởng thành: bướm có thân màu vàng xám, dài 10-13mm, cánh trước hẹp dài sải cánh rộng 25-26mm. Giữa cánh có những khoang trong suốt không phủ vảy. Cánh sau phần lớn không phủ vảy gần như trong suốt.
Trứng: hình bầu dục, trắng ngà.
Sâu non: toàn thân trắng ngà, lưng và bụng có nhiều đốm nâu mờ xếp thẳng hàng, các đốt giữa hơi phình rộng hơn 2 đầu. Đẫy sức dài khoảng 17mm.
Nhộng: mới hóa nhộng có màu xanh, sau chuyển màu nâu vàng, phía đầu nhộng hơi lớn thon dần về phía sau. Nhộng được bao trong kén mỏng.
Sâu non
Trưởng thành
4.2 Đặc điểm sinh vật và quy luật gây hại
Bướm thường đậu dưới các lá cây hay bụi cỏ. Khi có động thì bay nhanh thành từng đoạn ngắn rồi đậu xuống mặt lá.
Bướm thường đẻ trứng rãi rác 1-3 quả trên hoa, quả, lá đậu.
Sau 1- 3 ngày trứng nở thành sâu non.
Khi đẫy sức, sâu chui ra khỏi quả hóa nhộng.
- Sâu đục quả có thể phát sinh gây hại quanh năm.
- Sâu làm giảm năng suất và giảm chất lượng thẫm mĩ của quả

4.3 biện pháp phòng trừ
Luân canh, chọn thời vụ thích hợp.
Vệ sinh đồng ruộng.
Thu hoach đúng lúc.
Nếu dùng thuốc hóa học thì chỉ phun khi sâu chưa đục vào quả và dùng các loại thuốc có tính phân hủy nhanh.
1. Sâu tơ.
2. Rệp hại rau.
3. Bọ nhảy sọc cong vỏ lạc.
4. Sâu đục quả đậu rau.
5. Sâu khoang.
5. Sâu khoang (Spodoptera litura)
Họ: Ngài đêm (Noctuidae)
Bộ: cánh vảy (Lepidoptera)
- Sâu khoang là loại sâu ăn tạp, phá hoại nhiều loại cây trồng khác nhau.
- Phân bố rộng ở nhiều nước trên thế giới.
5.1 Đặc điểm hình thái
- Trưởng thành: bướm ngài có thân dài khoảng 16-21mm màu nâu vàng, cánh trước xòe rộng khoảng 37-42mm màu nâu vàng trên cánh có nhiều đường vân màu trắng vàng.
Trứng: hình bán cầu, đường kính khoảng 0,4-0,5mm. Trên bề mặt có nhiều khía dọc và ngang tạo thành các ô nhỏ. Lúc mới đẻ trứng có màu trắng vàng, sau đậm dần, lúc sắp nở có màu vàng tro.
Sâu non: hình ống, mới nở có màu xanh sáng dài gấn 1mm, đầu to, càng lớn màu đậm dần chuyển sang màu xám tro đến nâu đen. Dọc theo thân có vạch lưng màu vàng sáng. Ở đốt bụng thứ nhất có 2 vết đen to.
Nhộng: dài 18-20mm hình ống, màu nâu đỏ bóng, ở cuối bụng có 1 đôi gai ngắn.
Sâu non
Nhộng
Trứng
Ngài cái
Sâu non
Nhộng
5.2 đặc điểm sinh vật và quy luật gây hại
Hoạt động mạnh từ tối đến nữa đêm, có xu tính thích các chất có vị chua ngọt và ánh sáng đèn.
Sâu non vừa mới nở gặm vỏ trứng ăn và sống tâp trung. Ban ngày sâu thường ẩn náo, ban đêm chui ra phá hại mạnh.
5.3 Biện pháp phòng trừ
Vệ sinh đồng ruộng sau thu hoạch.
Trước khi gieo trồng phải làm kĩ đất, rãi thuốc trừ sâu vào đất hoặc ngâm ngập nước trong 2-3 ngày để diệt nhộng.
Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để kịp thời bắt ổ trứng, sâu non mới nở.
Dùng bã chua ngọt thu bắt bướm khi chúng ra rộ.
Có thể dùng các loại thuốc trừ sâu thông dụng để trừ sâu khi còn nhỏ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Thị Quỳnh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)