BAI 44 KINH TE TRUNG VA NAM MI
Chia sẻ bởi Giang A La |
Ngày 06/11/2018 |
33
Chia sẻ tài liệu: BAI 44 KINH TE TRUNG VA NAM MI thuộc Tin học 9
Nội dung tài liệu:
Tiết 47 - Bài 44
KINH TẾ TRUNG VÀ NAM MĨ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Biết được sự phân chia đất đai ở Trung và Nam Mĩ không đồng đều thể hiện ở hai hình thức phổ biến là đại tiền trang và tiểu tiền trang.
- Cải cách ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ ít thành công, nguyên nhân.
- Biết được sự phân bố nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ.
2. Kỹ năng:
- Đọc, phân tích lược đồ nông nghiệp của Trung và Nam Mĩ.
- Tranh, ảnh địa li
3. Thái độ:
- Yêu thích môn học.
- Có ý thức trong phát triển sản xuất nông nghiệp nước nhà.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Giáo viên:
- Bản đồ phân bố dân cư Châu Mĩ.
- Lược đồ nông nghiệp Trung và Nam Mĩ.
- Tranh, ảnh về đại tiền trang và tiểu tiền trang.
2. Học sinh:
- Đọc trước bài ở nhà.
- Vở ghi và SGK địa lí 7.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức: (1`)
2. Kiểm tra bài cũ: (5`)
Câu hỏi: Đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ có đặc điểm gì ? So sánh với Bắc Mĩ ?
3. Bài mới: (33`)
* Khởi động: (1`)
Trong nông nghiệp, ở Trung và Nam Mĩ còn tồn tại hình thức ruộng đất không công bằng, biểu hiện qua hai hình thức sở hữu nông nghiệp là Đại điền trang và Tiểu điền trang. Một số quốc gia Trung và Nam Mĩ đã tiến hành cải cách ruộng đất nhưng kết quả thu được rất hạn chế. Vậy để biết những hạn chế đó, chúng ta cùng nhau đi nghiên cứu bài học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1: (17`)
Trước hết chúng ta tìm hiểu về nông nghiệp.
- GV: Chiếu hình lên
- HS: Quan sát H 44.1; H 44.2; H 44.3 và kết hợp với đọc thông tin SGK.
Mô tả nội dung 3 bức ảnh ? (Về qui mô và kỹ thuật canh tác).
-> H 44.1: Trồng lúa mì ở Pêru, theo phương pháp cổ truyền, dùng trâu bò công cụ thô sơ, diện tích đất nhỏ, năng xuất thấp, ....
-> H 44.2: Chăn thả bò trên cánh đồng cỏ, diện tích rộng, số lượng lớn..
-> H 44.3: Thu hoạch đậu tương bằng cơ giới hóa trên qui mô lớn.
GV: ? Qua những phần trên và kết hợp với thông tin SGK hãy cho biết Trung và Nam mĩ có những hình thức sở hữu nông nghiệp nào ?
HS: Có 2 hình thức sở hữu đó là: Đại điền trang và Tiểu điền trang.
GV: ? Mỗi ảnh ứng với hình thức sở hữu nào ?
HS: H 44.1: Tiểu điền trang.
H 44.2, H 44.3: Đại điền trang.
- Chia lớp 2 nhóm: Thời gian thảo luận là 3 phút.
- Nhóm 1: Đặc điểm hình thức của Đại điền trang
- Nhóm 2: Đặc điểm hình thức của Tiểu điền trang.
GV: Đánh giá kết quả các nhóm và chuẩn lại kiến thức.
? Dựa vào bảng so sánh, em có nhận xét gì về chế độ sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ ?
HS: Chế độ sở hữu ruộng đất còn bất hợp lí
GV: ? Nêu sự bất hợp lí trong chế độ sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ ?
HS: Nông dân (5% diện tích; 60% dân số).
Đại điền chủ (60% diện tích; 5% dân số)
GV: ? Vì sao chế độ sở hữu ruộng đất còn bất hợp lí ?
HS: Vì đất đai phần lớn nằm trong tay tư bản nước ngoài.
GV: ? Vậy để giải quyết sự bất hợp lí các nước Trung và Nam Mĩ đã làm gì ?
HS: Một số quốc gia ở Trung và Nam Mĩ đã tiến hành cải cách ruộng đất.
+) Tổ chức khai hoang đất mới.
+) Mua lại ruộng đất của đại điền chủ hoặc công ti tư bản nước ngoài chia cho nông dân
GV: Kết quả cuộc cải cách như thế nào?Vì sao ?
HS: Ít thành công. Vì công cuộc cải cách ruộng đất tiến hành không triệt để, đa số chính phủ không tịch thu đất mà chỉ khai hoang đất mới hoặc mua đất mới của địa chủ, công ti tư nhân nước ngoài chia cho dân nên gặp phải sự chống đối của địa chủ và công ti tư nhân nước ngoài.
-> Dẫn đến việc chia ruộng đất cho nông dân gặp nhiều khó khăn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Giang A La
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)