Bài 46. Thực vật góp phần điều hoà khí hậu

Chia sẻ bởi Lê Mậu Hoàng | Ngày 23/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: Bài 46. Thực vật góp phần điều hoà khí hậu thuộc Sinh học 6

Nội dung tài liệu:

THỰC VẬT GÓP VAI TRÒ
ĐiỀU HÒA KHÍ HẬU
KIỂM TRA BÀI CŨ
- Quang hợp là gì? Ý nghĩa của quá trình quang hợp?
Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cacbonic và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí oxi.
Ý nghĩa:
+ Tạo chất hữu cơ.
+ Cung cấp khí oxi cho quá trình hô hấp và giữ cho lượng khí cacbonic và oxi trong không khí luôn ổn định.
Chất hữu cơ
O2
Quang hợp
Bảng: Thành phần không khí
CHƯƠNG X. VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT
BÀI 46. THỰC VẬT GÓP PHẦN ĐIỀU HÒA KHÍ HẬU
CHƯƠNG X. VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT
BÀI 46. THỰC VẬT GÓP PHẦN ĐIỀU HÒA KHÍ HẬU
1. Nhờ đâu hàm lượng khí cacbonic và oxi trong không khí được ổn định.
 Các em hãy quan sát hình “Sơ đồ trao đổi khí” và trả lời câu hỏi sau:
? Môi trường nào có chứa lượng khí cacbonic và khí oxi nhiều?
? Các hoạt động nào thải khí cacbonic vào trong không khí nhiều?
? Hoạt động nào làm giảm lượng khí cacbonic và làm tăng lượng khí oxi trong không khí?
BÀI 46. THỰC VẬT GÓP PHẦN ĐIỀU HÒA KHÍ HẬU
Nhà máy
Khí CO2 và O2 trong không khí
co2
co2
co2
co2
O2
O2
O2
Hô hấp
Quang hợp
Hình 46.1. Sơ đồ trao đổi khí
Đốt cháy
Phân hủy
Hợp chất có cacbon
O2
Nhà máy
Khí cacbônic và ôxi trong không khí
CO2
CO2
CO2
CO2
O2
O2
O2
Hô hấp
Quang hợp
Hình 46.1. Sơ đồ trao đổi khí
Phân hủy
Hợp chất có cacbon
O2
? Nếu như không có thực vật thì điều gì sẽ xảy ra?
Chỉ có hô hấp của động vật và các sinh vật khác, hoạt động đốt cháy.
 Lượng khí cacbonic sẽ tăng lên và lượng oxi giảm đi  các sinh vật sẽ không tồn tại được.
? Nhờ đâu hàm lượng khí cacbonic và khí oxi trong không khí được ổn định?
 Trong quá trình quang hợp thực vật lấy vào khí cacbonic và thải ra khí oxi nên đã góp phần giữ cân bằng các khí này trong không khí.
BÀI 46. THỰC VẬT GÓP PHẦN ĐIỀU HÒA KHÍ HẬU
EM CÓ BIẾT?
Mỗi năm 1 ha rừng đã nhả vào không khí 16 – 30 tấn oxi. Oxi thoát ra được gió phát tán vào khoảng không gian rộng lớn, duy trì sự sống ở mọi nơi.
Những hình ảnh tuyệt đẹp về `chống biến đổi khí hậu`
Theo www.zing.vn Chú chim đại bàng khổng lồ bay qua một cánh đồng các tấm pin năng lượng mặt trời là một trong những tác phẩm nghệ thuật sắp đặt kỳ vĩ được dàn dựng ở hàng chục địa điểm trên khắp hành tinh.
Các tác phẩm này đủ lớn để có thể được chụp hình lại bởi những vệ tinh cách bề mặt Trái Đất 400 dặm. Các nhà tổ chức đã phối hợp hàng ngàn người để tạo nên một tác phẩm nghệ thuật trong vài giây trong khi vệ tinh bay trên không với tốc độ 17.000 dặm/h.
Đây là một phần của 350 EARTH (350 Trái Đất), dự án nghệ thuật mang quy mô toàn hành tinh được chỉ đạo bởi Bill McKibben và chiến dịch toàn cầu chống biến đổi khí hậu. Con số 350, tên của chiến dịch, để chỉ mức hàm lượng carbon an toàn cho bầu khí quyển trái đất (350 phần triệu) mà loài người cần phải nỗ lực hành động để giảm xuống mức này, từ mức hiện nay là 390 phần triệu.
Các tác phẩm nghệ thuật sắp đặt, từ hình ảnh con gấu Bắc Cực khổng lồ trên một dòng sông băng ở Iceland cho đến một tác phẩm điêu khắc dưới nước phức tạp ngoài khơi bờ biển Mehico, được ra mắt một tuần trước Hội nghị Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu tại Cancun, Mehico, nơi lãnh đạo các quốc gia sẽ tiếp tục cố gắng tạo ra các tiến triển trong thoả thuận về hiệp ước khí hậu toàn cầu.
“Nghệ thuật có thể truyền đạt mối đe doạ mà biến đổi khí hậu gây ra cho hành tinh của chúng ta bằng một cách khác với khoa học,” ông Bill McKibben, người sáng lập 350.org cho biết. “Các nhà khoa học hàng đầu thế giới đã dùng khoa học để thức tỉnh các chính trị gia về khủng hoảng khí hậu, và giờ đây chúng tôi sẽ nhờ tới nghệ thuật hỗ trợ.”
Nghệ sĩ biểu diễn nghệ thuật trên không Spectral Q đã cùng với những công dân của thành phố Los Angeles tạo thành hình ảnh chim đại bàng khổng lồ bay qua một cánh đồng các tấm pin thu năng lượng mặt trời.
Tại thành phố New York, một bức tranh miêu tả đường bờ biển thành phố New York và New Jersey khi mực nước biển dâng lên 7m, được thực hiện trên một nóc nhà.
Tại Úc, số 350 sẽ được tái hiện qua một màn trình diễn ánh sáng nhằm cảnh báo loài người về rủi ro từ những đám cháy bùng phát trong tự nhiên ngày càng nhiều nếu như sự nóng lên toàn cầu không được kiềm chế ngay bây giờ
Các công dân trẻ tại Santo Domingo, nước Cộng hoà Dominica, cùng làm thành một bức tranh miêu tả ngôi nhà của họ bị nhấn chìm do mực nước biển dâng.
Tại Mexico City, hàng ngàn trẻ em đã tạo hình một cơn bão lớn, và số 350 được đặt trong mắt bão.
"Nghệ thuật không thể thay thế cho các hành động của chính phủ, nhưng nó có thể tạo ra một phong trào quần chúng về bảo vệ khí hậu".
2. Thực vật giúp điều hòa khí hậu
BÀI 46. THỰC VẬT GÓP PHẦN ĐIỀU HÒA KHÍ HẬU
Các em hãy đọc thông tin sau
 Trong cùng một khu vực nhưng giữa nơi có rừng và nơi trống, khí hậu không hoàn toàn giống nhau. Sự khác nhau đó được ghi lại thành bảng so sánh sau đây:
Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi sau:
Tại sao trong rừng râm mát còn ở bãi trống nóng và nắng gắt?
Tại sao bãi trống khô, gió mạnh còn trong rừng ẩm gió yếu?
Trong rừng tán lá râm. Ánh sáng khó lọt xuống dưới nên râm mát còn bãi trống không có đặc điểm này.
Trong rừng cây thoát hơi nước và cản gió nên trong rừng ẩm và gió yếu, còn bãi trống thì ngược lại.
Từ bảng trên, hãy cho biết:
Lượng mưa giữa hai nơi A và B khác nhau như thế nào?
Nguyên nhân nào khiến khí hậu giữa hai nơi A và B khác nhau?
- Từ đó rút ra kết luận gì?
BÀI 46. THỰC VẬT GÓP PHẦN ĐIỀU HÒA KHÍ HẬU
Lượng mưa cao hơn ở nơi có rừng.
Nguyên nhân khiến cho khí hậu giữa hai nơi khác nhau là do sự có mặt của thực vật.
 Nhờ tác dụng cản bớt ánh sáng và giảm tốc độ gió, thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu tăng lượng mưa của khu vực.
 Các em hãy nêu những tác hại của việc chặt phá rừng không có kế hoạch đã ảnh hưởng đến việc điều hòa khí hậu? (qua sưu tầm của các em)
Một số hình ảnh biến đổi khí hậu
Một vũng nước do băng tan để lại trên bề mặt dòng sông băng Humboldt ở Greenland, ảnh được chụp vào ngày 31/7/2009.
Hình ảnh khô hạn của hồ Curuai thuộc bang Para (Brazil) được chụp vào ngày 27/10/2005. Đây là đợt khô hạn nhất tại khu vực sông Amazon từ trước tới nay.
Một phụ nữ người Ấn Độ đang đi lấy nước trên lòng hồ Osman Sagar bị khô cạn do hạn hán.
Một ngư dân đang đánh cá ở vùng Ice Fjord thuộc Greenland vào ngày 3/7/2009. Dòng sông băng ở đây đã trở thành một dấu hiệu của sự thay đổi khí hậu khi từ năm 2001 đến năm 2005, 94km2 bề mặt dòng sông băng này đã bị tan chảy do sự ấm lên toàn cầu.
Người đi xe máy dồn về một ngã tư trong giờ cao điểm tại Đài Loan ngày 29/10/2009. Hiện tại, có khoảng 8,8 triệu xe máy và 4,8 triệu ô tô đang được lưu thông ở Đài Loan. Các con đường hầu như lúc nào cũng bị lấp đầy bởi những phương tiện giao thông. Điều này càng khiến hiện tượng ấm lên toàn cầu thêm trầm trọng.
Khách sạn Chin shuai ở thành phố Chihpen, Đài Loan, đã bị đánh sập bởi nước lũ trong cơn bão mạnh Morakot hồi tháng 8 vừa qua.
3. Thực vật làm giảm ô nhiễm môi trường
MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ BỊ Ô NHIỄM
BÀI 46. THỰC VẬT GÓP PHẦN ĐIỀU HÒA KHÍ HẬU
3. Thực vật làm giảm ô nhiễm môi trường
? Biểu hiện nào để biết là môi trường ô nhiễm?
? Những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường?
? Em hãy so sánh giữa hai vùng thành thị và nông thôn khí hậu ở hai vùng có gì khác nhau? Vì sao?
 Do hoạt động sống của con người, khí thải của nhà máy xí nghiệp, xe cộ, …
 Ở thành thị dân số đông, nhiều nhà máy, khu công nghiệp, xe cộ nhiều. Còn ở nông thôn đất rộng, mật độ dân cư thấp và có nhiều cây xanh.
BÀI 46. THỰC VẬT GÓP PHẦN ĐIỀU HÒA KHÍ HẬU
? Vậy em cần phải làm gì để góp phần bảo vệ thực vật?
? Tại sao người ta lại nói rừng cây như là một lá phổi xanh của con người?
 Những nơi có nhiều cây cối như ở vùng rừng núi thường có không khí trong lành vì lá cây có tác dụng ngăn bụi, diệt một số vi khuẩn, giảm ô nhiễm môi trường.
Mỗi năm cả nước có khoảng 620 người chết và 1550 người bị mắc bệnh hô hấp, do nồng độ bụi trong không khí ngoài trời vượt quá tiêu chuẩn VN.
Người lao động
TiẾNG NÓI CỦA LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐiỆN TỬ
WWW.nld.com.vn
THỨ HAI, 21 – 1 - 2008
NĂM THỨ BA MƯƠI HAI.
SỐ 4250
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI ViỆT NAM.
CỦNG CỐ
1. Nhờ đâu thực vật có khả năng điều hòa hàm lượng khí oxi và khí cacbonic trong không khí? Điều đó có ý nghĩa gì?
2. Thực vật có vai trò gì đối với việc điều hòa khí hậu?
3. Vì sao phải tích cực trồng cây gây rừng?
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Học bài,làm các bài tập của bài học.
- Đọc mục em có biết.
- Xem và soạn bài trước ở nhà bài tiếp theo.
Sưu tầm tranh ảnh lũ lụt, hạn hán.
Các em có thể xem thêm vật có vai trò làm sạch bầu không khí hơn những gì chúng ta nghĩ tại địa chỉ: http://tindachieu.com/news/2010/11/thuc-vat-co-vai-tro-lam-sach-bau-khong-khi-hon-nhung-gi-chung-ta-nghi.html
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Mậu Hoàng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)