Bài 49. Bảo vệ sự đa dạng của thực vật

Chia sẻ bởi Tô Thị Ngát | Ngày 23/10/2018 | 16

Chia sẻ tài liệu: Bài 49. Bảo vệ sự đa dạng của thực vật thuộc Sinh học 6

Nội dung tài liệu:

PowerPoint 2010
Bảo vệ sự đa dạng của thực vật

Quan sát hình: Như các bạn đã biết, mỗi loài trong giới thực vật đều có những nét đặc trưng về hình dáng, cấu tạo, kích thước, nơi sống,… Tập hợp tất cả các loài thực vật đặc trưng của chúng tạo thành sự đa dạng trong giới thực vật.
Hiện nay có một thực trạng là tính đa dạng của thực vật đang bị suy giảm do tác động của con người. Vì vậy cần phải bảo vệ sự đa dạng của thực vật.
1. Đa dạng của thực vật là gì ?
Đa dạng thực vật là sự phong phú về các loài, các cá thể của các loài và môi trường sống của chúng. Nó được biểu hiện bằng :
-Số lượng các loài và số lượng cá thể trong mỗi loài
-Sự đa dạng của môi trường sống.
- Hơn 350.000 loài thực vật, gồm thực vật có hạt, rêu, dương xỉ và cận dương xỉ (fern ally) được thống kê hiện đang tồn tại. Năm 2004, 287.655 loài được xác định, trong số đó 258.650 là loài có hoa, 16.000 loài rêu, 11.000 loài dương xỉ và 8.000 loài tảo xanh.
Sự đa dạng

Sự đa dạng của ngành thực vật còn sinh tồn


Sự đa dạng của ngành thực vật còn sinh tồn
2. Tình hình đa dạng của thực vật ở Việt Nam
-Môi trường sống của các loài thực vật rất phong phú : dưới nước (ao, hồ, sông, suối, biển,…), trên cạn (từ bờ biển đến các vùng núi cao), tạo nên nhiều sinh cảnh khác nhau.

a.Việt Nam có tính đa dạng cao về thực vật
Việt Nam là quốc gia nằm ở vùng nhiệt đới, có nhiều điều kiện cho các sinh vật phát triển và tạo ra sự phong phú của nhiều loài động thực vật và nhiều hệ sinh thái khác nhau. Theo thống kê "Tiếp cận các nguồn gen và chia sẻ lợi ích"[cần dẫn nguồn] (của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới - IUCN), thì tại Việt Nam có:
Thực vật: Gần 12.000 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc hơn 2.256 chi, 305 họ (chiếm 4% tổng số loài, 15% tổng số chi, 57% tổng số họ thực vật trên thế giới); 69 loài thực vật hạt trần; 12.000 loài thực vật hạt kín; 2.200 loài nấm; 2.176 loài tảo; 481 loài rêu; 368 loài vi khuẩn lam; 691 loài dương sỉ và 100 loài khác. Trong đó có 50% số loài thực vật bậc cao là các loài có tính chất bản địa, các loài di cư từ Hymalia-Vân Nam-Quý Châu xuống chiếm 10%, các loài di cư từ Ấn Độ-Myanma sang chiếm 14%, các loài từ Indonesia-Malaysia di cư lên chiếm 15%, còn lại là các loài có nguồn gốc hàn đới và nhiệt đới khác.

b.Sự suy giảm tính đa dạng của thực vật Việt Nam
-Nguyên nhân: do nhu cầu sống của con người.


-Hậu quả: giảm tính đa dạng và ảnh hưởng đến môi trường.
Khi con người khai thực vật nhiều đặc biệt loài thực vật rừng thì nhiều loài thực vật quý hiếm có giá trị kinh tế cao bị thu hẹp dần.


-Thực vật quý hiếm là những loài thực vật có giá trị về mặt này hay mặt khác.
Ví dụ: Tam thất, Lim, trắc, gụ,…
Tam thất
Lim
3) Các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật.
Trước nguy cơ suy giảm tính đa dạng của thực vật ở Việt Nam. Đảng và Nhà nước ta đã có những biện pháp gì để ngăn chặn.
-Ngăn chặn phá rừng.
-Hạn chế khai thác bừa bãi thực vật quý hiếm.
-Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia.
-Cấm buôn bán và xuất khẩu các loại gỗ quý.
-Tuyên truyền, giáo dục trong nhân dân nhằm bảo vệ rừng.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tô Thị Ngát
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)