Bài 45. Hóa học về vấn đề môi trường
Chia sẻ bởi phan thị thuý nga |
Ngày 09/05/2019 |
134
Chia sẻ tài liệu: Bài 45. Hóa học về vấn đề môi trường thuộc Hóa học 12
Nội dung tài liệu:
BÀI 45: HOÁ HỌC VÀ VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
*Nội dung bài học
I- HOÁ HỌC VÀ VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
1. Ô nhiêm môi trường không khí
2. Ô nhiễm môi trường nước
3. Ô nhiễm môi trường đất
II- HOÁ HỌC VỚI VẤN ĐỀ PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
1. Nhận biết môi trường bị ô nhiễm
2. Vai trò của hoá học trong việc xử lí chất gây ô nhiễm
I- Hoá học và vấn đề ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là gì?
Ô nhiễm môi trường là làm thay đổi những tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường.
Nguyên nhân môi trường bị ô nhiễm?
Do hậu quả của hoạt động tự nhiên như hoạt động của núi lửa, thiên tai, bão,...
Do hoạt động của con người thực hiện trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, tham gia giao thông và trong sinh hoạt.
Nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân chủ quan
1. Ô nhiễm môi trường không khí
Ô nhiễm môi trường không khí là gì?
Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt của các chất lạ hoặc sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho nó không sạch, có bụi, có mùi khó chịu, làm giảm tầm nhìn,...
- Nguồn gây ô nhiễm do thiên nhiên
Núi lửa phun trào: thải khí SO2, H2S, RHS.
Cháy rừng: thải các khí CO2, CO, các hạt cacbon, tro, bụi.
Sấm chớp: xuất hiện khí NO2, NO, N2O, HNO3.
Quá trình phân huỷ các sinh vật chết: giải phóng ra NH3, CH4NO, NO2, CO2.
- Nguồn do hoạt động của con người
Khí thải công nghiệp: Do quá trình đốt nhiên liệu, sự rò rỉ, thất thoát khí độc.
Hoạt động giao thông vận tải: do quá trình đốt cháy nhiên liệu của động cơ, kèm theo bụi & tiếng ồn trên các tuyến giao thông.
Khí thải do sinh hoạt: phát sinh từ đun nấu, lò sưởi do sử dụng nhiên liệu kém chất lượng.
a) Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí
Các chất gây ô nhiễm không khí: CO, CO2, SO2, H2S, NOX,CFC, các chất bụi,...
b) Tác hại của ô nhiễm không khí:
Ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ con người
Ảnh hưởng đến sự sinh trưởng....
và phát triển của động, thực vật.
Hiệu ứng nhà kính là gì?
Hiệu ứng nhà kính là gây ra sự khác thường về khí hậu, gây hạn hán, lũ lụt, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và cuộc sống con người
* Tầng ozon là lá chắn tia cực tín cho Trái Đất, tầng ozon thủng sẽ gây ra nhiều tác hại cho sinh vật và sức khoẻ con người
* Mưa axit gây tác hại rất lớn đối với cây trồng, sinh vật sống trong hồ ao, sông ngòi, phá huỷ các công trình xây dựng, các tượng đài, các di tích lịch sử văn hoá,...
2. Ô nhiễm môi trường nước
Sự ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật.
Ô nhiễm môi trường nước là gì?
* Nguồn gốc tự nhiên
Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt,....
Nước mưa rơi xuống mặc đất, mái nhà, đường phố, đồng ruộng, khu công nghiệp,... kéo theo các chất bẩn xuống sông, ao, hồ ô nhiễm môi trường nước .
* Nguồn gốc nhân tạo
Do nước thải từ các vùng dân cư, khu công nghiệp, hoạt động giao thông, phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ trong quá trình sản xuất nông nghiệp vào môi trường nước ô nhiễm môi trường nước.
a) Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước
Các ion kim loại: trong tiêu chuẩn chất lượng nước, nồng độ các nguyên tố kim loại nặng như Hg, Pb, Sb, Cu, Mn,... được quan tâm hàng đầu. Một số nguyên tố như Hg, As,... rất độc đối với sinh vật kể cả ở nồng độ rất thấp.
Các anion(NO3-, SO42-, PO43-,…) ở nồng độ cao gây ra ô nhiễm nguồn nước và gây ra biến đổi sinh hoá trong cơ thể sinh vật và người.
Thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hoá học: Trong sản xuất nông nghiệp, một lượng lớn phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật sẽ bị ngấm vào nước ruộng, ao, hồ, sông, ngòi, lan truyền và tích luỹ làm ô nhiễm mô trường nước.
* Tác nhân hoá học gây ô nhiễm môi trường nước
* Một số hình ảnh cho thấy tác hại của ô nhiễm nguồn nước
3. Ô nhiễm môi trường đất.
Là hệ sinh thái đất mất cân bằng khi có mặt một số chất và hàm lượng của chúng vượt quá giới hạn.
Ô nhiễm môi trường đất là gì?
Nguyên nhân môi trường đất bị ô nhiễm
Nguồn gốc tự nhiên
Nguồn gốc do con người
Núi lửa, ngập úng, đất bị nhiễm mặn do thuỷ triều xâm nhập.
Tác nhân hoá học
Tác nhân vật lí
Tác nhân sinh học
* Tác nhân hoá học gây ô nhiễm nguồn đất:
* Tác hại:
Gây nguy hiểm cho hệ sinh thái
Gây ra những tổn hại lớn trong sản xuất, kinh tế & đời sống
Dư lượng hoá chất, thuốc trừ sâu bị phân huỷ rất chậm và bị cuốn vào chu trình: đất - cây - động vật - người, gây ra những tác hại khó lường.
Do sử dụng phân bón hoá học, chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu,...
II- HOÁ HỌC VỚI VẤN ĐỀ PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
1. Nhận biết môi trường bị ô nhiễm
Quan sát: Có thể nhận biết môi trường nước, không khí, đất bị ô nhiễm qua màu, mùi, trạng thái.
Xác định bằng thuốc thử: pH, nồng độ các ion (Hg2+, Pb2+,NO3- ,…)
Xác định bằng dụng cụ đo: máy sắc ký, khí kế đo hàm lượng, thành phần khói, bụi, chất khí,...
Nguyên tắc chung: phải sử dụng các biện pháp phù hợp với thành phần các chất ô nhiễm cần xử lí, phù hợp với từng lĩnh vực, vi phạm cần xử lí.
Trong nông nghiệp: phải sử dụng phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích đúng quy định, đúng quy trình.
Trong công nghiệp : phải tuân thủ quy trình xử lí chất thải.
Trong các cơ sở nghiên cứu, phòng thí nghiệm trường học: Phải xử lí, phân loại các chất thải trước khi thải ra môi trường.
Trong các khi dân cư đô thị: phải thu gom rác thải, phân loại, xử lí để thu hồi, tái chế, chống ô nhiễm môi trường.
2. Vai trò của hoá học trong việc xử lí chất gây ô nhiễm môi trường
* Một số phương pháp xử lí chất thải gây ô nhiễm môi trường
Phải học tập để hiểu biết về ô nhiễm môi trường và thực hiện bảo vệ môi trường thường xuyên, không phải chỉ học một lần mà là học suốt đời, từ tuổi ấu thơ đến tuổi trưởng thành không phải chỉ một mình mà là cả cộng đồng.
Mỗi người công dân đều phải có trách nhiệm về môi trường,tích cực bảo vệ môi trường sống trong lành.
Ý thức bảo vệ môi trường
Hãy chung tay bảo vệ hành tinh xanh của chúng ta!
*Nội dung bài học
I- HOÁ HỌC VÀ VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
1. Ô nhiêm môi trường không khí
2. Ô nhiễm môi trường nước
3. Ô nhiễm môi trường đất
II- HOÁ HỌC VỚI VẤN ĐỀ PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
1. Nhận biết môi trường bị ô nhiễm
2. Vai trò của hoá học trong việc xử lí chất gây ô nhiễm
I- Hoá học và vấn đề ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là gì?
Ô nhiễm môi trường là làm thay đổi những tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường.
Nguyên nhân môi trường bị ô nhiễm?
Do hậu quả của hoạt động tự nhiên như hoạt động của núi lửa, thiên tai, bão,...
Do hoạt động của con người thực hiện trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, tham gia giao thông và trong sinh hoạt.
Nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân chủ quan
1. Ô nhiễm môi trường không khí
Ô nhiễm môi trường không khí là gì?
Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt của các chất lạ hoặc sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho nó không sạch, có bụi, có mùi khó chịu, làm giảm tầm nhìn,...
- Nguồn gây ô nhiễm do thiên nhiên
Núi lửa phun trào: thải khí SO2, H2S, RHS.
Cháy rừng: thải các khí CO2, CO, các hạt cacbon, tro, bụi.
Sấm chớp: xuất hiện khí NO2, NO, N2O, HNO3.
Quá trình phân huỷ các sinh vật chết: giải phóng ra NH3, CH4NO, NO2, CO2.
- Nguồn do hoạt động của con người
Khí thải công nghiệp: Do quá trình đốt nhiên liệu, sự rò rỉ, thất thoát khí độc.
Hoạt động giao thông vận tải: do quá trình đốt cháy nhiên liệu của động cơ, kèm theo bụi & tiếng ồn trên các tuyến giao thông.
Khí thải do sinh hoạt: phát sinh từ đun nấu, lò sưởi do sử dụng nhiên liệu kém chất lượng.
a) Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí
Các chất gây ô nhiễm không khí: CO, CO2, SO2, H2S, NOX,CFC, các chất bụi,...
b) Tác hại của ô nhiễm không khí:
Ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ con người
Ảnh hưởng đến sự sinh trưởng....
và phát triển của động, thực vật.
Hiệu ứng nhà kính là gì?
Hiệu ứng nhà kính là gây ra sự khác thường về khí hậu, gây hạn hán, lũ lụt, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và cuộc sống con người
* Tầng ozon là lá chắn tia cực tín cho Trái Đất, tầng ozon thủng sẽ gây ra nhiều tác hại cho sinh vật và sức khoẻ con người
* Mưa axit gây tác hại rất lớn đối với cây trồng, sinh vật sống trong hồ ao, sông ngòi, phá huỷ các công trình xây dựng, các tượng đài, các di tích lịch sử văn hoá,...
2. Ô nhiễm môi trường nước
Sự ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật.
Ô nhiễm môi trường nước là gì?
* Nguồn gốc tự nhiên
Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt,....
Nước mưa rơi xuống mặc đất, mái nhà, đường phố, đồng ruộng, khu công nghiệp,... kéo theo các chất bẩn xuống sông, ao, hồ ô nhiễm môi trường nước .
* Nguồn gốc nhân tạo
Do nước thải từ các vùng dân cư, khu công nghiệp, hoạt động giao thông, phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ trong quá trình sản xuất nông nghiệp vào môi trường nước ô nhiễm môi trường nước.
a) Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước
Các ion kim loại: trong tiêu chuẩn chất lượng nước, nồng độ các nguyên tố kim loại nặng như Hg, Pb, Sb, Cu, Mn,... được quan tâm hàng đầu. Một số nguyên tố như Hg, As,... rất độc đối với sinh vật kể cả ở nồng độ rất thấp.
Các anion(NO3-, SO42-, PO43-,…) ở nồng độ cao gây ra ô nhiễm nguồn nước và gây ra biến đổi sinh hoá trong cơ thể sinh vật và người.
Thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hoá học: Trong sản xuất nông nghiệp, một lượng lớn phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật sẽ bị ngấm vào nước ruộng, ao, hồ, sông, ngòi, lan truyền và tích luỹ làm ô nhiễm mô trường nước.
* Tác nhân hoá học gây ô nhiễm môi trường nước
* Một số hình ảnh cho thấy tác hại của ô nhiễm nguồn nước
3. Ô nhiễm môi trường đất.
Là hệ sinh thái đất mất cân bằng khi có mặt một số chất và hàm lượng của chúng vượt quá giới hạn.
Ô nhiễm môi trường đất là gì?
Nguyên nhân môi trường đất bị ô nhiễm
Nguồn gốc tự nhiên
Nguồn gốc do con người
Núi lửa, ngập úng, đất bị nhiễm mặn do thuỷ triều xâm nhập.
Tác nhân hoá học
Tác nhân vật lí
Tác nhân sinh học
* Tác nhân hoá học gây ô nhiễm nguồn đất:
* Tác hại:
Gây nguy hiểm cho hệ sinh thái
Gây ra những tổn hại lớn trong sản xuất, kinh tế & đời sống
Dư lượng hoá chất, thuốc trừ sâu bị phân huỷ rất chậm và bị cuốn vào chu trình: đất - cây - động vật - người, gây ra những tác hại khó lường.
Do sử dụng phân bón hoá học, chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu,...
II- HOÁ HỌC VỚI VẤN ĐỀ PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
1. Nhận biết môi trường bị ô nhiễm
Quan sát: Có thể nhận biết môi trường nước, không khí, đất bị ô nhiễm qua màu, mùi, trạng thái.
Xác định bằng thuốc thử: pH, nồng độ các ion (Hg2+, Pb2+,NO3- ,…)
Xác định bằng dụng cụ đo: máy sắc ký, khí kế đo hàm lượng, thành phần khói, bụi, chất khí,...
Nguyên tắc chung: phải sử dụng các biện pháp phù hợp với thành phần các chất ô nhiễm cần xử lí, phù hợp với từng lĩnh vực, vi phạm cần xử lí.
Trong nông nghiệp: phải sử dụng phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích đúng quy định, đúng quy trình.
Trong công nghiệp : phải tuân thủ quy trình xử lí chất thải.
Trong các cơ sở nghiên cứu, phòng thí nghiệm trường học: Phải xử lí, phân loại các chất thải trước khi thải ra môi trường.
Trong các khi dân cư đô thị: phải thu gom rác thải, phân loại, xử lí để thu hồi, tái chế, chống ô nhiễm môi trường.
2. Vai trò của hoá học trong việc xử lí chất gây ô nhiễm môi trường
* Một số phương pháp xử lí chất thải gây ô nhiễm môi trường
Phải học tập để hiểu biết về ô nhiễm môi trường và thực hiện bảo vệ môi trường thường xuyên, không phải chỉ học một lần mà là học suốt đời, từ tuổi ấu thơ đến tuổi trưởng thành không phải chỉ một mình mà là cả cộng đồng.
Mỗi người công dân đều phải có trách nhiệm về môi trường,tích cực bảo vệ môi trường sống trong lành.
Ý thức bảo vệ môi trường
Hãy chung tay bảo vệ hành tinh xanh của chúng ta!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: phan thị thuý nga
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)