Bài 48. Ảnh hưởng của cấc nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật

Chia sẻ bởi Phạm Ngọc Mậu | Ngày 11/05/2019 | 256

Chia sẻ tài liệu: Bài 48. Ảnh hưởng của cấc nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

Người thực hiện: PHẠM NGỌC MẬU
Trường THPT KRÔNGBUK - ĐĂKLĂK
KIỂM TRA BÀI CŨ
Thế nào là môi trường? Có mấy loại môi trường?
Thế nào là giới hạn sinh thái? Khoảng thuận lợi và các khoảng chống chịu của sinh vật đối với một nhân tố sinh thái là gì?
Nơi ở và ổ sinh thái khác nhau thế nào?
Môi trường là phần không gian bao quanh sinh vật mà ở đó các yếu tố tạo nên môi trường trực tiếp hay gián tiếp tác động lên sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Có 4 loại môi trường: môi trường đất, môi trường trên cạn, môi trường nước và môi trường sinh vật.
Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái, ở đó cơ thể sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. Khoảng thuận lợi là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà sinh vật sinh trưởng và phát triển mạnh nhất, còn khoảng chống chịu là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà sinh vật sinh trưởng và phát triển chậm.
Nơi ở là địa chỉ cư trú của loài còn ổ sinh thái là một không gian sinh thái, ở đó tất cả các nhân tố sinh thái quy định sự tồn tại và phát triển ổn định lâu dài của loài.
I. ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG
Ánh sáng gồm chùm tia đơn sắc có bước sóng khác nhau. Ánh sáng nhìn thấy được có độ dài bước sóng từ 380 nm cho đến 780 nm.
Cường độ và thành phần bức xạ của ánh sáng chiếu xuống mặt đất bị biến đổi như thế nào?
Khoảng từ 3% đến 30% ánh sáng mặt trời phản xạ trên bề mặt của biển. Do đó, gần như tất cả bẩy màu của quang phổ ánh sáng lần lượt bị hấp thụ trong 200 mét đầu tiên, trừ ánh sáng xanh.
Ánh sáng được xem là nhân tố cơ bản, chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đến hầu hết các nhân tố khác như nhiệt độ, khí áp, gió…
Cường độ ánh sáng giảm dần từ xích đạo tới bắc cực, từ mặt nước đến đáy sâu, biến đổi theo ngày đêm và theo mùa.
Thành phần của phổ ánh sáng bị thay đổi rất lớn khi ánh sáng đi qua nước.
Ánh sáng ảnh hưởng như thế nào lên đời sống thực vật?
1. Sự thích nghi của thực vật:
* Ảnh hưởng của ánh sáng lên thực vật: Ánh sáng có ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống của thực vật từ khi hạt nảy mầm, sinh trưởng, phát triển cho đến khi cây ra hoa kết trái rồi chết.
+ Ánh sáng tham gia trực tiếp vào quá trình quang hợp, quyết định đến thành phần cấu trúc của hệ sắc tố và sự phân bố của các loài thực vật.
+ Chi phối đến mọi hoạt động sống của thực vật thông qua những biến đổi thích nghi về các đặc điểm cấu tạo, sinh lí và sinh thái của chúng.
Dựa vào sự thích nghi với các điều kiện chiếu sáng và nhu cầu ánh sáng khác nhau, thực vật được chia thành những nhóm nào? Đặc điểm của mỗi nhóm?
Sự phân tầng của rừng mưa nhiệt đới
Tầng vượt tán
Tầng tán rừng
Tầng dưới tán rừng
Tầng thảm xanh
a) Các nhóm động vật thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau. Người ta chia động vật thành 2 nhóm:
Nhóm động vật ưa sáng: hoạt động ban ngày. Tác động của ánh sáng đối với nhóm này là làm xuất hiện màu sắc trên thân để nhận biết đồng loại, ngụy trang, dọa nạt,…và định hướng.
-Nhóm động vật ưa tối: hoạt động vào ban đêm hoặc sống trong hang. Thích nghi với điều kiện thiếu ánh sáng, một số loài có mắt rất tinh, một số mắt nhỏ lại hoặc tiêu giảm, thay vào đó là sự phát triển xúc giác và cơ quan phát sáng.
b) Cường độ và thời gian chiếu sáng ảnh hưởng đến quá trình phát dục và sinh sản ở nhiều loài động vật.
Ánh sáng ảnh hưởng như thế nào lên đời sống động vật?
2. Sự thích nghi của động vật:
T1 T3 T5 T7 T9 T11
Tháng
16 giờ
12 giờ
8 giờ
Chiếu sáng nhân tạo
Các thời điểm đẻ trứng
Chiếu sáng tự nhiên
Thời gian chiếu sáng trong ngày
SỰ THAY ĐỔI MÙA ĐẺ TRỨNG CỦA CÁ HỒI (Salvelinus fontinalis)
22 - 12
Đông� Chí
23 - 9
Thu Phân
21 - 3
Xuân Phân
22 - 6
Hạ Chí
3. Nhịp điệu sinh học
3. Nhịp điệu sinh học
Nhịp điệu sinh học là những biến đổi trong hoạt động sống của cơ thể sinh vật ứng với sự thay đổi có tính chu kỳ của môi trường sống.
Tính chu kỳ đó đã quyết định đến mọi quá trình sinh lí – sinh thái diễn ra ngay trong cơ thể mỗi loài, tạo cho sinh vật hoạt động theo những nhịp điệu chuẩn xác như những chiếc đồng hồ sinh học.
Các loại nhịp sinh học: nhịp ngày đêm, nhịp thủy triều, nhịp mùa….
Nhịp điệu sinh học là gì?
II. ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ
Nhiệt độ ảnh hưởng đến đời sống sinh vật như thế nào?
Trên bề mặt trái đất, nhiệt độ biến đổi phụ thuộc vào sự phân bố của ánh sáng: nhiệt độ giảm từ xích đạo đến các cực, từ thấp lên cao trong khí quyển và từ trên xuống dưới ở các vực nước.
Do tác động của nhiệt độ và khả năng tạo nhiệt và duy trì nhiệt của cơ thể, sinh vật được chia thành 2 nhóm:
sinh vật biến nhiệt: thân nhiệt biến đổi theo nhiệt độ môi trường
sinh vật đồng nhiệt: thân nhiệt ổn định, độc lập với nhiệt độ môi trường.
Căn cứ vào khả năng tạo nhiệt và duy trì nhiệt của cơ thể, sinh vật được chia thành những nhóm nào? Kể tên một số đại diện của từng nhóm?
Kích thước cơ thể sinh vật phía Nam của Bắc bán cầu khác với phía Bắc của Bắc bán cầu như thế nào?
Tại sao ở các động vật đồng nhiệt sống ở vùng lạnh phía Bắc thì các bộ phận nhô ra như tai, đuôi, chi, mỏ lại nhỏ hơn so với các loài tương tự sống ở vùng nóng?
Nhiệt độ tác động mạnh đến hình thái, cấu trúc cơ thể, tuổi thọ, các hoạt động sinh lí – sinh thái và tập tính của sinh vật.
Ở sinh vật biến nhiệt, nhiệt được tích lũy trong một giai đoạn phát triển hay cả đời sống và lượng nhiệt này được gọi là TỔNG NHIỆT HỮU HIỆU và gần như là một hằng số.
T= (x – k) n
T : Tổng nhiệt hữu hiệu
x : Nhiệt độ môi trường
k : Ngưỡng nhiệt phát triển
n : Số ngày của một giai đoạn phát triển hay của cả đời sống
Cáo bắc cực
Gấu trắng bắc cực
Gấu ngủ đông
Rừng bạch dương rụng lá vào mùa đông
CỦNG CỐ
Dựa vào sự thích nghi với các điều kiện chiếu sáng và nhu cầu ánh sáng khác nhau, thực vật được chia thành những nhóm nào? Đặc điểm của mỗi nhóm?
Nhiệt độ ảnh hưởng đến đời sống sinh vật như thế nào?
Nhiệt độ tác động mạnh đến hình thái, cấu trúc cơ thể, tuổi thọ, các hoạt động sinh lí – sinh thái và tập tính của sinh vật.
Căn cứ vào khả năng tạo nhiệt và duy trì nhiệt của cơ thể, sinh vật được chia thành những nhóm nào?
Do tác động của nhiệt độ và khả năng tạo nhiệt và duy trì nhiệt của cơ thể, sinh vật được chia thành 2 nhóm:
sinh vật biến nhiệt: thân nhiệt biến đổi theo nhiệt độ môi trường
sinh vật đồng nhiệt: thân nhiệt ổn định, độc lập với nhiệt độ môi trường.
CỦNG CỐ
Ở ruồi giấm, thời gian phát triển từ trứng đến ruồI trưởng thành ở 25oC là 10 ngày đêm, ngưỡng nhiệt phát triển là 8. Tổng nhiệt hữu hiệu của giai đoạn phát triển từ trứng đến ruồi trưởng thành là:
A. 56 B. 250 C. 170 D. 8
BÀI TẬP VỀ NHÀ
Ôn bài và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Ngọc Mậu
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)