Bài 46. Bài tập về khúc xạ ánh sáng và phản xạ toàn phần

Chia sẻ bởi Lê Hồ Hải | Ngày 19/03/2024 | 35

Chia sẻ tài liệu: Bài 46. Bài tập về khúc xạ ánh sáng và phản xạ toàn phần thuộc Vật lý 11

Nội dung tài liệu:

Tiết 67: Bài Tập


Người biên soạn:
Phạm Đình Hiệp
GV trường THPT Lương Tài I
*****************
A/ Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi?
Câu 1: Nêu định nghĩa về hiện tượng khúc xạ ánh sáng?
Câu 2: Nêu nội dung và biểu thức của định luật khúc xạ ánh sáng?

A/ Kiểm tra bài cũ:
Trả lời:
Câu 1: Nêu định nghĩa về hiện tượng khúc xạ ánh sáng?
Khúc xạ ánh sáng là hiện tượng chùm tia sáng bị đổi phương đột ngột khi đi qua mặt phân cách giữa hai môi trường truyền ánh sáng.
Quan sát

Câu 2: Nêu nội dung và biểu thức của định luật khúc xạ ánh sáng?
Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới.
Tia tới và tia khúc xạ nằm ở hai bên pháp tuyến tại điểm tới.
Đối với hai môi trường trong suất nhất định, tỷ số giữa sin của góc tới và sin của góc khúc xạ là một hằng số:

A/ Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi?
Câu 3(SGK): Xét một tia sáng đi từ môi trường này sang môi trường khác, chiết suất tỷ đối giữa hai môi trường cho ta biết điều gì về đường đi của tia sáng qua lưỡng chất?
A/ Kiểm tra bài cũ:
Trả lời:
Nếu chiết suất tỷ đối của môi trường khúc xạ với môi trường tới lớn hơn 1, thì tia khúc xạ bị lệch về phía pháp tuyến(rNếu chiết suất tỷ đối của môi trường khúc xạ với môi trường tới nhỏ hơn 1, thì tia khúc xạ bị lệch ra xa pháp tuyến(r>i).
Quan sát
B/ Nội dung bài mới
I: Một số câu hỏi trắc nghiệm.
II: Bài tập.
III: Củng cố, nhắc nhở.
B/ Nội dung bài mới

I: Một số câu hỏi trắc nghiệm.
Câu1: Chọn đáp án đúng: Chiết suất tỉ đối giữa môi trường khúc xạ và môi trường tới.
A- Luôn lớn hơn 1
B- Luôn nhỏ hơn 1
C-Tùy thuộc vào tốc độ ánh sáng trong hai môi trường
D-Tùy thuộc vào góc tới của tia sáng
I: Một số câu hỏi trắc nghiệm.

Câu2: Chọn đáp án đúng: Chiết suất tuyệt đối của môi trường
A- Cho biết một tia sáng đi vào môi trường đó sẽ bị khúc xạ nhiều hay ít.
B- Là chiết suất tỉ đối của môi trường đó với chân không.
C- Là chiết suất tỉ đối của môi trường đó với không khí.
D- Hai phương án A và C đều đúng.
I: Một số câu hỏi trắc nghiệm.

Câu 3: Chọn đáp án đúng: Chiết suất tỉ đối giữa hai môi trường
A - Cho biết một tia sáng đi vào môi trường đó sẽ bị khúc xạ nhiều hay ít khi đi vào môi trường kia
B - Càng lớn thì góc khúc xạ càng lớn
C - Càng lớn thì góc khúc xạ càng nhỏ
D - Bằng tí số giữa góc khúc xạ và góc tới
I: Một số câu hỏi trắc nghiệm.
Câu 4: Trong các câu sau đây, câu nào sai? Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
A - Khi góc tới tăng thì góc khúc xạ cũng tăng
B - Góc khúc xạ tỉ lệ thuận với góc tới
C - Hiệu số Ii - rI cho biết góc lệch của tia sáng khi đi qua mặt phân cách giữa hai môi trường
D - Nếu góc tới bằng 0 thì tia khúc xạ không bị lệch khi đi qua mặt phân cách giữa hai môi trường

B/ Nội dung bài mới
II: Bài tập
Bài toán 1:
Cho tia sáng truyền từ môi trường không khì có chiết suất n1= 1 với góc tới 600 vào môi trường chất lỏng có chiêt suất n2 = .
Vẽ hình
Xác định góc khúc xạ
Xác định góc lệch
*Vẽ hình
*Góc khúc xạ
n1Sini = n2Sinr
Sinr = n1Sini/n2 = 0.5
r = 300
*Góc lệch
D = i - r =300

B/ Nội dung bài mới
II: Bài tập
Bài toán 2:
Cho ánh sáng truyền từ môi trường nước có chiết suất n1= 4/3 sang môi trường thủy tinh có chiết suất n2 = 1,5. Hỏi vận tốc ánh sáng thay đổi bao nhiêu lần?
Ta có



Suy ra

II: Bài tập.
Bài toán 3:
Chiếc gậy AB dài 2m cắm thẳng đứng tới đáy một bể nước rộng và sâu 1.2m chứa đầy nước. ánh nắng mặt trời chiếu nghiêng góc 300 với phương thẳng đứng.
Xác định bóng của chiếc gậy in trên đáy bể? Cho biết chiết suât của không khí là n1 = 1, của nước là n2 = 4/3.
* Quan sát
*Bóng của chiếc gậy in trên đáy bể là BE.
*BD = CF = AC* tgi
BD = 0.8* tg300 = 0.462(m)
*áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng.
n1Sini = n2Sinr
Suy ra r = 220
DE = DF*tgr = BC*tgr = 1.2*tg220 = 0.485(m)
*Chiều dài bóng chiếc gậy
BE = BD + DE = 0.947(m)



II: Bài tập.
Bài toán 4:
Mắt một người đặt trong không khí nhìn xuống đáy một chậu nước. Chiều cao của lớp nước là 20cm. Mắt người ấy có cảm giác đáy chậu cách mặt nước một khoảng bao nhiêu? Cho biết chiết suất của nước là n1 = 4/3, của không khí là n2 = 1.
Quan sát hình vẽ
Có n1Sini = n2Sinr
HK = HS* tgi
HK = HS`*tgr
Suy ra HS*tgi =HS`*tgr
Vì i và r nhỏ nên
HS*Sini =HS`*Sinr
n2.HS = n1.HS`
HS` = n2*HS/n1
HS` = 15(cm)


B/ Nội dung bài mới
III: Củng cố
1: Củng cố
-Hiên tượng khúc xạ ánh sáng.
-Định luật khúc xạ ánh sáng.
-Chiết suất của môi trường.
2: Chuyển bị cho bài học sau.
Các em thực hiện làm thêm một số bài toán sau:
Chuyển bị cho bài học tiếp theo " Phản Xạ Toàn Phần"
-Hiện tượng phản xạ toàn phần.
- ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần.
Xin chân thành cảm ơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Hồ Hải
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)