Bài 47. Châu Nam Cực - Châu lục lạnh nhất thế giới
Chia sẻ bởi Hat Cat Bui |
Ngày 27/04/2019 |
43
Chia sẻ tài liệu: Bài 47. Châu Nam Cực - Châu lục lạnh nhất thế giới thuộc Địa lí 7
Nội dung tài liệu:
CHÂU NAM CỰC
Châu Nam Cực là một lục địa nằm xung quanh Nam Cực của Trái Đất. Đây là nơi lạnh nhất trên Trái Đất và thường xuyên được bao phủ gần như toàn bộ bởi băng.
CHÂU NAM CỰC
SƠ LƯỢC LỊCH SỬ KHÁM PHÁ VÀ NGHIÊN CỨU LỤC ĐỊA NAM CỰC
1) Giai đoạn từ khi phát hiện cho đến Chiến tranh thế giới thứ nhất
a) Người đầu tiên đến vùng Nam cực là nhà hàng hải người Anh - Giêm Cúc.
James Cook
- Thời gian: cuộc thám hiểm kéo dài 3 năm từ 1772- 1775.
Vùng khám phá: Ông đã đi qua phần cực nam Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương , có nơi đạt tới vĩ tuyến 71°10` nam.
Ý nghĩa, kết quả: ông đã tím ra 1 loạt các đảo và quần đảo trong vùng Nam Cực, nhưng chưa đến gần được lục địa Nam Cực. Khi trở về ông dự đoán và chứng minh là có 1 lục địa bị phủ băng, nơi cung cấp các núi băng cho các đại dương.
b) Tác giả: Hai nhà hàng hải người Nga F.F Benlinhauden và M.P.Ladarep.
Bellingshausen Mikhail Petrovich Lazarev
- Thời gian: Năm 1820
Vùng khám phá: các ông đã đi xuống các vĩ độ cao hơn và phát hiện ra lục địa Nam Cực.
Hình ảnh về lục địa Nam
Cực
Kết quả: Ngày 16/1/1820 hai tàu buồm ‘’Phương Đông và Hòa Bình’’ đã đi tới vĩ độ 69°22‘N ở khoảng kinh tuyến 2°T và nhìn thấy bờ lục địa.Sau đó trong suốt 751 ngày đêm lênh đênh trên mặt biển giá lạnh họ đã vẽ được vòng quanh lục địa, quan trắc khí tượng, hải văn và tìm thêm các đất đai mới, nhờ đó họ đã gây được lòng tin tưởng và hào hứng cho các nhà thám hiểm sau này.
c) Tác giả: Nhà thám hiểm người Nauy Boocsơgrêvin.
-Thời gian: Năm 1900
- Vùng khám phá: sau khi vượt qua nhiều băng sơn trùng điệp đã đặt chân tới lục địa Nam Cực và trú đóng tại vùng đất Vichtoria nằm trên bờ biển Rốt.
d) Ngày 16 tháng 1 năm 1901, nhà thám hiểm người Anh Shackleton đã đến cực địa từ, cách địa cực 179 km.
e) Ngày 14 tháng 12 năm 1911, đoàn thám hiểm do nhà thám hiểm Na Uy Roald Amundsen dẫn đầu là đoàn thám hiểm đầu tiên đặt chân đến Nam Cực.
Amundsen
Tàu Fram của Amundsen trên biển Nam
Đội của Amundsen tại Nam Cực, tháng 12 năm 1911. Từ trái sang phải: Amundsen,
f) Ngày 18 tháng 1 năm 1912, đến lượt đoàn thám hiểm do nhà thám hiểm người Anh Robert Falcon Scott đi cùng Ernest Shackleton và Edward Wilson đã đến Địa Cực Nam.
Nhóm của Scott
g) Năm 1914 chuyến Thám hiểm Đế quốc xuyên Châu Nam Cực của Ernest Shackleton được lên kế hoạch với mục tiêu vượt Châu Nam Cực qua Nam Cực, nhưng con tàu của ông, chiếc Endurance, bị mắc kẹt trong băng và đắm 11 tháng sau đó. Chuyến đi xuyên lục địa này không được thực hiện.
2) Giai đoạn từ chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1957
- Năm 1928 lần đầu tiên Uynkin người Anh đến Nam cực.
Đô đốc Hoa Kỳ Richard Evelyn Byrd, với sự hỗ trợ của phi công Bernt Balchen, trở thành người đầu tiên bay qua Nam Cực ngày 29 tháng 11 năm 1929.
Năm 1946- 1947 E.Bớt người Mĩ đã đến Nam Cực bằng máy bay
- Ngày 31 tháng 10 năm 1956 con người mới một lần nữa đặt chân tới Nam Cực, khi một đội do Đô đốc George J. Dufek thuộc Hải quân Mỹ đổ bộ tới đó trong một chiếc máy bay.
- Ngày 30 tháng 12 năm 1989, Arved Fuchs và Reinhold Messner là người đầu tiên tới Nam Cực mà không cần sự trợ giúp của động vật hay máy móc, chỉ dùng ván trượt và sức gió.
Chuyến đi nhanh nhất không có hỗ trợ tới Cực Nam Địa lý từ đại dương kéo dài 33 ngày từ Hercules Inlet và được thực hiện năm 2009 bởi các nhà thám hiểm người Canada Ray Zahab, Richard Weber và Kevin Vallely, đánh bại kỷ lục chỉ mới được lập một tháng trước đó của Todd Carmichael người Mỹ với 39 ngày và 7 giờ
- Sau Amundsen và Scott, người đầu tiên tới Nam Cực theo đường lục địa là Edmund Hillary (4 tháng 1năm 1958) và Vivian Fuchs (19 tháng 1 năm 1958) cùng đội của họ, trong chuyến Thám hiểm Khối thịnh vượng chung xuyên Châu Nam Cực. Có nhiều cuộc thám hiểm sau đó với mục đích tới Nam Cực theo đường xuyên lục địa, gồm các cuộc thám hiểm của Havola, Crary và Fiennes.
Người Việt Nam đầu tiên mang cờ tổ quốc đến Nam Cực.
- Đó là chị Hoàng Thị Minh Hồng. Năm 1997 tổ chức UNESCO tổ chức một chuyến đi tới Nam Cực với tên gọi “Thách thức Nam Cực 1997”. Tham gia đoàn thám hiểm này có đại diện 25 nước và cô gái nhỏ Hoàng Thị Minh Hồng đã phải vượt qua một cuộc thi tuyển vất vả để trở thành người đại diện duy nhất của Việt Nam được đến Nam cực. Có một điều cực kì thú vị là Minh Hồng là người duy nhất trong đoàn thám hiểm mang lá cờ tổ quốc theo bên mình và giương lá cờ ấy tung bay khi vừa đặt chân lên Nam Cực.
NHỮNG ĐIỂM ĐẶC BIỆT CỦA CHÂU NAM CỰC
NGỌ TUYỀN
Nhiệt độ thấp nhất
Do vị trí vùng cực Nam, góc chiếu mặt trời rất nhỏ -> nhận được lượng nhiệt rất ít
Phần lớn ánh mặt trời chiếu xuống bề mặt bị phản chiếu trở lại bởi bề mặt băng trắng xóa. Việc nhận được ít năng lượng từ mặt trời cộng với độ cao địa hình (Nam Cực là lục địa cao nhất thế giới với 2,800m trên mực nước biển) làm cho Nam Cực có khí hậu lạnh nhất trên địa cầu
2. Là cao nguyên băng khổng lồ
Do khí hậu giá buốt gay gắt nên toàn bộ lục địa được bao phủ bởi một lớp băng tuyết dày tạo thành mọt cao nguyên băng khổng lồ.
+ nơi mỏng nhất: 0 m
+ Nơi dày nhất: 3000m
Lớp băng phủ ở đây chiếm tới 99.8% diện tích toàn lục địa
3. Tốc độ gió cao nhất
Nam cực là vùng khí áp cao ; gió từ trung tâm lục địa tỏa ra theo hướng ngược chiều kim đồng hồ với vận tốc thường trên 60km/h.
Ven biển Nam Cực, tốc độ gió bình quân đạt 17-18m/s, đôi lúc tốc độ tăng lên tới 40-50 m/s. Tốc độ gió tối đa nơi đây là 100m/s.
Vùng Nam cực là nơi có nhiều gió bão nhất trên Trái Đất
C
C
4. Châu lục khô hạn nhất
Lượng mưa trung bình hàng năm là 55mm, lên dần lên các vĩ độ cao hơn thì lượng mưa càng giảm đi, chính giữa của châu lục lượng mưa chỉ có 5mm. Tại những điểm gần sát cực nam trái đất, lượng mưa hàng năm gần như bằng 0. So với sa mạc Sahara (châu Phi), lượng mưa nơi đây còn ít hơn. Có thể nói châu Nam Cực là khu vực khô hạn nhất trên thế giới.
Nguyên nhân chủ yếu là vì một khối băng khổng lồ đã được hình thành sau khi băng tuyết rơi xuống bồi đắp lâu ngày trên châu lục này. Thêm vào đó, khí hậu ở đây rất lạnh lại ít được mặt trời chiếu sáng nên lượng băng bị tích tụ hàng năm lớn hơn rất nhiều so với lượng băng tan chảy, từ đó hình thành nên “sa mạc trắng” vô cùng khô hạn.
5. Độ cao trung bình so với mực nước biển lớn nhất
Độ cao trung bình so với mực nước biển của năm khu vực tiêu biểu trên thế giới lần lượt là: Châu Á 950m, Bắc Mĩ 700m, châu Phi 650m, Nam Mĩ 600m, châu Âu 300m, thế nhưng, con số này của Nam Cực lại là 2350 m. Sở dĩ như vậy là vì Nam Cực có dải băng rất dày và lớn. Độ dày bình quân của dải băng này là 2200m, có nơi tới 4800m, khiến cho độ cao trung bình của châu Nam Cực so với mặt nước biển đứng số một thế giới.
6. Châu lục hoang sơ và vắng vẻ nhất thế giới
Cho tới nay, Nam Cực là châu lục duy nhất trên thế giới chưa có cư dân sinh sống. Chỉ có một số chuyên gia khoa thuộc các quốc gia khác nhau tới đây làm việc trong những khoảng thời gian ngắn. Số người này mỗi năm chỉ có khoảng 2000 người.
Bốn phía là nước biển, hoàn cảnh khí hậu vô cùng khắc nghiệt và lạnh giá khiến cho các loài sinh vật nơi đây trở nên khan hiếm. Thực vật chỉ có những loài bậc thấp như rêu, địa y hay một số loài động vật như chim cánh cụt, hải cẩu.. thích ứng được trong môi trường tự nhiên và hệ sinh thái khắc nghiệt này.
Có giả thiết cho rằng châu Nam Cực đã từng có người ở. Họ dựa theo bằng chứng về một bản đồ được lập bởi đô đốc Piri Reis (thuộc hạm đội của đế chế Ottoman) vẽ và mô tả về châu này vào thế kỷ 16. Tuy nhiên cho đến nay, nhân loại vẫn chưa chọn vùng đất lạnh giá này làm nơi định cư của mình.
7. Châu lục sạch sẽ nhất thế giới
Cho tới nay, Nam Cực vẫn chưa có con người cư trú. Chất thải công nghiệp cũng chưa xuất hiện. Số ít những nhân viên khảo sát, nhà khoa học và du khách cũng không thể ảnh hưởng lớn đối với hệ sinh thái nơi đây. Vì vậy, châu Nam Cực vẫn là một thế giới băng tuyết sạch sẽ và ở trong trạng thái nguyên thủy.
Đây thực sự là vùng đất “tinh khiết” nhất, một công viên hoang dã theo đúng nghĩa của nó. Do vậy Nam Cực trở thành môi trường thực nghiệm lí tưởng nhất đối với các nhà khoa học, nhất là khoa học môi trường.
8. Châu lục có tỉ lệ các nhà khoa học cao nhất
Do châu Nam cực là châu lục được phát hiện ra muộn nhât nên đây là nơi ẩn chứa những điều bí ẩn mà con người chưa có lời giải đấp. Các nhà khoa học từ các quốc gia trên thế giới đã đến đây tìm tòi, khảo sát, nghiên cứu về châu lục bí ẩn này
9. Nơi có lượng nước ngọt lớn nhất thế giới
Các tảng băng Nam Cực chứa khoảng 70% lượng nước ngọt của Trái đất.
10. Hệ thống sinh vật biển phong phú nhất
Các đại dương bao quanh Nam Cực có nguồn tài nguyên sinh vật rất phong phú. Nhờ môi trường nước lạnh giàu oxi, đây là nơi tập trung khối sinh vật phù du rất lớn. Chúng là nguồn nuôi dưỡng cho nhiêu loài sinh vật khác nhau theo mối quan hệ của một chuỗi thức ăn: tôm, cá mực, các lòa cá, hải cẩu, chim biển, chim cánh cụt, báo biển…
Chim cánh cụt
Cá voi xanh
Hải âu
Hải cẩu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hat Cat Bui
Dung lượng: |
Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)