Bài 47: Châu Nam Cực

Chia sẻ bởi Hoàng Thanh Tú | Ngày 26/04/2019 | 171

Chia sẻ tài liệu: bài 47: Châu Nam Cực thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Khái quát về Châu Nam Cực
1.Vị trí địa lí:
Nằm gần hoàn toàn trong vòng cực Nam.
2. Đặc điểm tự nhiên:
a. Khí hậu:
-Rất giá lạnh
-Nhiệt độ quanh năm dưới 0oC
-Nhiều gió bão nhất trên thế giới,vận tốc gió
thường trên 60km/giờ.

b. Địa hình:
Là một cao nguyên băng khổng lồ. Cao trên 3000m.
c. Sinh vật:
-Thực vật: không có
-Động vật: chim cánh cụt, cá voi xanh, hải cẩu, báo biển…
d. Khoáng sản:
Giàu than đá, sắt, đồng,giàu mỏ, khí tự nhiên.
3.Vài nét về lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực
- Được phát hiện và nghiên cứu muộn nhất.
- Chưa có dân cư sống thường xuyên.

Vị trí,địa hình và khí hậu
Vị trí
Nằm ở cực Nam của Trái Đất.
Có diện tích nhỏ nhất trong các châu lục (14.2 triệu km)
Bao gồm châu Nam Cực và các đảo ven lục địa.
Được bao bọc bởi Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.
b) Địa hình

Là một cao nguyên băng khổng lồ với độ cao trên 2000.
Toàn bộ lục địa gần như được bao phủ bởi băng, có tổng thể tích trên 35 triệu km3,chiếm 90% luợng băng của thế giới.


Cấu tạo địa chất:
Tầng đá gốc: bao gồm đá trầm tích, đá kết tinh và đá biến chất
Lớp băng phủ trên mặt thường di chuyển làm cho bề mặt lục địa trở nên bằng phẳng, có dạng khum mai rùa.
c) Khí hậu
Khí hậu
Rất lạnh giá ( là cực lạnh của thế giới)
Đây là vùng có khí áp cao
Nơi có nhiều gió bão trên thế giới, vận tốc gió thường trên 60km/giờ.


Trạm Lít-tơn A-mê-ri-can
Nhiệt độ cao nhất tháng1. (-10oC)
Nhiệt thấp nhất vào tháng 9. (-42oC)
Trạm Vô-xtốc
Nhiệt độ cao nhất tháng1. (-37oC )
Nhiệt độ thấp nhất tháng 10. (-73oC)
Thiên nhiên
Thực vật: chủ yếu là dương xỉ & địa y, còn lại không sinh trưởng được do khí hậu quá khắc nghiệt
Động vật: chủ yếu là các loài có khả năng thích nghi với cái lạnh khắc nghiệt.
Khoáng sản: giàu khoáng sản ( than, sắt, đồng,…). Có tiềm năng về dầu mỏ và khí tự nhiên.



Bạn có biết?

Ở châu Nam Cực có khí hậu như vậy vì:
Nằm ở vùng cực Nam nên đêm địa cực kéo dài.
Mùa hạ tuy có ngày kéo dài, song cường độ bức xạ yếu
Tia sáng bị mặt tuyết khuyếch tán mạnh.

Sự nóng dần lên của trái đất có ảnh hưởng gì tới châu Nam Cực?

Nguyên nhân:
Hiệu ứng nhà kính được tạo ra do quá trình sản xuất cũng như sinh hoạt của con người. Trái đất trở thành một quả cầu giữ nhiệt, và từ đó nhiệt độ của nó không ngừng tăng lên theo thời gian.
2. Hậu quả
Băng tan làm nước biển dâng cao, dẫn đến nguy cơ mất những đảo quốc có độ cao xấp xỉ mực nước biển và những vùng đất thấp ven biển, đặc biệt là Nhật Bản và Venice.
Nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loài động thực vật trước giờ chỉ quen sống trong khí hậu lạnh giá,....
Lịch sử thám hiểm
Năm 1773, nhà thám hiểm hàng hải người Anh James Cook đã đi vòng quanh Châu Nam Cực.
Năm 1820, hai nhà thám hiểm người Nga Bellingshausen và Lazarev đã nhìn thấy bờ lục địa.
Ngày 16 tháng 1 năm 1901, nhà thám hiểm người Anh Shackleton đã đến cực địa từ, cách địa cực 179km.
Ngày 14 tháng 12 năm 1911, đoàn thám hiểm do nhà thám hiểm Na Uy Roald Amundsen dẫn đầu là đoàn thám hiểm đầu tiên đặt chân đến Nam Cực
Ngày 18 tháng 1 năm 1912, đến lượt đoàn thám hiểm do nhà thám hiểm người Anh Robert Falcon Scott dẫn đầu là đoàn thám hiểm thứ hai đến Nam Cực .
Hiệp ước Nam Cực

Được kí ngày 1/12/1959 bởi 12 quốc gia.
Nội dung:
Khảo sát trong giới hạn.
Mục đích vì hoà bình
Không phân chia lãnh thổ, tài nguyên.
Một số trạm nghiên cứu ở châu Nam Cực
Dân số
Châu Nam Cực bị băng tuyết bao phủ quanh năm. Vì thế không có cư dân sinh sống thường xuyên.

Dân số cụ thể:
~1.000 về mùa đông
~4000 về mùa hè (không cố định)

Nhóm 7:
Trần Thanh Trâm
Lê Anh Quang
Đặng Hoàng Liên Anh
Hoàng Thanh Tú
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Thanh Tú
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)