Bài 47. Châu Nam Cực - Châu lục lạnh nhất thế giới

Chia sẻ bởi Phan Thị Phương Thúy | Ngày 27/04/2019 | 51

Chia sẻ tài liệu: Bài 47. Châu Nam Cực - Châu lục lạnh nhất thế giới thuộc Địa lí 7

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS HỒNG BÀNG
Tổ Sử- Địa –Công Dân
Giáo viên: Phan Thi Phương Thúy
HÂN HẠNH ĐÓN CHÀO
QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH THÂN MẾN





CHƯƠNG VIII. CHÂU NAM CỰC
Bài 47: CHÂU NAM CỰC
CHÂU LỤC LẠNH NHẤT THẾ GIỚI

Bài 47: CHÂU NAM CỰC
CHÂU LỤC LẠNH NHẤT THẾ GIỚI
Quan sát hình 47.1:
- Xác định vị trí, giới hạn,
diện tích của châu Nam
cực?

- Vị trí địa lí đó ảnh
hưởng như thế nào
đến khí hậu của châu
lục?
Cực nam
1. Vị trí địa lí:

Bài 47: CHÂU NAM CỰC
CHÂU LỤC LẠNH NHẤT THẾ GIỚI
1. Vị trí địa lí:
- Vị trí: từ vòng cực
Nam đến cực Nam
→ khí hậu lạnh giá, khắc nghiệt.

Gồm 2 bộ phận: lục địa Nam cực và các đảo ven lục địa.

- Diện tích: 14,1 triệu km2
- Quan sát và phân tích biểu đồ nhiệt độ 2 trạm sau.
- Nhận xét về khí hậu của châu Nam Cực?
THẢO LUẬN NHÓM ĐÔI
THẢO LUẬN NHÓM ĐÔI
THẢO LUẬN NHÓM ĐÔI
Hãy giải thích tại sao khí hậu Nam Cực vô cùng giá lạnh như vậy?
Vì sao nhiệt độ ở Tram Vô-x tốc lại lạnh hơn Trạm Lit-tơn A-mê-ri-can?

Hãy giải thích tại sao khí hậu Nam Cực vô cùng giá lạnh như vậy?
Nằm ở vùng cực Nam nên mùa đông đêm địa cực kéo dài. Mùa hạ cường độ bức xạ yếu, tia sáng bị mặt tuyết khuyếch tán mạnh.
Là một lục địa rộng, khả năng tích trữ năng lượng nhiệt của lục địa kém, nhiệt lượng thu được trong mùa hạ nhanh chóng bức xạ hết.
Băng tuyết nhiều nhiệt độ thấp quanh năm.

Bài 47: CHÂU NAM CỰC
CHÂU LỤC LẠNH NHẤT THẾ GIỚI
Vị trí địa lí:
Đặc điểm tự nhiên:
a. Khí hậu:
Vòng cực nam
Cực nam
Quan sát hình 47.1:
Xác định vị trí và độ cao của hai trạm khí tượng:
Lit-tơn A-me-ri-can
Vô-xtốc

Bài 47: CHÂU NAM CỰC
CHÂU LỤC LẠNH NHẤT THẾ GIỚI

Vị trí địa lí:
Đặc điểm tự nhiên:
a. Khí hậu: lạnh giá, khắc nghiệt, nhiều gió bão nhất thế giới (là vùng khí áp cao).
b. Địa hình:

Dựa vào hình 47.3, nêu đặc điểm nổi bật của địa hình châu Nam Cực?

Bài 47: CHÂU NAM CỰC
CHÂU LỤC LẠNH NHẤT THẾ GIỚI

Vị trí địa lí:
Đặc điểm tự nhiên:
a. Khí hậu: lạnh giá, khắc nghiệt, nhiều gió bão nhất thế giới (là vùng khí áp cao).
b. Địa hình: là một cao nguyên băng khổng lồ ( do băng tuyết phủ quanh năm)

Sự tan băng của châu Nam Cực sẽ ảnh hưởng đến đời sống của con người trên Trái đất như thế nào?
Thể tích băng ở Nam Cực chiếm 90% diện tích thể tích nước ngọt dự trữ của thế giới.
Nếu băng của Nam Cực tan hết thì mực nước biển dâng cao 70m, diện tích các lục địa sẽ hẹp lại, nhiều đảo bị nhấn chìm.
THẢO LUẬN NHÓM ĐÔI
NHÓM 1+ 2
- Nghiên cứu đặc điểm sinh vật và khoáng sản
+ Sinh vật ở châu Nam Cực có đặc điểm gì? Phát triển như thế nào?
+ Nêu các loại tài nguyên khoáng sản quan trọng?
NHÓM 3+4:
Trình bày các mốc thời gian quan trọng trong lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực.
“Hiệp ước Nam Cực” là gì?
Đặc điểm dân cư của châu Nam Cực

Bài 47: CHÂU NAM CỰC
CHÂU LỤC LẠNH NHẤT THẾ GIỚI

Vị trí địa lí:
Đặc điểm tự nhiên:
a. Khí hậu: lạnh giá, khắc nghiệt, nhiều gió bão nhất thế giới (là vùng khí áp cao).
b. Địa hình: là một cao nguyên băng khổng lồ
c. Sinh vật:
- Thực vật: không thể tồn tại.
- Động vật: khá phong phú, có khả năng chịu rét giỏi( chim cánh cụt, hải cẩu, cá voi xanh…). Tuy nhiên nhiều động vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
d. Khoáng sản: giàu than đá, sắt, đồng, dầu mỏ,…



Bài 47: CHÂU NAM CỰC
CHÂU LỤC LẠNH NHẤT THẾ GIỚI

Vị trí địa lí:
Đặc điểm tự nhiên:
3. Vài nét về lịch sử khám phá và nghiên cứu:
- Phát hiện muộn cuối thế kỉ XIX.
- Nghiên cứu muộn đầu thế kỉ XX.
- Không có dân cư sinh sống thường xuyên.
Người Việt Nam đầu tiên mang cờ tổ quốc đến Nam Cực.
Đó là chị Hoàng Thị Minh Hồng. Năm 1997 tổ chức UNESCO tổ chức một chuyến đi tới Nam Cực với tên gọi “Thách thức Nam Cực 1997”. Tham gia đoàn thám hiểm này có đại diện 25 nước và cô gái nhỏ Hoàng Thị Minh Hồng đã phải vượt qua một cuộc thi tuyển vất vả để trở thành người đại diện duy nhất của Việt Nam được đến Nam cực. Có một điều cực kì thú vị là Minh Hồng là người duy nhất trong đoàn thám hiểm mang lá cờ tổ quốc theo bên mình và giương lá cờ ấy tung bay khi vừa đặt chân lên Nam Cực.
Tự nhiên châu Nam Cực có đặc điểm gì nổi bật?
Là nơi có nhiều gió bão nhất thế giới.
Là châu “cực lạnh” của thế giới và không có dân cư ở thường xuyên.
Là nơi chiếm 90% dự trữ nước ngột của thế giới.
Là nơi thực vật nghèo nhất so với các châu lục khác.
Tất cả đều đúng.
Nội dung của “hiệp ước Nam Cực” quy định 12 nước đã kí,cùng nhau:
Phân chia lãnh thổ hợp lí
Khai thác nguồn khoáng sản chung
Đánh bắt các loại hải sản
Nghiên cứu khoa học vì mục đích hoà bình.
Chim cánh cụt ở Nam Cực
Dặn dò
Học thuộc và ghi nhớ nội dung bài học.
Làm toàn bộ các bài tập trong vở thực hành.
Sưu tầm các tranh ảnh liên quan đến bài Thiên nhiên châu Đại dương.
Soạn bài mới: Thiên nhiên Châu đại dương
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Thị Phương Thúy
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)