Bài 47. Châu Nam Cực - Châu lục lạnh nhất thế giới

Chia sẻ bởi Trần Kim Đông | Ngày 27/04/2019 | 42

Chia sẻ tài liệu: Bài 47. Châu Nam Cực - Châu lục lạnh nhất thế giới thuộc Địa lí 7

Nội dung tài liệu:


TRƯỜNG THCS PHAN BỘI CHÂU
KÍNH CHÀO CÁC THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH!
Kiểm tra bài cũ:
Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 6, em hãy cho biết trên thế giới có mấy châu lục? Đó là những châu lục nào?

Trên thế giới có 6 châu lục: Châu Á, Âu, Phi, Mĩ, Đại Dương, Nam Cực.
CHÂU NAM CỰC
BẢN ĐỒ THẾ GIỚI
CHÂU PHI
CH�U MI
CHÂU NAM CỰC
CHƯƠNG VIII
I - KHÁI QUÁT VỀ CHÂU NAM CỰC :
Quan sát H.47.1 và nội dung sách giáo khoa nêu vị trí, giới hạn, diện tích của châu Nam Cực?
+ Vị trí : từ vòng Cực Nam đến Cực Nam.
+ Giới hạn : gồm lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa.
+ Diện tích : 14,1 triệu km2 .
Tiết 54
Bài 47
CHÂU NAM CỰC- CHÂU LỤC LẠNH NHẤT THẾ GIỚI
I - KHÁI QUÁT VỀ CHÂU NAM CỰC :
II - ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN:
1 – Khí hậu:
Tiết 54
Bài 47
CHÂU NAM CỰC- CHÂU LỤC LẠNH NHẤT THẾ GIỚI
C
C
T
T
Dựa vào H.47.2 hãy nhận xét chế độ nhiệt của châu Nam Cực?
Nhóm chẳn: Nhận xét chế độ nhiệt ở trạm Lit-tơn A-mê-ri-can ?
Nhóm lẻ: Nhận xét chế độ nhiệt ở trạm Vô-xtôc?
Nhiệt độ cao nhất vào tháng 1 khoảng – 100C
Nhiệt độ cao nhất vào tháng 1 khoảng – 370C
Nhiệt độ thấp nhất vào tháng 9 khoảng – 420C
Nhiệt độ thấp nhất vào tháng 10 khoảng – 730C
HOẠT ĐỘNG NHÓM
Nêu đặc điểm chung khí hậu Nam Cực ?
Đặc điểm Khí hậu Nam Cực :
-Giá lạnh quanh năm.
(Nhiệt độ quanh năm < 00C)

_Nhiều gió bão nhất thế giới. Vận tốc gió thường > 60 km/giờ .

Hãy giải thích tại sao khí hậu Nam Cực vô cùng giá lạnh như vậy?
Nằm ở vùng cực Nam nên đêm địa cực kéo dài.
Mùa hạ tuy có ngày kéo dài, song cường độ bức xạ yếu
Tia sáng bị mặt tuyết khuyếch tán mạnh.
GIÓ KẺ THÙ Ở ĐỚI LẠNH.
“Ở Nam Cực cái lạnh thật khủng khiếp, song gió càng khủng khiếp hơn. Gió mạnh kèm theo bão tuyết ở Nam Cực có thể kéo dài hàng tuần. Trong khung cảnh hoang vắng mênh mông, bão tuyết càng làm cho người ta dễ mất phương hướng. Bởi trong điều kiện lạnh và đói thì cuộc sống con người chẳng kéo dài được là bao. Gió như bốc tuyết ném thẳng vào người làm mắt không thể mở ra được, trong tiết lạnh mấy chục độ âm, không khí như đông đặc lại và trong cơn gió mạnh lại càng làm người ta khó thở hơn”.
I - KHÁI QUÁT VỀ CHÂU NAM CỰC :
II - ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN:
1. Khí hậu:
2 Địa hình:
Quan sát H.47.3 cho biết đặc điểm nổi bật của bề mặt lục địa Nam cực?
Là một cao nguyên băng khổng lồ, cao trung bình trên 2000m.
Thể tích trên 35 triệu km3.
Tiết 54
Bài 47
CHÂU NAM CỰC- CHÂU LỤC LẠNH NHẤT THẾ GIỚI
Sự tan băng của châu Nam Cực sẽ ảnh hưởng đến đời sống của con người như thế nào?
Rất nguy hiểm cho tàu bè qua lại.
Mực nước biển dâng cao 70m, diện tích các lục địa sẽ hẹp lại, nhiều đảo bị nhấn chìm.
Slide15
Theo em, chúng ta cần có những biện pháp gì để hạn chế sự tan băng ở châu Nam Cực?
Hội nghị thượng đỉnh tại copenhagen ( 12 – 2009)
I - KHÁI QUÁT VỀ CHÂU NAM CỰC :
II - ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN:
1 – Khí hậu:
2 – Địa hình:
3 – Sinh vật:
Tiết 54
Bài 47
CHÂU NAM CỰC- CHÂU LỤC LẠNH NHẤT THẾ GIỚI
CáVoi xanh
CHÂU NAM CỰC
BÀI 47 :
CHÂU LỤC LẠNH NHẤT THẾ GIỚI
I - KHÁI QUÁT VỀ CHÂU NAM CỰC :
II - ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN:
1 – Khí hậu:
2 – Địa hình:
3 – Sinh vật :
- Thực vật không thể tồn tại.
- Động vật gồm chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo,chim biển, cá voi xanh…
4 – Khoáng sản :
Nam Cực giàu khoáng sản như : Than, sắt, đồng, dầu mỏ, khí tự nhiên…
Tiết 54
Bài 47
Tr?m Amundsen - Hoa Kì
III - Lịch sử khám phá và nghiên cứu Nam Cực :
Con người khám phá và đặt chân đến Nam Cực thời gian nào ?
Ngày 14/12/1911 ROALD AMUNDSEN và đoàn thám hiểm NA-UY LÀ NHỮNG NGƯƠÌ ĐẦU TIÊN ĐẾN NAM CỰC.
Lịch sử thám hiểm
Năm 1773, nhà thám hiểm hàng hải người Anh James Cook đã đi vòng quanh châu nam cực và vượt vòng nam cực, tới vĩ tuyến 71°10` nam.
Năm 1820, hai nhà thám hiểm người Nga Bellingshausen (Fabian Gottlieb von Bellingshausen, Фаддей Фаддеевич Беллинсгаузен) và Lazarev (Mikhail Petrovich Lazarev, Михаил Петрович Лазарев) đã nhìn thấy bờ lục địa.
Ngày 16 tháng 1 năm 1901, nhà thám hiểm người Anh Shackleton (Sir Ernest Henry Shackleton) đã đến cực địa từ, cách địa cực 179km.
Ngày 14 tháng 12 năm 1911, đoàn thám hiểm do nhà thám hiểm Na Uy Roald Amundsen dẫn đầu là đoàn thám hiểm đầu tiên đặt chân đến Nam Cực
Ngày 18 tháng 1 năm 1912, đến lượt đoàn thám hiểm do nhà thám hiểm người Anh Robert Falcon Scott dẫn đầu là đoàn thám hiểm thứ hai đến Nam Cực


Mikhail Petrovich Lazarev


James Cook
Shackleton
Bellingshausen
NHẬT KÍ CỦA ROBERT FALCON SCOTT
Scott là một người nước Anh, một nhà thám hiểm Nam Cực nổi tiếng. Ông đã đặt chân đến Nam Cực vào ngày 18/1/1912 (Người đầu tiên đặt chân lên Nam Cực là Amunxen vào ngày 15/12/1911). Song trên đường trở về ông đã chết vì lạnh và kiệt sức.
“Thứ sáu ,ngày 16 hay 17/3/1912 tôi đã mất hoàn toàn khái niệm về ngày tháng, cái lạnh thật khủng khiếp giữa trưa mà vẫn -400C. Chúng tôi luôn nói về trạm, nơi để thức ăn chỉ cách đây vài mươi cây số. Nhưng tôi chắc chắn rằng: không một ai trong chúng tôi hy vọng đến đó được. Bão tuyết đang nổi lên và ngày mai nó sẽ ngăn chân chúng tôi lại.
Thứ ba, ngày 29/3: Từ ngày 21 bão tuyết có dịu đi nhiều lần chúng tôi định lên đường, nhưng tuyết cứ đỗ xuống dày hơn. Bây giờ thì thật sự tuyệt vọng. Chúng tôi cứ yêu dần đi và cái chết ngày càng đến gần, thật là đáng sợ, tôi không thể viết tiếp được nữa”.
Nhóm scott
Người Việt Nam đầu tiên mang cờ tổ quốc đến Nam Cực.
Đó là chị Hoàng Thị Minh Hồng. Năm 1997 tổ chức UNESCO tổ chức một chuyến đi tới Nam Cực với tên gọi “Thách thức Nam Cực 1997”. Tham gia đoàn thám hiểm này có đại diện 25 nước và cô gái nhỏ Hoàng Thị Minh Hồng đã phải vượt qua một cuộc thi tuyển vất vả để trở thành người đại diện duy nhất của Việt Nam được đến Nam cực. Có một điều cực kì thú vị là Minh Hồng là người duy nhất trong đoàn thám hiểm mang lá cờ tổ quốc theo bên mình và giương lá cờ ấy tung bay khi vừa đặt chân lên Nam Cực.
Chị Hoàng Thị Minh Hồng


Người Việt Nam đã có mặt ở Nam Cực ba lần là chị Tạ Phùng Xuân[1] làm việc cho trạm thiên văn của Mỹ tại đây: lần thứ nhất từ ngày 8 tháng 2 đến 18 tháng 11 năm 2004, lần thứ hai từ 18 tháng 11 năm 2005 tới 2 tháng 2 năm 2006 và lần thứ ba từ 8 tháng 12 năm 2006 đến ngày 8 tháng 2 năm 2007, với nhiệm vụ thanh tra hoặc kiếm soát các dự án, phòng thí nghiệm của nhóm khoa học Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ tại Nam Cực (NSF-en:National Science Foundation) như Kính thiên văn Nam cực (en:South Pole Telescope), Ice Cube Lab đặt những neutrino detector sâu khoảng 2.000m xuống lòng đá Nam Cực, phòng thí nghiệm đo khí tượng ở Nam Cực, nhà máy phát điện, khu chung cư cho nhóm khoa học gia, phòng chữa xe hơi, phòng thể thao.
Tính đến năm 1984 đã có 36 trạm nghiên cứu của nhiều nước
- "Hiệp ước Nam Cực" được ký vào thời gian nào, gồm bao nhiêu nước, nhằm mục đích gì?
- Ngày 1/12/1959, 12 nước kí "Hiệp ước Nam Cực" -- Vì mục đích hòa bình, không phân chia lãnh thổ và tài nguyên

Đức
Hà lan
nIU DI LÂN
CHI LÊ
ANH
HOA Kỳ
THUỵ Sĩ
ÔXTRÂYLIA
nA UY
PHáP
nHậT BảN
AC HEN TI NA
Slide2
Hoàn chỉnh sơ đồ sau để thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố làm nên đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực bằng cách sử dựng các cụm từ thích hợp sau:
Cao nguyên băng khổng lồ- bão- chiếm trọn vòng cực Nam- thấp- chim- cao- thú- tôm- cá- động vật
Vị trí địa lí (1)
…………………..
Khí hậu khắc nghiệt
Nhiệt độ……., khí áp……, gió…….
Cảnh quan tự nhiên
…………(5)……………
Sinh vật ven biển
(6)
(7)
(8)
Chim thú
Tôm, cá
Động vật
thấp
cao
bão
Cao nguyên băng khổng lồ
Khí hậu khắc nghiệt
Nhiệt độ…(2)., khí áp…(3)…, gió…(4).
Chiếm trọn vòng cực Nam
thấp
cao
bão
Nội dung của “Hiệp ước Nam Cực”là:
Phân chia lãnh thổ hợp lí
Khai thác nguồn khoáng sản chung
Đánh bắt các loại hải sản
Nghiên cứu khoa học vì mục đích hoà bình.
Về nhà : Học bài,làm bài tập 2
Chuẩn bị bài mới: Thiên nhiên châu Đại Dương(tìm hiểu nguồn gốc của các đảo Châu Đại Dương)
DẶN DÒ:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Kim Đông
Dung lượng: | Lượt tài: 6
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)