Bài 44. Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển

Chia sẻ bởi Diệp Thu Hạnh | Ngày 08/05/2019 | 63

Chia sẻ tài liệu: Bài 44. Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:


Chào các em lớp 12 ANH, 12 A1
GIÁO VIÊN BỘ MÔN: DIỆP THU HẠNH
KIỂM TRA BÀI CŨ
Hãy thành lập mạng lưới thức ăn với các loài sinh vật sau:
Diều hâu, rắn, chuột, cỏ, cây lúa, gà, sâu, cáo, vi khuẩn ? Gà thuộc bậc dinh dưỡng nào?


Rắn

cây lúa
sâu



Chuột

Diều hâu

Cáo

vi khuẩn
Cỏ
Bài 44:
I. TRAO ĐỔI VẬT CHẤT QUA CHU TRÌNH SINH ĐỊA HÓA.
Theo hình mũi tên trong sơ đồ hình 44.1, hãy giải thích một cách khái quát sự trao đổi vật chất trong quần xã và chu trình sinh địa hóa.
Trả lời bằng LT( Tham khảo)
Trả lời lệnh:
*Trao đổi VC trong nội bộ QX: SVSX qua quá trình quang hợp tổng hợp nên chất hữu cơ từ chất vô cơ của môi trường.
*Trao đổi VC giữa các SV trong quần xã được thực hiện thông qua chuỗi thức ăn và lưới thức ăn: VC được chuyển từ SVSX sang SV tiêu thụ bậc 1,2..tới bậc cao nhất.
*Khi SV chết đi, xác của chúng sẽ bị phân giải thành chất vô cơ, SV trong QX sử dụng một phần VC vô cơ tích lũy trong môi trường vô sinh trong chu trình VC tiếp theo.
Chu trình sinh địa hóa là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên từ môi trường ngoài cơ thể sinh vật, qua các bậc dinh dưỡng môi trường. Một phần vật chất lắng đọng môi trường.
II. MỘT SỐ CHU TRÌNH SINH ĐỊA HÓA
Chu trình cacbon.
Chu trình nitơ.
Chu trình nước.

*Có bao nhiêu nguyên tố cần thiết cho cơ thể sống?
*Nguyên tố chủ yếu cấu tạo nên các chất sống như prôtêin.lipit, cacbohiđrat, enzim,hoocmôn… là gì?
*Chu trình sinh địa hóa chủ yếu của trái đất là những chu trình nào?
1.Chu trình cacbon :
CO2 trong môi trường
Các hợp chất cacbon
Chuỗi lưới thức ăn
Lắng đọng trong các trầm tích, đất, nước…
TV
QH
Hô hấp của động,thực vật,
phân giải của VSV
Trả lời bằng LT ( Tham khảo)
Trả lời lệnh:
+ C đi từ môi trường vô cơ vào QX: Khí CO2 trong khí quyển được TV hấp thu, thông qua quang hợp tổng hợp nên các chất hữu cơ có C.
+ C trao đổi trong quần xã: trong QX, hợp chất C trao đổi thông qua chuỗi và lưới thức ăn.
+ C trở lại môi trường vô cơ: quá trình hô hấp ở TV, ĐV và quá trình phân giải các chất hữu cơ thành chất vô cơ ở trong đất của VSV thải ra 1 lượng lớn khí CO2 vào bầu khí quyển. Các hoạt động công nghiệp đốt cháy nguyên liệu hóa thạch như than đá, dầu lửa… cũng thải vào bầu khí quyển 1 lượng lớn khí CO2.
+ Không phải tất cả lượng C của QX SV được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín mà có một phần lắng đọng trong môi trường đất, nước hình thành nên nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu lửa.

N2 khí quyển
NH4+
NO2-
NO3-
Chuỗi
lưới thức ăn
Lắng đọng trong
các trầm tích
Tia lửa điện
VSV cố
định đạm
TV
VSV phân giải đạm
2. Chu trình nitơ
Trả lời bằng LT ( Tham khảo)
Trả lời lệnh:
a. Khí quyển là nơi dự trữ N2. Phần chính của chu trình N2 là các SV phân giải (VK, nấm) phân giải xác SV và chất thải từ SV, biến prôtêin trong xác SV thành các đạm amôn, nitric và nitrat.
Một số VK sống trong môi trường, cộng sinh trong rễ cây họ đậu hoặc VK lam cộng sinh trong lá cây bèo dâu… Cố định N2 trong đất, nước thành các dạng đạm.
Trong khí quyển, các tia lửa điện, sấm chớp, cố định 1 lượng nitơ trong kh/ khí thành đạm.
b.TV hấp thụ các dạng đạm trên (nhất là đạm dễ tiêu nitrat) cấu tạo nên cơ thể sống.
Trong quần xã, N2 được luân chuyển qua lưới thức ăn, từ SV sản xuất chuyển lên SV tiêu thụ ở bậc cao hơn.
Khi SV chết, prôtêin trong xác SV lại tiếp tục được phân giải thành đạm của m/ trường.

c.Vòng tuần hoàn được khép kín qua hoạt động của 1 số VK phản nitrat, các VK này phân giải đạm trong đất, nước, giải phóng nitơ vào trong kh/ khí.
d.Một phần hợp chất nitơ không trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín mà lắng đọng trong các trầm tích sâu của môi trường đất, nước.


e.Hàng năm con người đã sản xuất ra 1 lượng lớn phân đạm bón cho cây, góp phần nâng cao năng suất cây trồng:
+ trồng cây họ đậu,
+thả bèo dâu vào ruộng lúa để tăng lượng đạm cho lúa,
+ bón phân VSV cố định đạm.
Quan sát hình sau và mô tả vòng tuần hoàn nước? Vai trò của chu trình nước? Nêu các biện pháp bảo vệ nguồn nước trên trái đất?
Mây
Mưa
H2O (Ao,hồ, đại dương,ngầm)
Đất
bốc hơi
3. Chu trình nước
*Chu trình Nước tạo nguồn nước cho sinh giới và điều hòa khí hậu toàn hành tinh
*Nguồn nước không phải là vô tận, đang bị suy giảm -> bảo vệ nguồn nước sạch bằng cách :
trồng cây gây rừng,
chống ô nhiễm, sử dụng tiết kiệm.

III. SINH QUYỂN
+ SQ là tập hợp sinh vật và các nhân tố môi trường vô sinh trên trái đất,hoạt động như một hệ sinh thái duy nhất
+ Khu sinh học là QX SV ở trạng thái cao đỉnh, phân bố trong đk thổ nhưỡng, khí hậu xác định( Chế độ chiếu sáng, nhiệt độ, lượng mưa…)của 1 vùng địa lý xác định trên hành tinh.
*Khu sinh học chính dưới nước:
- là các vực nước ngọt: nước đứng ( ao hồ…) nước chảy(sông , suối….)
-Khu sinh học nước mặn: ( đầm phá ven biển, biển và đại dương)
*Khu sinh học chính trên cạn: đồng rêu, rừng lá kim phương bắc, rừng lá rộng theo mùa, r. hỗn tạp ôn đới, r.ẩm thường xanh nhiệt đới…
*Sinh quyển là gì?
*Kích thước của sinh quyển?
*Trong SQ, sinh vật và nhân tố vô sinh liên quan với nhau như thế nào?
*Khu sinh học là gì?
*Trên trái đất có những khu sinh học nào?
*Căn cứ vào đâu để phân chia các khu sinh học ?
Đầm nước thuộc Khu Sinh học nào?

Hồ nước thuộc Khu Sinh học nào?

Ao nước thuộc Khu Sinh học nào?

Sông thuộc Khu Sinh học nào?

Suối thuộc Khu Sinh học nào?

Khu Sinh học biển:

+Theo chiều thẳng đứng:
- Lớp nước mặt: Nhiều SV nổi
- Lớp giữa: Nhiều Đv tự bơi
- Lớp dưới cùng: Nhiều ĐV đáy .
+Theo chiều ngang:
-Vùng ven bờ
có thành phần sinh vật phong phú hơn vùng khơi.
- Vùng khơi
Vùng ven bờ thuộc Khu Sinh học nào?
( nơi có thành phần sinh vật phong phú hơn vùng khơi).
Vùng khơi thuộc Khu Sinh học nào?

CỦNG CỐ
Hiện tượng Nhà Kính là gì? Nguyên nhân của hiện tượng đó? Nêu hậu quả và cách hạn chế?
-Hãy nêu các biện pháp sinh học để nâng cao hàm lượng đạm trong đất và nâng cao năng suất cây trồng?
-Nguyên nhân nào làm ảnh hưởng tới chu trình nước trong tự nhiên, gây nên lũ lụt, hạn hán ?



DẶN DÒ
Học bài,
Chuẩn bị bài: “ Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái”
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Diệp Thu Hạnh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)