Bài 45. Sinh sản hữu tính ở động vật

Chia sẻ bởi Hoàng Minh Tú | Ngày 09/05/2019 | 69

Chia sẻ tài liệu: Bài 45. Sinh sản hữu tính ở động vật thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

Tổng quát bài thuyết trình
I/ Khái niệm

II/ Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật

III/ Các hình thức thụ tinh

IV/ Các hình thức sinh sản hữu tính
I. Khái niệm
Sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản :
-Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản tạo cá thể mới có sự tham gia của 2 loại giao tử đực và giao tử cái. Đặc điểm quan trong nhất là khả năng tổ hợp vất chất di truyền tạo ra những tính trạng mới, thích nghi môi trường sống.

-Sinh sản hữu tính có nhiều dạng.
Từ những loài động vật dơn bào cho tới đa bào, theo :
- Chuyên biệt hóa ( mức tế bào )
- Phân biệt hóa ( mức cơ thể )
- Nội quan hóa

a. Hình thành tinh trùng
a. Hình thành tinh trùng
b. Hình thành trứng
c. Thụ tinh
Phản ứng thể đỉnh của tinh trùng cầu gai
Hậu quả việc nhiều tinh trùng xâm nhập trứng
c. Thụ tinh
Phản ứng hạt vỏ
c. Thụ tinh
Tóm tắt quá trình thụ tinh ơ cầu gai và chuột
c. Thụ tinh
d. Phôi phát triển thành cá thể mới
a. Tự phối – Tự thụ tinh
Tự phối - tự thụ tinh là hình thức sinh sản hữu tính mà 1 cá thể có thể hình thành cả giao tử đực và giao tử cái, rồi giao tử đực và giao tử cái của cá thể này thụ tinh với nhau.
b. Giao phối – Thụ tinh chéo
Giao phối là hình thức sinh sản hữu tính mà có 2 cá thể, một cá thể sản sinh ra tinh trùng, một cá thể sản sinh ra trứng, rồi hai loại giao tử đực và cái này thụ tinh với nhau để hình thành cơ thể mới.

Hoạt động giao phối và sinh sản của các loài động vật bậc cao có xương sống như cá, bò sát, lưỡng cư, chim, thú.
b1. Thụ tinh trong

Các động vật khác, đặc biệt là động vật ở trên cạn có các cơ quan sinh dục phụ để vận chuyển tinh dịch từ cơ thể con đực vào cơ thể con cái, ở đây sự thụ tinh sẽ được xảy ra.

b2. Thụ tinh ngoài
Đa số động vật ở nước thường đẻ trứng và xuất tinh trùng vào nước, các giao tử sẽ gặp gỡ nhau một cách ngẫu nhiên

Thường gặp ở các loài sống dưới nước hoặc lưỡng cư.
a. Đẻ trứng
Cá, ếch nhái, bò sát, chim, đa số côn trùng và nhiều động vật sống ở nước thường đẻ trứng. Trứng có thể được thụ tinh trước khi đẻ (bò sát, chim, côn trùng) hoặc thụ tinh ngoài sau khi đẻ (cá, ếch nhái, cầu gai…). Trứng đã được thụ tinh sẽ nở ra con non, những động vật này là động vật đẻ trứng


b. Đẻ trứng thai (noãn thai sinh)
Một số cá (cá kiếm, cá mún, cá hắcmôni) thụ tinh trong. Trứng giàu noãn hoàng đã được thụ tinh nở thành con sau đó mới được cá mẹ đẻ ra ngoài. Đó là hình thức đẻ trứng thai.


c. Đẻ con (thai sinh)
Trứng rất bé của động vật có vú được thụ tinh và phát triển trong dạ con, phôi được bảo vệ và thu nhận chất dinh dưỡng từ máu của mẹ cho đến lúc cơ thể phát triển đến giai đoạn có thể sống độc lập.
Tư liệu tham khảo
Giáo trình sinh học đại cương - Đại học Cần Thơ.
Wikipedia.
Vacquier, Victor D. "Fertilization." Microsoft® Student 2008 [DVD]. Redmond, WA: Microsoft Corporation, 2007.
Roche, Jean, and Morton, Newton E. "Reproduction." Microsoft® Student 2008 [DVD]. Redmond, WA: Microsoft Corporation, 2007.
Microsoft ® Encarta ® 2008. © 1993-2007 Microsoft Corporation. All rights reserved.
Sách giáo khoa Sinh học 11 (Cơ bản và Nâng cao) – NXB Giáo dục.
Và các nguồn khác.
Cám ơn cô và các bạn đã lắng nghe
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Minh Tú
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)