Bài 47. Châu Nam Cực - Châu lục lạnh nhất thế giới

Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Huyền | Ngày 27/04/2019 | 84

Chia sẻ tài liệu: Bài 47. Châu Nam Cực - Châu lục lạnh nhất thế giới thuộc Địa lí 7

Nội dung tài liệu:







Tiết 54 - Bài 47: CHÂU NAM CỰC - CHÂU LỤC LẠNH NHẤT THẾ GIỚI
1. Khái quát tự nhiên
a) Vị trí, giới hạn.
*Quan sát H47.1 kết hợp nội dung SGK :
Lược đồ tự nhiên Châu Nam cực
* Xác định vị trí, giới hạn, diện tích của Châu Nam Cực?
- Châu Nam Cực nằm từ vòng cực nam đến điểm cực nam
- Diện tích: 14,1 triệu Km2

*Vị trí độc đáo trên của Châu Nam Cực ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu ?
HOẠT ĐỘNG NHÓM
Nhóm 1: Nghiên cứu trạm littơn.
Nhóm 2: Nghiên cứu trạm Vô- xtốc
*Tháng nào có nhiệt độ cao nhất?
:(tháng 1: - 10O C
*Tháng nào có nhiệt độ thấp nhất?
:(tháng 9: -42O C )
Nhóm 1: Nghiên cứu trạm littơn
Nhóm 2: Nghiên cứu trạm Vô- xtốc
*Tháng nào có nhiệt độ cao nhất?
*Tháng nào có nhiệt độ thấp nhất?
:(tháng 1: -37O C)
: (tháng 10: -73o C)
*Qua phân tích nhiệt độ ở 2 trạm trên cho thấy đặc điểm khí hậu chung nhất của Châu Nam Cực là gì?
b) Khí hậu
- Châu Nam Cực có khí hậu giá lạnh nhất thế giới.
- Nhiệt độ quanh năm < 00 C
*Tại sao châu Nam Cực lại lạnh nhất thế giới?
*Vậy với đặc điểm khí hậu trên cho thấy gió ở đây có đặc điểm gì nổi bật ? Giải thích tại sao?
H 47. 3 Lát cắt địa hình và lớp phủ băng ở lục địa Nam cực
*Quan sát h 47.1 hãy nêu đặc điểm nổi bật của địa hình Châu Nam Cực?

c. Địa hình
Là một cao nguyên băng khổng lồ. Cao trung bình 2600m
* Sự tan băng ở cực sẽ ảnh hưởng như thế nào đến đời sống con người trên Trái Đất?
* Trong điều kiện rất bất lợi cho sự sống như vậy, sinh vật ở châu Nam Cực có đặc điểm gì? Kể tên một số loài sinh vật điển hình?
d. Sinh vật
-Thực vật không có.
-Động vật có khả năng chịu rét giỏi.
+ Chim cánh cụt
+ Cá voi xanh
+ Gấu
*Tài nguyên sinh vật Châu Nam Cực như thế. Vậy còn tài nguyên khoáng sản như thế nào, kể tên khoáng sản quan trọng?
e. Khoáng sản

Giàu than đá, sắt, đồng, dầu mỏ, khí tự nhiên.

* Vì sao Châu Nam Cực lại có nhiều khoáng sản như vậy? Đặc biệt là than đá ?
NAM CỰC LẠNH NHƯ VẬY, VÌ SAO LẠI CÓ MỎ THAN?
Mọi người đều biết rằng, than đá là xác chết của các loài thực vật Cổ sinh đại và Trung sinh đại tạo thành. Than là sản phẩm của vùng khí hậu nóng, ẩm. Cớ sao châu Nam Cực lạnh như vậy, một ngọn cỏ chẳng sống nổi, mà lòng đất lại có nhiều than đến thế. Dựa vào thuyết lục địa trôi dạt thì cách đây 750 triệu năm, Nam bán cầu là một vùng lục địa cổ đại Can-goa-na. lúc đó châu Nam Cực, châu Nam Mỹ, Ô-xtrây-li-a, Ấn độ nối thành một dải duy trì mãi đến than đá cổ sinh và thời kì Pec-mi-na. Lúc ấy khí hậu nóng ẩm, phần lớn các xác dương xỉ và cây hạt trần biến thành than. Vậy than ở châu Nam Cự cũng hình thành theo kiểu đó. Mãi đến thời kỳ Tân sinh châu Nam Cực tách ra khỏi các bộ phận đất trên và trôi về phía Nam gần Nam Cực hiện nay trở thành lục địa giá lạnh.
2/ Vài nét về lịch sử khám phá và nghiên cứu Châu Nam Cực.
*Cá nhân đọc phần 2 SGK
* Con nguời phát hiện ra Châu Nam Cực từ khi nào?
*Bắt đầu từ năm nào thì việc nghiên cứu Châu Nam Cực được xúc tiến mạnh mẽ? Có những quốc gia nào xây dựng trạm nghiên cứu ở Châu Nam Cực?
- Cuối thế kỷ XIX
- Năm 1957

*Hiện nay con người ở dây sinh sống như thế nào?
Một trạm nghiên cứu ở Châu Nam cực




Câu 1:Châu Nam Cực có khí hậu lạnh giá gay gắt vì:
A. Do vị trí ở vùng cực nên mùa đông kéo dài
B. Mùa hè cường độ bức xạ yếu khả năng tích trữ lượng nhiệt kém
C. Là lục địa rộng – diện tích trên 14 triệu km2, băng nhiều nên nhiệt độ quanh năm thấp
D. Tất cả các đáp án trên
Đ
Hãy chọn câu trả lời đúng nhất
2. Tự nhiên châu Nam Cực có đặc điểm nổi bật?
A. Là nơi có gió bão nhiều nhất thế giới.
B. Là châu lục “Cực lạnh ” của thế giói và không có dân cư sinh sống.
C. Là nơi chiếm 90% thể tích nước ngọt dự trữ nước ngọt của thế giới.
D. Là nơi thực vật nghèo nàn nhất so với các châu lục khác.
E. Tất cả các câu trên.
Đ




*Vì sao châu Nam Cực rất lạnh và khắc nghiệt mà các nhà khoa học ở nhiều quốc gia vẫn tới để nghiên cứu, thám hiểm?
Vì:
- Nam Cực được phát hiện và nghiên cứu muộn nhất.
- Sự di chuyển của khí quyển và sự thay đổi thời tiết ở Nam Cực cũng ảnh hưởng tới khí quyển toàn Trái Đất.
Hướng dẫn tự học
Học bài và làm bài tập trong SGK.
Nghiên cứu trước 2 biểu đồ hình 48.2 để biết được đặc điểm khí hậu và sự độc đáo của sinh vật Châu Đại Dương.

Bài học đến đây là kết thúc. Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô cùng các em học sinh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Huyền
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)