Bài 49. Ánh sáng và việc bảo vệ đôi mắt
Chia sẻ bởi Trần Thanh Tâm |
Ngày 11/10/2018 |
43
Chia sẻ tài liệu: Bài 49. Ánh sáng và việc bảo vệ đôi mắt thuộc Khoa học 4
Nội dung tài liệu:
Môn Khoa Học - Lớp 4
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
Bài 49: Ánh sáng và việc bảo vệ đôi mắt
Hoạt động 1: Tìm hiểu khi nào không nên nhìn trực tiếp vào nguồn sáng
1. Tại sao chúng ta không nên nhìn trực tiếp vào Mặt Trời hoặc ánh lửa hàn?
2. Cho ví dụ về những trường hợp ánh sáng quá mạnh cần tránh không để chiếu vào mắt.
1. Chúng ta không nên nhìn trực tiếp vào Mặt Trời hoặc ánh lửa hàn vì:
- Ánh sáng được chiếu sáng trực tiếp từ Mặt Trời rất mạnh và trong đó có tia tử ngoại gây hại cho mắt. Nếu nhìn trực tiếp sẽ gây hoa mắt, chói mắt.
- Ánh lửa hàn rất mạnh,trong đó có chứa nhiều tạp chất độc, như : bụi, gỉ sắt, các chất khí độc do quá trình nóng chảy kim loại sinh ra có thể làm hỏng mắt.
2. Những trường hợp ánh sáng quá mạnh cần tránh không để chiếu thẳng vào mắt:
* Dùng đèn pin, đèn Laze.
* Đèn nê-ông quá mạnh.
* Đèn pha ôtô.
….
Hoạt động 2: Tìm hiểu việc nên làm và không nên làm để tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh gây ra
Hình 3
Hình 4
Thảo luận nhóm 4:
(5 phút)
- Quan sát hình 3, 4.
- Nêu việc nên làm và không nên làm để bảo vệ đôi mắt, giaûi thích taïi sao?
Chúng ta phải đeo kính, đội mũ hay đi ô khi trời nắng sẽ ngăn không cho ánh sáng Mặt Trời chiếu trực tiếp vào cơ thể vì ánh sáng Mặt Trời quá mạnh, nếu chiếu trực tiếp lên cơ thể chúng ta rất dễ bị nhức đầu,sổ mũi và rất có hại cho mắt.
Hình 3
Không nên dùng đèn pin chiếu thẳng vào mắt bạn, vì: ánh sáng ở đèn pin quá mạnh và tập trung ở 1 điểm, do vậy nếu chiếu thẳng vào mắt sẽ làm tổn thương mắt.
Hình 4
Thí nghiệm:
Dùng kính lúp hướng về phía đèn pin đang bật sáng
Kết luận: Mắt của chúng ta có một bộ phận tương tự như kính lúp. Khi nhìn trực tiếp vào ánh sáng Mặt Trời, ánh sáng tập trung vào đáy mắt, có thể làm tổn thương mắt.
Hoạt động 3: Tìm hiểu những việc nên và không nên làm để đảm bảo đủ ánh sáng khi đọc viết
Quan sát hình 5, 6, 7, 8. Trao đổi và trả lời câu hỏi:
Những trường hợp nào cần tránh để đảm bảo đủ ánh sáng khi đọc, viết? Tại sao?
Thảo luận nhóm đôi
Hình 5
Hình 7
Hình 6
Hình 8
Nên ngồi học như bạn nhỏ vì bàn học kê cạnh cửa sổ, đủ ánh sáng và ánh sáng Mặt Trời không chiếu trực tiếp vào mắt
Hình 5
Không nên nhìn quá lâu vào màn hình máy vi tính. Bạn nhỏ dùng máy vi tính quá khuya sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và có hại cho mắt.
Hình 6
Không nên nằm đọc sách sẽ tạo bóng tối làm tối các dòng chữ sẽ làm mỏi mắt, có thể bị cận thị.
Hình 7
Nên ngồi học như bạn nhỏ. Đèn ở phía bên trái, thấp hơn đầu nên ánh sáng điện không trực tiếp chiếu vào mắt, không tạo bóng tối khi đọc hoặc viết.
Hình 8
Khi xem tivi:
- Không nên xem quá lâu. Mỗi khi chương trình tivi thay đổi, nên cho mắt nghỉ trong vài phút.
- Không nên xem quá gần hoặc quá xa.
- Không nên ngồi lệch quá 45 độ so với màn hình.
Ngồi đúng tư thế trong học tập:
- Khi đọc và viết, cần ngồi thẳng.
- Sau 45 phút cần nghỉ mắt mà vận động tay chân, nhìn xa.
- Không được đọc sách, viết chữ ở nơi có ánh sáng yếu hoặc nơi có ánh sáng Mặt trời trực tiếp chiếu vào.
- Khoảng cách giữa mắt và sách giữ cự li khoảng 30cm.
- Không được đọc trong tư thế đang nằm, đang đi trên đường hoặc đi trên tàu, xe.
Kết luận:
Ánh sáng không thích hợp sẽ có hại cho mắt.
Ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt có thể làm hỏng mắt.
Học, đọc sách dưới ánh sáng quá yếu hoặc quá mạnh đều có hại cho mắt. Nhìn quá lâu vào màn hình vi tính hoặc ti vi cũng làm hại mắt.
PHIẾU HỌC TẬP CÁ NHÂN
Họ và tên:……………………………………………………..
Em có đọc, viết dưới ánh sáng quá yếu bao giờ không?
a. Thỉnh thoảng.
b. Thường xuyên.
c. Không bao giờ.
Nếu chọn trường hợp a hoặc b ở câu 1. Em đọc, viết dưới ánh sáng quá yếu khi:
- ……………………………………………………………………
- ……………………………………………………………………
Em có thể làm gì để tránh hoặc khắc phục việc đọc, viết dưới ánh sáng quá yếu?
- ……………………………………………………………………
Theo em, không nên làm gì để bảo vệ mắt?
-……………………………………………………………………..
BÀI HỌC KẾT THÚC
XIN CẢM ƠN
CÁC CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH ĐÃ THEO DÕI!!!
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
Bài 49: Ánh sáng và việc bảo vệ đôi mắt
Hoạt động 1: Tìm hiểu khi nào không nên nhìn trực tiếp vào nguồn sáng
1. Tại sao chúng ta không nên nhìn trực tiếp vào Mặt Trời hoặc ánh lửa hàn?
2. Cho ví dụ về những trường hợp ánh sáng quá mạnh cần tránh không để chiếu vào mắt.
1. Chúng ta không nên nhìn trực tiếp vào Mặt Trời hoặc ánh lửa hàn vì:
- Ánh sáng được chiếu sáng trực tiếp từ Mặt Trời rất mạnh và trong đó có tia tử ngoại gây hại cho mắt. Nếu nhìn trực tiếp sẽ gây hoa mắt, chói mắt.
- Ánh lửa hàn rất mạnh,trong đó có chứa nhiều tạp chất độc, như : bụi, gỉ sắt, các chất khí độc do quá trình nóng chảy kim loại sinh ra có thể làm hỏng mắt.
2. Những trường hợp ánh sáng quá mạnh cần tránh không để chiếu thẳng vào mắt:
* Dùng đèn pin, đèn Laze.
* Đèn nê-ông quá mạnh.
* Đèn pha ôtô.
….
Hoạt động 2: Tìm hiểu việc nên làm và không nên làm để tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh gây ra
Hình 3
Hình 4
Thảo luận nhóm 4:
(5 phút)
- Quan sát hình 3, 4.
- Nêu việc nên làm và không nên làm để bảo vệ đôi mắt, giaûi thích taïi sao?
Chúng ta phải đeo kính, đội mũ hay đi ô khi trời nắng sẽ ngăn không cho ánh sáng Mặt Trời chiếu trực tiếp vào cơ thể vì ánh sáng Mặt Trời quá mạnh, nếu chiếu trực tiếp lên cơ thể chúng ta rất dễ bị nhức đầu,sổ mũi và rất có hại cho mắt.
Hình 3
Không nên dùng đèn pin chiếu thẳng vào mắt bạn, vì: ánh sáng ở đèn pin quá mạnh và tập trung ở 1 điểm, do vậy nếu chiếu thẳng vào mắt sẽ làm tổn thương mắt.
Hình 4
Thí nghiệm:
Dùng kính lúp hướng về phía đèn pin đang bật sáng
Kết luận: Mắt của chúng ta có một bộ phận tương tự như kính lúp. Khi nhìn trực tiếp vào ánh sáng Mặt Trời, ánh sáng tập trung vào đáy mắt, có thể làm tổn thương mắt.
Hoạt động 3: Tìm hiểu những việc nên và không nên làm để đảm bảo đủ ánh sáng khi đọc viết
Quan sát hình 5, 6, 7, 8. Trao đổi và trả lời câu hỏi:
Những trường hợp nào cần tránh để đảm bảo đủ ánh sáng khi đọc, viết? Tại sao?
Thảo luận nhóm đôi
Hình 5
Hình 7
Hình 6
Hình 8
Nên ngồi học như bạn nhỏ vì bàn học kê cạnh cửa sổ, đủ ánh sáng và ánh sáng Mặt Trời không chiếu trực tiếp vào mắt
Hình 5
Không nên nhìn quá lâu vào màn hình máy vi tính. Bạn nhỏ dùng máy vi tính quá khuya sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và có hại cho mắt.
Hình 6
Không nên nằm đọc sách sẽ tạo bóng tối làm tối các dòng chữ sẽ làm mỏi mắt, có thể bị cận thị.
Hình 7
Nên ngồi học như bạn nhỏ. Đèn ở phía bên trái, thấp hơn đầu nên ánh sáng điện không trực tiếp chiếu vào mắt, không tạo bóng tối khi đọc hoặc viết.
Hình 8
Khi xem tivi:
- Không nên xem quá lâu. Mỗi khi chương trình tivi thay đổi, nên cho mắt nghỉ trong vài phút.
- Không nên xem quá gần hoặc quá xa.
- Không nên ngồi lệch quá 45 độ so với màn hình.
Ngồi đúng tư thế trong học tập:
- Khi đọc và viết, cần ngồi thẳng.
- Sau 45 phút cần nghỉ mắt mà vận động tay chân, nhìn xa.
- Không được đọc sách, viết chữ ở nơi có ánh sáng yếu hoặc nơi có ánh sáng Mặt trời trực tiếp chiếu vào.
- Khoảng cách giữa mắt và sách giữ cự li khoảng 30cm.
- Không được đọc trong tư thế đang nằm, đang đi trên đường hoặc đi trên tàu, xe.
Kết luận:
Ánh sáng không thích hợp sẽ có hại cho mắt.
Ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt có thể làm hỏng mắt.
Học, đọc sách dưới ánh sáng quá yếu hoặc quá mạnh đều có hại cho mắt. Nhìn quá lâu vào màn hình vi tính hoặc ti vi cũng làm hại mắt.
PHIẾU HỌC TẬP CÁ NHÂN
Họ và tên:……………………………………………………..
Em có đọc, viết dưới ánh sáng quá yếu bao giờ không?
a. Thỉnh thoảng.
b. Thường xuyên.
c. Không bao giờ.
Nếu chọn trường hợp a hoặc b ở câu 1. Em đọc, viết dưới ánh sáng quá yếu khi:
- ……………………………………………………………………
- ……………………………………………………………………
Em có thể làm gì để tránh hoặc khắc phục việc đọc, viết dưới ánh sáng quá yếu?
- ……………………………………………………………………
Theo em, không nên làm gì để bảo vệ mắt?
-……………………………………………………………………..
BÀI HỌC KẾT THÚC
XIN CẢM ƠN
CÁC CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH ĐÃ THEO DÕI!!!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thanh Tâm
Dung lượng: 10,40MB|
Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)