Bài 47. Châu Nam Cực - Châu lục lạnh nhất thế giới

Chia sẻ bởi Nguyễn Thái Dũng | Ngày 27/04/2019 | 66

Chia sẻ tài liệu: Bài 47. Châu Nam Cực - Châu lục lạnh nhất thế giới thuộc Địa lí 7

Nội dung tài liệu:

Hà Nội, ngày tháng năm 2009
Nhóm 1
Edited by: Nguyễn Thái Dũng
Bài 47:Châu Nam cực-châu lục lạnh nhất thế giới
Chương VIII:CHÂU NAM CỰC
Xin kính chúc quý thầy cô mạnh khoẻ – hạnh phúc.
Chúc các bạn học sinh có một giờ học lý thú, bổ ích
Kiểm tra bài cũ
Bài 1: Chọn đáp án đúng:
Câu 1: Trên Trái đất có bao nhiêu châu lục: a) 6 b) 5 c) 4
Câu 2: Đó là: a) Châu Á, châu Âu, châu Mĩ, châu Phi.
b) Châu Á, châu Âu, châu Mĩ, châu Phi, châu Đại Dương, châu Nam cực.
c) Châu Á, châu Âu, châu Mĩ, châu Phi, châu Nam cực.
Bài 2: Bạn hãy kể các châu lục mà chúng ta đã được học trong chương trình Địa lý 7.
1.Vị trí địa lí:
Dựa vào
hình bên
và SGK,
xác định
vị trí
giới hạn,
diện tích
châu
Nam cực?
Châu Nam Cực được bao bọc bởi các đại dương nào?
Thái Bình Dương
Đại Tây Dương
Ấn Độ Dương
1.Vị trí địa lí:
Nằm gần như hoàn toàn trong vòng cực Nam

2. Đặc điểm tự nhiên:
Quan sát và phân tích biểu đồ nhiệt độ 2 trạm sau. Cho nhận xét về khí hậu châu Nam Cực?
Bạn có nhận xét gì về khí hậu
châu Nam Cực?
Bão tuyết
Với đặc điểm khí hậu như vậy thì gió ở đây như thế nào?
Là nơi có nhiều gió bão trên thế giới, vận tốc gió thường trên 60km/giờ.
Hãy giải thích tại sao khí hậu Nam Cực vô cùng giá lạnh như vậy?
Nằm ở vùng cực Nam nên đêm địa cực kéo dài.
Mùa hạ tuy có ngày kéo dài, song cường độ bức xạ yếu.
Tia sáng bị mặt tuyết khuyếch tán mạnh.
2. Đặc điểm tự nhiên:
a. Khí hậu:
-Rất giá lạnh
-Nhiệt độ quanh năm dưới 0oc
Nhiều gió bão nhất trên thế giới,vận tốc gió thường trên 60km/giờ.
Dựa vào hình 47.3, nêu đặc điểm nổi bật của địa hình châu Nam Cực?
2. Đặc điểm tự nhiên:
a. Khí hậu:
-Rất giá lạnh
-Nhiệt độ quanh năm dưới 0oc
Nhiều gió bão nhất trên thế giới,vận tốc gió thường trên 60km/giờ.
b. Địa hình:
Là một cao nguyên băng khổng lồ. Cao trên 3000m.
Chim cánh cụt – Những cư dân chủ yếu của Nam cực
Hải cẩu bên bờ biển Bắc cực
2. Đặc điểm tự nhiên:
a. Khí hậu:
-Rất giá lạnh
-Nhiệt độ quanh năm dưới 0oc
Nhiều gió bão nhất trên thế giới,vận tốc gió thường trên 60km/giờ.
b. Địa hình:
Là một cao nguyên băng khổng lồ. Cao trên 3000m.
c. Sinh vật:
-Thực vật: không có
-Động vật: chim cánh cụt, cá voi xanh, hải cẩu, báo biển…
d. Khoáng sản:
Giàu than đá, sắt, đồng,dầu mỏ, khí tự nhiên.
Sự tan băng của châu Nam Cực sẽ ảnh hưởng đến đời sống của con người như thế nào?
Rất nguy hiểm cho tàu bè qua lại.
Mực nước biển dâng cao, diện tích các lục địa sẽ hẹp lại, nhiều đảo bị nhấn chìm.
3.Vài nét về lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam cực
Năm 1773, nhà thám hiểm hàng hải người Anh James Cook đã đi vòng quanh châu nam cực và vượt vòng nam cực, tới vĩ tuyến 71°10` nam.
Năm 1820, hai nhà thám hiểm người Nga Bellingshausen và Lazarev đã nhìn thấy bờ lục địa.
Ngày 16/1/1901, nhà thám hiểm người Anh Shackleton đã đến cực địa từ, cách địa cực 179km.
Ngày 15/12/1911, đoàn thám hiểm do nhà thám hiểm Nauy Roald Amundsen dẫn đầu là đoàn thám hiểm đầu tiên đặt chân đến Nam Cực
Ngày 18/1/1912, đến lượt đoàn thám hiểm do nhà thám hiểm người Anh Robert Facon Scott dẫn đầu là đoàn thám hiểm thứ hai đến Nam Cực.
Sự kiện
James Cook
Bellingshausen
Shackleton
Amundsen
Nhóm của Scott
Mikhail Petrovich Lazarev
Các nhà thám hiểm châu Nam Cực
19/10/1911,Roald Amundsen (1872-1928) người Nauy cùng 4 người khác khởi hành trên xe chó kéo, mang theo 52 con chó laika của người Eskimo và đã đến được điểm cực mà không gặp phải khó khăn đặc biệt nào. Đó là ngày 15/12. Đến ngày 25/1, ông đã trở về căn cứ xuất phát.
R.F. Scott (1868-1912) cũng làm tương tự. Ông quyết định thực hiện cuộc hành trình trên xe trượt tuyết có động cơ và một vài xe trượt kéo bằng ngựa poni. Ông khởi hành chẳng bao lâu sau Amundsen từ căn cứ của mình cách cực Nam khoảng 650 km về phía Đông. Những khó khăn nảy sinh hết cái này đến cái khác: động cơ bị hỏng vì băng giá, ngựa chết. Cuối cùng, Scott cùng nhóm người của ông đã đến được điểm cực - và kết quả là phát hiện ra lá cờ Nauy do Amundsen cắm ở đó. Đoàn thám hiểm của Scott với những thành viên mà ý chí, tinh thần đã bị bẻ gẫy, không còn đủ sức để trở về nửa. Mãi 8 tháng sau, đội cứu nạn mới tìm ra chiếc lều vải trên mặt tuyết cùng di hài của họ và cuốn nhật kí của Scott, ông đã viết tới ngày cuối cùng - ngày 29/3.
NHẬT KÍ CỦA ROBERT FALCON SCOTT
Scott là một người nước Anh, một nhà thám hiểm Nam Cực nổi tiếng. Ông đã đặt chân đên Nam Cực vào ngày 18/1/1912 (Người đầu tiên đặt chân lên Nam Cực là Amunxen vào ngày 15/12/1911). Song trên đường trở về ông đã chết vì lạnh và kiệt sức.
“Thứ sáu ,ngày 16 hay 17/3/1912 tôi đã mất hoàn toàn khái niệm về ngày tháng, cái lạnh thật khủng khiếp giữa trưa mà vẫn -400C. Chúng tôi luôn nói về trạm, nơi để thức ăn chỉ cách đây vài mươi cây số. Nhưng tôi chắc chắn rằng: không một ai trong chúng tôi hy vọng đến đó được. Bão tuyết đang nổi lên và ngày mai nó sẽ ngăn chân chúng tôi lại.
Thứ ba, ngày 29/3: Từ ngày 21 bão tuyết có dịu đi nhiều lần chúng tôi định lên đường, nhưng tuyết cứ đỗ xuống dày hơn. Bây giờ thì thật sự tuyệt vọng. Chúng tôi cứ yêu dần đi và cái chết ngày càng đến gần, thật là đáng sợ, tôi không thể viết tiếp được nữa”.
3.Vài nét về lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực
- Được phát hiện và nghiên cứu muộn nhất.
- Chưa có dân cư sống thường xuyên.
Người Việt Nam đầu tiên mang cờ tổ quốc đến Nam Cực.
Đó là chị Hoàng Thị Minh Hồng. Năm 1997 tổ chức UNESCO tổ chức một chuyến đi tới Nam Cực với tên gọi “Thách thức Nam Cực 1997”. Tham gia đoàn thám hiểm này có đại diện 25 nước và cô gái nhỏ Hoàng Thị Minh Hồng đã phải vượt qua một cuộc thi tuyển vất vả để trở thành người đại diện duy nhất của Việt Nam được đến Nam cực. Có một điều cực kì thú vị là Minh Hồng là người duy nhất trong đoàn thám hiểm mang lá cờ tổ quốc theo bên mình và giương lá cờ ấy tung bay khi vừa đặt chân lên Nam Cực.
Hoàn chỉnh sơ đồ sau để thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố làm nên đặc điểm tự nhiên của châu Nam cực bằng cách sử dựng các cụm từ thích hợp sau:
cao nguyên băng khổng lồ- bão- chiếm trọn vòng cực nam- thấp- chim- cao- thú- tôm- cá- động vật
Vị trí địa lí
………(1)…………
Khí hậu khắc nghiệt
Nhiệt độ……., khí áp……, gió…….
Cảnh quan tự nhiên
…………(5)……………
Sinh vật ven biển
(6)
(7)
(8)
Chim thú
Tôm cá
Động vật
thấp
cao
bão
Cao nguyên băng khổng lồ
Khí hậu khắc nghiệt
Nhiệt độ…(2)., khí áp…(3)…, gió…(4).
Chiếm trọn vòng cực Nam
thấp
cao
bão
Lục địa Nam cực:
Hình khối gần tròn, phần trung tâm gần trùng với cực Nam của Trái Đất và nằm hoàn toàn trong vòng cực Nam.
Điểm cực Bắc thuộc bán đảo Nam cực, cách lục địa Nam Mĩ bởi eo Đrâycơ.
Diện tích châu Nam cực khoảng 14,1 triệu km2, 85% diện tích được bao phủ bởi 24 triệu km3 băng, chiếm 90% lượng băng của toàn thế giới với trữ lượng gần 70% lượng nước ngọt trên bề mặt Trái Đất.
Khí hậu rất khắc nghiệt. Năm 1967, các nhà khoa học Nauy đã đo được nhiệt độ thấp nhất ở đây là -94,50C. Về mùa hạ, trong lục địa nhiệt độ thường xuyên là -300C, còn ở sát bờ biển là 00C.
Có gió thổi rất mạnh, tốc độ có lúc đến 320 km/h.
Các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều mỏ khoáng sản có trữ lượng công nghiệp như: than, sắt, dầu mỏ, kim loại quí,…nhưng cho tới nay những tài nguyên của lục địa Nam cực vẫn được bảo vệ, cấm khai thác và sử dụng vào mục đích riêng.
Hiệp ước về Nam cực:
Năm 1959: có 12 ký kết bao gồm: Achentina, Úc, Bỉ, Chilê, Pháp, Nhật Bản, Anh, Niu Dilen, Nauy, Nam Phi, Hoa Kỳ, Liên Xô.
Lục địa Nam cực chỉ dành cho mục đích khoa học và hòa bình, trên lục địa không có các căn cứ quân sự.
Năm 1980: Hiệp ước có hiệu lực với việc khai thác hải sản ven bờ lục địa.
Năm 1991: Hiệp ước bao gồm cả việc cấm khai thác khoáng sản dưới lòng đất trong vòng 50 năm.
Nam Cực hay cực Nam của Trái đất (Cực Nam địa lý) là điểm có vĩ độ bằng -90 độ trên Trái đất (hay là điểm kết thúc của tất cả các kinh tuyến).
Không có điểm nào ở phía Nam của cực Nam.
Diện tích của châu Nam Cực là 14.100.000 km2 .
Độ cao trung bình 2.300 m.
Nơi cao nhất là đỉnh Vinxơn Macxip 5.140 m trên đất Giêm Enxuyơc.
Nơi lớp băng phủ dày nhất là khoảng 4.800 m.
Đảo lớn nhất là đảo Alêcxanđơ khoảng 2.400 km2.
Sông băng dài nhất là sông Lămbe 380 km từ núi Mendi.
Một vài thông tin về Nam cực
Bài 1 : Diện tích châu Nam cực là:
c) 12 triệu km2
b) 14 triệu km2
d) 14,1 triệu km2
a) 13 triệu km2
Bạn đã làm sai
Bạn đã làm sai
Bạn đã làm sai
Bạn đã chọn đúng
Hướng dẫn học ở nhà
Học bài theo nội dung sau:
Câu 1: Nêu đặc điểm, vị trí của châu Nam cực ?
Câu 2: Kể tên các loại động vật ở châu Nam cực mà bạn biết? Nêu các sự kiện lịch sử về châu Nam cực ?
Làm bài tập trong vở Bài tập.
Sưu tầm tài liệu nói về châu Đại Dương ?
Cảm ơn sự có mặt của quý thầy cô
và các bạn học sinh.
Tiết
học
đến
đây

Hết
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thái Dũng
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)