Bài 45. Sinh sản hữu tính ở động vật
Chia sẻ bởi Nguyễn Duy Phương |
Ngày 09/05/2019 |
51
Chia sẻ tài liệu: Bài 45. Sinh sản hữu tính ở động vật thuộc Sinh học 11
Nội dung tài liệu:
Ki?m tra bi cu
Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật.
Sinh sản hữu tính là gì?
Quan sát sơ đồ sinh sản hữu tính ở gà trên đây, cho biết thế nào là sinh sản hữu tính?
A. Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản tạo ra cá thể mới có sự tham gia của 2 giao tử đực và cái, hình thức này luôn kèm theo sự tổ hợp vật chất di truyền.
B. Sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản tạo ra cá thể mới qua hợp chất của 2 loại giao tử của bố và mẹ nên con cái rất giống nhau.
C. Sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản có sự kết hợp của các giao tử lưỡng bội để tạo ra các cá thể mới thích nghi với môi trường sống.
D. Sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản tạo ra cá thể mới qua sự hợp chất của giao tử đực và giao tử cái, các cá thể mới rất giống nhau và thích nghi với MT sống.
II. Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật.
Hình thành tinh trùng và trứng
1. Điền tên các giai đoạn của sinh sản hữu tính vào các ô hình chữ nhật trên sơ đồ
Thụ tinh
Phát triển phôi hình thành cơ thể mới
II. Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật.
2. Cho biết số lượng NST của tinh trùng, trứng và hợp tử?
Số lượng NST của tinh trùng và trứng đều là n và hợp tử là 2n
3. Tại sao sinh sản hữu tính tạo ra được các cá thể mới đa dạng về các đặc điểm di truyền?
Sinh sản hứu tính tạo ra các cá thể mới đa dạng về các đặc điểm di truyền là nhờ quá trình phân li tự do của NST trong quá trình giảm phân hình thành giao tử, trao đổi chéo và thụ tinh.
4. Cho biết ưu điểm và hạn chế của sinh sản hữu tính?
Ưu điểm của sinh sản hữu tính:
Tạo ra các cá thể mới đa dạng về các đặc điểm di truyền, nhờ đó ĐV có thể thích nghi và PT trong điều kiện MT thay đổi.
Tạo ra số lượng lớn con cháu trong thời gian tương đối ngắn.
*Hạn chế của sinh sản hữu tính: không có lợi trong trường hợp mật độ cá thể của quần thể thấp.
Quan sát sơ đồ và thực tế thấy gà là ĐV đơn tính, giun đốt là ĐV lưỡng tính vậy hãy phân biệt ĐV đơn tính và ĐV lưỡng tính?
ĐV đơn tính là ĐV mà trên mỗi cá thể chỉ có cơ quan sinh dục đực hoặc cơ quan sinh dục cái. ĐV lưỡng tính là ĐV mà trên mỗi cá thể có cả cơ quan sinh dục đực và cơ quan sinh sản cái.
III. Các hình thức thụ tinh
Hãy cho biết thụ tinh ở ếch là hình thức thụ tinh ngoài hay thụ tinh trong? tại sao?
Thụ tinh ở ếch là thụ tinh ngoài, vì con cái đẻ trứng vào môi trường nước còn con đực phóng tinh dịch lên trứng để thụ tinh.
Hãy cho biết thụ tinh ở rắn là hình thức thụ tinh ngoài hay thụ tinh trong? tại sao?
Thụ tinh ở rắn là thụ tinh trong, vì trứng gặp tinh trùng ở cơ quan sinh dục cái.
Cho biết ưu thế của thụ tinh trong so với thụ tinh ngoài?
ở thụ tinh trong, tinh trùng được đưa vào cơ quan SD của con cái nên hiệu quả thụ tinh cao hơn. Còn thụ tinh ngoài , do tinh trùng phải bơi trong nước để gặp trứng nên hiệu quả thụ tinh thấp. Đây cũng là lí do giải thích tại sao ĐV thụ tinh ngoài thường đẻ rất nhiều trứng.
IV. Đẻ trứng và đẻ con
Cho ví dụ về loài ĐV đẻ trứng và đẻ con?
Ví dụ về một số loài ĐV đẻ trứng: cá chép, ếch đồng, nhái, chim sẻ...
- Ví dụ về một số loài ĐV đẻ con: hổ, sư tử, cá mập xanh, cá đầu búa...
Cho biết ưu điểm của mang thai và sinh con ở thú so với đẻ trứng ở các ĐV khác?
Ưu điểm của mang thai và sinh con ở thú:
Nguồn cung cấp chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ cho thai rất lớn nên thai PT rất tốt trong bụng mẹ.
- Thai nhi trong bụng mẹ được bảo vệ tốt trước kẻ thù và các tác nhân gây bệnh như VSV, nhiệt độ...
Củng cố bài
Câu 1: Thế nào là sinh sản hữu tính? Sự khác nhau giữa sinh sản hữu tính với sinh sản vô tính?
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN
CÁC THÀY CÔ GIÁO
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Duy Phương
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)