Bài 45. Thực hành: Chế biến xi rô từ quả

Chia sẻ bởi Lê Tích Vãng Nhân | Ngày 11/05/2019 | 51

Chia sẻ tài liệu: Bài 45. Thực hành: Chế biến xi rô từ quả thuộc Công nghệ 10

Nội dung tài liệu:



Yêu cầu
Làm được xi rô từ 1 số loại hoa quả.
Thực hiện đúng quy trình bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
I-CHUẨN BỊ
- Quả(mơ,mận,nho,dâu…)đến độ thu hoạch tươi ngon không sâu bệnh.
-Đường trắng : từ 1 đến 1,5kg.
Lọ thủy tinh đã rửa sạch phơi khô.
*Để xi rô đậm đà hơn, dùng cho giải khát, có thể thêm
một chút muối ăn tùy khẩu vị người dùng.
II-QUY TRÌNH THỰC HÀNH
Bước 1.Quả (mơ,mậm,nho,dâu.....) tươi ngon được chọn lựa cẩn thận, loại bỏ những quả bị giập; quả bị sâu;bệnh,rửa sạch;để ráo nước.
Bước 2.Xếp quả vào lọ thủy tinh ,cứ một lớp quả một lớp đường, chú ý dành một phần đường đẻ phủ kín lớp quả trên cùng hạn chế sự lây nhiễm của vi sinh vật. Sau đó đậy lọ thật kín.
Bước 3.Sau 20 đến 30 ngày, nước quả được chiết ra tạo thành xi rô.Gạn dịch chiết vào lọ thủy tinh sạch khác để tiện sử dụng.
III-ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
-Học sinh tự đánh giá kết quả theo mẫu bảng:
MỘT SỐ LOẠI RƯỢU NHO
Yêu Cầu
-Làm được sữa chua hoặc đậu nành
-Làm được sữa chua hoặc đậu nành
I-LÀM SỮA CHUA
1.Chuẩn bị.
-Một hộp sữa đặc (Sữa hộp ông Thọ,Sữa hộp Phương Nam...)
-Một hộp sữa chua có dung tích từ 30 đến 50ml làm men mồi (men cái)
-Khoảng 400 đến 500ml ( Hai lon sữa bò ) nước sôi, từ 400 đến 500ml nước đun sôi để nguội.
Dụng cụ ( sạch): cốc thủy tiunh hay hộp sữa chua: thìa :đũa,chậu,xoong, nồi...
I-LÀM SỮA CHUA
2.QUY TRÌNH THỰC HÀNH
Bước 1.Mở hộp sữa đặc đổ vào chậu (xoong nồi...).
Bước 2.Hòa thêm vao 3 đến 4 lon nước (1/2 là nước sôi,1/2 đun sôi đẻ nguội,dùng ngay lon đựng sữa này co nhiệt độ khaongr 40oC đến 50oC là tốt nhất.
Bước 3.Hòa thêm hộp sữa chua mồi với dung dịch sữa đã pha nói trên.
Bước 4.Rót sữa đã chuẩn bị ở tren vào cốc thuyyr tinh hay các dụng cụ chứa khác (30 đến 50ml), đậy nắp kĩ.
Bước 5.Ủ ấm hoặc phơi nắng.Có thể ủ ấm như sau : Xếp vào xoong lớn đựng nước nóng khoảng 50oC,đậy nắp lại đẻ giữ nhiệt đọ nóng được lâu hơn.

I-LÀM SỮA CHUA
50oC,đậy nắp lại đẻ giữ nhiệt đọ nóng được lâu hơn. Sau khoảng 4 đến 5 giờ, sữa đông lại, có vị chua dụi là được và giữ sữa chua trong tủ lạnh hay ướp đá đẻ dùng dần. Sản phẩm tu được là 1 khối đồng nhất, không chảy nước, vị chua dụi,có mùi thơm đặc trưng, ngon và bổ dưỡng. Trong trường hợp dùng sữa tươi, cần thêm khaongr 100 đến 200g đường trắng cho 1 lít sữa.Sau đó tiến hành thanh trùng sữa bằng cách đun và duy trì ở nhiệt độ 80oC đến 80oC, trong 1 vài phút.Chú ý không đun sôi để tránh sữa bị tròa.Sau đó để nguội về nhiệt độ 400 đến 50oC, cho men mồi vào và khuấy đều.Các công đoạn tiếp theo tiến hành như trên.
MỘT SỐ LOẠI SỮA CHUA
THÔNG TIN THÊM VỀ SỮA CHUA
lượng vitamin A trong sữa chua cao gấp 5-6 lần, vitamin B1 cao gấp 15 lần, vitamin B6 cao gấp 6 lần và sắt cao gấp 3 lần so với sữa nước. Các thành phần khác như canxi, vitamin D… trong sữa chua cũng nhiều hơn so với sữa nước.
II-LÀM SỮA ĐẬU NÀNH (ĐẬU TƯƠNG)
1.Chuẩn bị
-Đậu nành ( đậu tương ) :1kg.
-Đường trắng:1kg.
-Vải lọc hay túi lọc.
-Xoong nấu,chai,nồi,bếp.
II-LÀM SỮA ĐẬU NÀNH (ĐẬU TƯƠNG)
2.QUY TRÌNH THỰC HÀNH
Rửa sạch đậu hạt →Ngâm →Loại vỏ→Xay ướt→Lọc tách bã,phối chế→Thanh trùng→Sử dụng.
Bước 1.Chọn đậu loại tốt,hạt mẩy,kích thước tương đối đồng đề,loại bỏ tạp chất và hạt bị sâu bệnh.Vo đậu nhiều lần bằng nước sạch.
Bước 2.Ngâm đậu với tỉ lệ nước: đậu la 2:1.Mùa hè ngâm khoảng 4 đến 6 giờ,mùa đông ngâm khoảng 8 đến 10 giờ.Cần thường xuyên thay nước để tránh đậu bị chua trong quá trình ngâm.
Bước 3 Loại vỏ: vớt đậu ra rổ,rá,chà xát mạnh và đãi để bỏ vỏ.Tỉ lệ vỏ còn sót trong đậu phải dưới 1% thì mới bảo đảm được chất lượng sữa.
Bước 4.Xay bằng máy xay sinh tố hoặc bằng cối xay đá với tỉ lệ nước đậu la 6:1.Có thể lại 2 đến 3 lần.Khi sờ tay, cảm giác dịch sữa mịn là được.
Bước 5.Xay xong tiến hành lọc bỏ bã 2 lần bằng vải mịn.Bã được rửa nhiều lần bằng nước sạch sao cho đạt được tủ lệ đậu:Nước là 1:8 hoặc 1:9,(bã dùng làm thức ăn chăn nuôi).
Bước 6.Thanh trùng cách đun sôi 5 đến 10 phút.trong qua trình đun sôi cần chú ý điều chỉnh nhiệt độ để tránh sữa trào, chống cháy và vón cục,lúc này đã được sữa không đường. Để nguội là có thể sử dụng được(có thê bổ sung đường tùy khẩu vị).
II-LÀM SỮA ĐẬU NÀNH (ĐẬU TƯƠNG)
3.ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ



MỘT SỐ LOẠI SỮA ĐẬU NÀNH
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Tích Vãng Nhân
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)