Bài 43. Thực hành: Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giấm, chiết, ghép

Chia sẻ bởi Trần An Dung | Ngày 09/05/2019 | 48

Chia sẻ tài liệu: Bài 43. Thực hành: Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giấm, chiết, ghép thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

Thực hành:
Nhân giống giâm, chiết, ghép ở thực vật
NHÓM 5
II – CHUẨN BỊ
Biết cách và rèn luyện kĩ năng thực hiện một vài ứng dụng dựa vào hình thức sinh sản vô tính ở thực vật có hoa
Kéo cắt cây, dao cắt, dao ghép, băng chất dẻo, dây buộc, loại cây cần giâm, ghép, chiết …
I – MỤC TIÊU
Kéo cắt cây
Dao cắt
Dao ghép
Băng chất dẻo
III – CÁCH TIẾN HÀNH
1. Giâm cành, lá, rễ
Đối tượng: - cành, đoạn thân (mía, sắn, hoa giấy, dâu tằm, rau muống, chè, rau ngót), lá (thu hải đường, thuốc bỏng), rễ (hành búi, rau cần, huệ, thược dược)
Loại cây giâm cành (mía, sắn)
Cây giâm lá (bỏng)
Cây giâm rễ (hành)
Cách làm:
- Chuẩn bị đất, đánh thành luống.
- Giâm rễ: Cắt rễ chùm thành từng phần nhỏ đem giâm.
- Giâm cành: Cắt thân bánh tẻ (phần giữa cây) thành đoạn, thời điểm cắt: vào sáng sớm hay chiều tối, đặt nghiêng 2/3 phần gốc trên rãnh luống, vun đất và tưới ẩm.
- Giâm lá: Cắt các mảnh lá đặt nằm ngang lên dất ẩm vòng cung hay đứng, duy trì độ ẩm
Giâm lá bỏng
Ưu điểm:
- Hệ số nhân cao.
- Cây con giữ nguyên đặc tính di truyền của bố mẹ.
- Cây sớm ra hoa kết quả.
2. Chiết cành
Đối tượng: Các loại cây ăn quả
Cách làm:
- Chuẩn bị đất bó bầu (2/3 đất vườn + 1/3 mùn cưa, rơm rác mục,…).
- Dùng dao sắc cắt khoanh vỏ cách gốc cành 10 – 15 cm, chiều dài khoanh vỏ gấp 1,5 – 2 lần cành chiết, vỏ cắt sát đến lớp gỗ.
- Bó bầu chiết :Phía ngoài bầu chiết bọc bằng giấy nilon mỏng, buộc hai đầu bằng dây mềm và chắc sao cho bầu chiết không xoay tròn quanh cành chiết.
- Nên cắt khoanh vỏ vào ngày có thời tiết tốt. Cắt vỏ vào buổi sáng, bó bầu chiết vào buổi chiều.
- Sau 30 – 60 ngày cành mọc rễ, cắt rời cành chiết và theo dõi dinh dưỡng.
Chọn cành chiết
Cắt khoanh vỏ
Bó bầu
Cắt cành chiết
Đem trồng cành chiết xuống dất
Ưu điểm:
- Duy trì các đặc tính tốt của cây.
- Rút ngắn thời gian sinh trưởng.
- Sớm thu hoạch.
2. Ghép cành
Đối tượng: Các loại cây ăn quả, cây cảnh, …
Các kiểu ghép:
Ghép áp : cành ghép đặt sát gốc ghép (đường kính tương đương). Dùng dao sắc cắt vát một miếng nhỏ vùa chạm vào lớp gỗ ở cả cành và gốc ghép. Buộc chặt ở vị trí cắt. Sau 30 đến 40 ngày cắt ngọn gốc ghép, cắt gốc cành ghép cách chỗ buộc 2cm.
Ghép nối cành: Cắt ngọn gốc ghép và đoạn cành ghép vát hình lưỡi gà, gốc ghép cách mặt đất 10 -> 15cm. Đặt khít cành ghép lên gốc ghép. Buộc chặt bằng dải ni lon mảnh và dai. Sau 30 -> 35 ngày có thể mở dây buộc.
Với gốc ghép có kích thước lớn có thể dùng cách ghép nêm, ghép dưới vỏ …
Ghép mắt gồm ba loại: Ghép chữ T, ghép cửa sổ. Cắt mắt ghép (ở cành bánh tẻ) bằng dao sắc mỗi mắt có một lớp gỗ rất mỏng phía trong kèm hai đuôi 15-> 20mm.
Ghép chữ T: rạch một đường ngang 1cm cách mặt đất 10 -> 20cm, sau đó rạch một đường vuông góc 2cm ở giữa (hình chữ T). Dùng dao tách vỏ theo chiều dọc, cầm đuôi mắt ghép gài và đẩy nhẹ vào khe chữ T. Buộc chặt và làm kín vết ghép.
Ghép cửa sổ: Dùng dao ghép mở cửa sổ 1x2cm ở vỏ gốc ghép. Cắt một miếng vỏ trên cành có mắt ghép ở giữa với kích thước bằng miệng cửa sổ. Đặt mắt ghép và cuốn dây nilon bịt cửa sổ lại.
Ưu điểm:
- Phối hợp được các đặc tính tốt của các cây khác nhau.
- Tỉ lệ sống cao.
- Ít bị nhiễm bệnh, kết quả cao.
The End
Thành viên nhóm 5
AN TRẦN ANH
NGUYỄN THÀNH QUANG
LÊ CẢNH HOÀNG
TRẦN THU HẰNG
TRẦN THỊ HỒNG NHUNG
ĐẶNG ĐỨC CÔNG
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần An Dung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)