Bài 45. Hóa học về vấn đề môi trường

Chia sẻ bởi Trần Hoài Thu | Ngày 09/05/2019 | 49

Chia sẻ tài liệu: Bài 45. Hóa học về vấn đề môi trường thuộc Hóa học 12

Nội dung tài liệu:

Đặt vấn đề
Môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm nặng nề. Chúng ta thường nghe trên các thông tin đại chúng về việc thủng tầng ôzôn, sự nóng lên của Trấi Đất, ô nhiễm nước biển làm các sinh vật biển bị chết, thậm chí có nguy cơ bị diệt vong.
Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường. Có nhiều nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường trong đó có tác động của ngành Hoá học.
Hiện nay vấn đề môi trường đã và đang trở thành vấn đề cấp bách của toàn cầu. Chúng ta đang nỗ lực từng ngày, từng giờ để cải thiện môi trường, và hoá học cũng lại đóng góp một phần không nhỏ trong những nỗ lực đó.
Vì vậy, trong bài luận ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu mối quan hệ giữa Hoá học và môi trường.
Hóa học với môi trường không khí
I. Khái quát chung
Không khí là bầu khí quyển bao quanh con người, ảnh hưởng trực tiếp đến mọi hoạt đọng sống của chúng ta cũng như của tất cả các loài động thực vật trên trái đất. Hiên nay ô nhiễm môi trường không khí đang là một vấn đề bức xúc, nhức nhối, nó đòi hỏi cả xã hội cần phải chung vai góp sức giải quyết.
xét về mặt hoá học, ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt của các chất lạ hoặc sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí., làm cho nó không sạch có bụi, có mùi khó chịu, làm giảm tầm nhìn.

2. Nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường không khí :
Tình trạng ô nhiêm không khí xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có hai nguyên nhân cơ bản, đó là do tác độg của thiên nhiên và con người, trong đó nguồn gây ô nhiễm từ con người là chủ yếu:
Khí thải trong công nghiệp : do quá trình đốt nhiên liệu và sự rò rỉ, chất thoát khí đọc trong qúa trình sản xuất. Các chất thải công nghiệp thường có nồng độ cao và tập trung
khí thải do hoạt động của giao thông vận tải, các chất khí độc hại phất sinh trong quả trình đốt cháy nhiên liệu của động cơ kèm theo bụi và tiếng ồn làm ô nhiễm môi trường không khỉtên các tuyến giao thông
Khí thải do sinh hoat cung là 1 nguồn gây ô nhiễm không khí đáng kể: nó được phát sinh trong quá trình đun nấu, sử dụng lò sưởi với nhiên liệu kém chất lượng cho nên nguồn khí thải tuy nhỏ nhưng phân bố đà đặc, cục bộ trong từng không gian hẹp gây độc hại trực tiếp đến con người , chẳng han việc đun nấu bêp than trong phòng kín sẽ gây ra hiên tượng ngat thở, choáng, ngất xỉu thậm chí là tử vong.

Các phản ứng tạo ra các chất độc hại
C¸c chÊt lµm thay ®æi thµnh phÇn kh«ng khÝ dÉn ®Õn tinh trang « nhiÔm kh«ng khÝ kh«ng ph¶i cã s½n trong tù nhiªn mµ nã lµ s¶n phÈm cña nhiÒu ph¶n øng ho¸ häc:
4. Tác hại của ô nhiễm không khí:
Khi không khí bị ô nhiêm nặng có thể gây ra tử vong cho con người. ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển bình thường của sinh vật trong tự nhiên.

Ví dụ như : khí SO2 gây ảnh hưởng tới cây lúa mạch cây bông và các loại cây ăn quả khác.
Ô nhiêm không khí dẫn đến phá huỷ tầng ozôn, mà tầng ôzôn lại là lá chắn cho cả trái đất nên sẽ gây ra nguy hại lớn cho sức khoẻ của con người.
Ô nhiễm không khí còn có thể gây ra các trận mưa axít, mưa axit có thể gây ra sự tàn phá tới vật chất trên trái đất như : động thực vật và các công trình.
Như đã nêu, ô nhiễm môi trường không khí đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với đời sống và sản xuất.
Trước hết là hiệu ứng nhà kính gây ra do sự tăng nồng độ CO2, O3, CFC..v.v làm cho nhiệt độ của trái đất nóng lên. Mặt trái của hiệu ứng nhà kính là gây ra sự khác thường của khí hậu, gay ra hạn hán lũ lụt và gâ tác hại xấu tới môi trường sinh thái và cuộc sống của con người. ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của con người, gây ra các bệnh tệt về hô hấp và tim phổi.
Vấn đề ô nhiễm môi trường nước
1, Nguyên nhân:
Sự ô nhiễm môi trường nước có thể có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo:
Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhien là do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt. Nước mưa rơi xuống mặt đất, mái nhà, đường phố, đồng ruộng, khu công nghiệp. kéo theo các chất bẩn rơi xuống sông, ao, hồ gây ô nhiễm môi trường nước.
Sự ô nhiễm nước còn có nguồn gốc nhân tạo chủ yếu do nước thải từ các vùng dân cư, khu công nghiệp, hoạt động giao thông, phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ trong sản xuất nông nghiệp vào môi trường nước.
Các dạng gây ô nhiễm môi trường nước có thể diễn ra thường xuyên hoặc tức thời do các sự cố rủi ro,hay đột biến của thiên nhiên.
2, Tác hại:

Tuỳ theo mức độ ô nhiễm khác nhau, các chất gây ô nhiễm có tác hại khác nhau đến sự sinh trưởng, phát triển của động, thực vật, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Chẳng hạn kim loại nặng và các chất nguy hại khác chậm phân huỷ sẽ tích luỹ theo thức ăn vào cơ thể động vật và người gây nên nhữnh tác hại cho sức khỏe. Các loại vi khuẩn, kí sinh trùng, sinh vật gây bệnh theo nguồn nước bị ô nhiễm lan truyền bệnh cho con người và động vật. Hoạt động thăm dò, khai thác dầu, hiện tượng rò rỉ dầu trên từ các dàn khoan, hiện tượng tràn dầu trên biển cả là những sự cố gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng đe doạ sự sống trong một phạm vi rộng lớn.
1, Nguyên nhân:
- Tự nhiên: Núi lửa, ngập úng, đất bị nhiễm mặn do thủy triều xâm nhập, đất bị vùi lấp do cát.
- Do con người: Có thể phân loaị theo các tác nhân:
+ Tác nhân hoá học: Chất thải công nghiệp, sử dụng phân bón hoá học, chất bảo vệ thực vật, chất thải sinh hoạt.

Tác nhân vật lí: Các kim loại nặng bị tích tụ nhiều trong đất, rất độc hại cho môi trường đất.

Tác nhân sinh học: Sự phân huỷ xác động vật, thực vật.
Vấn đề ô nhiễm môi trường đất
2, Tác hại:

Gây ra tổn thương lớn trong đời sống và sản xuất
Các loại phân bón hoá học: NH4NO3( đạm), urê. Chỉ khoảng 50% các chất khi bón vào đất được cây trồng hấp thụ, lượng còn lại sẽ gây ô nhiễm môi trường đất. Chúng làm thay đổi thành phần và tính chất của đất, làm đất trở nên chai cứng, đất bị chua.
Các chất trừ sâu, diệt cỏ phân huỷ trong đất rất chậm,tạo ra lượng dư đáng kể trong đất và lôi cuốn vào chu trình: Đất-cây-động vật-người gây tác hại khó lường.
Sau mỗi đợt ngập úng, thuỷ triều xâm nhập làm đất bị chua do nhiễm axit, đất bị mặn do nhiễm kiềm. Điều đó làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, giảm năng suất.
3, Biện pháp:

Xử lí chất thải trước khi đưa vào môi trường đất.
Hạn chế việc bón phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật.
Trồng cây, xen canh để cải tạo đất.
Thường xuyên thau chua rửa mặn
Vai trò của khoa học trong việc Xử lý chất gây ô nhiễm môi trường
Trong sản xuất nông nghiệp để hạn chế tác dụng gây ô nhiễm môi trường cần phải sử dụng phân bón hoá học, thuốc bảo về thực vật, chất kích thích đúng quy định, đúng quy trình.
Trong sản xuất công nghiệp: phải tuân thủ đúng quy trình xử lý chất thải, như xử lý khói bụi, xử lý nước thải của các nhà máy trước khi thải ra sông hồ ao biển.
Trong các cơ sở nghiên cứu, phòng thí nghiệm trường học : phải tiến hành phân loại các chất thải trước khi thải ra môi trường.
Trong các khu đô thị thì rác thải phải được thu gom, phân loại , xử lí để thu hồi , tái chế, chống ô nhiễm môi trường
Có nhiều phương pháp khác nhau để xử lý ô nhiễm mỗi trường. Nhưng nguyên tắc chung là phải sử dụng các biện pháp phù hợp với các thành phần các chất gây o nhiễm cần xử li, phù hợp với từng lĩnh vực, phạm vi cần xử lí, chẳng hạn :
Một số phương pháp xử lí chất thải gây ô nhiễm ra môi trường :

Phương pháp hấp thụ : Nguyên tắc cơ bản của phương pháp này là hẫp thụ khí thải bằng nước, bằng dung dịc xút hợc axits trong tháp hấp thụ.
Phương pháp hấp thụ trong than bùn, đất xốp, than hoạt tính: Nguyên tắc của phương pháp này là chất thải có độc hại được hấp thụ trong lớp đẹm than bùn, đất xốp. sau đó phân huỷ bằng phương pháp sinh hoá.
Phương pháp ôxi - hoá khử : người ta cho luồng khí thải đi qua dung dịch axit sunfurric để hấp thụ amin, amoniac, rồi cho luồng khí qua dung ịch kiềm để hấp thụ acid cacbonnic, acid béo, phenol. Sau đó cho luồng khí đi qua dung dịch natri hipoclrit để ôxi hoá anđêhit, H2S, xêtôn..
KÕt luËn:

Như vậy chúng ta có thể thấy rằng : trong cuộc sống có rất nhiều những hoạt động sản xuất, ngành sản xuất có tác động mạnh mẽ dến môi trường, một trong số đó có hoạt động sản xuất hoá học. Có thể thấy rõ sự tác động này ở cả hai mặt tích cực và hạn chế.
Ngày nay khi sự ô nhiễm môi trường ( không khí, nước, đất,.) do các hoạt động tự nhiên, do con người tạo ra ngày càng trở nên nghiêm trọng. Chúng ta đã và đang phải đối mật với những hâu quả khủng khiếp ma no gây ra. Nếu cứ tiếp tục tình trạng này trong thời gian dài thì tuổi thọ của trái đất, cuộc sống của nhân loại sẽ bị rút ngắn lại.

Thực tế cho thấy: chúng ta không thể phủ nhận rằng 1 trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường có sự tác động của ngành hoá học song điều quan trọng là thấy đựơc vai trò của hoá học trong xử lí chất gây ô nhiễm. Học tập và hiểu biết về điều này là trách nhiệm cần thiết củ mỗi chúng ta để góp phần bảo vệ môi trường sống trong lành. "Giáo dục bảo vệ môi trường không phải chỉ học một lần mà là học suốt đời, từ thời thơ ấu đén lúc trưởng thành không phải chỉ với một người mà là cả cộng đồng". Bởi vì bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.




Xin c?m on cỏc th?y cụ v� cỏc b?n dó quan tõm theo dừi
Những người thực hiện
Trần Thu Hà (Nhóm trưởng)
Lưu Thanh Nga
Nguyễn Thanh Phương
Thái Bình Dương
Hà Thị Thu
Trần Thị Minh Hà
Tạ Thu Huyền
Nguyễn Thị Thu Huyền
Nguyễn Thị Lân
Phạm Thị Hồng Nhung
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Hoài Thu
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)