Bài 43
Chia sẻ bởi Lý Nguyệt Cầm |
Ngày 18/03/2024 |
29
Chia sẻ tài liệu: bài 43 thuộc Tiếng Hàn Quốc
Nội dung tài liệu:
ĐỊA LÍ TỈNH LÂM ĐỒNG
TỔ 4
2/Tình hình phát triển văn hóa,giáo dục,y tế
* Văn hóa
Lâm Đồng là một vùng đất cổ, có cảnh quan địa mạo đa dạng, cấu tạo địa chất phức tạp với nhiều dân tộc anh em thuộc ngữ hệ Môn – Khơ Me và ngữ hệ Malayô – Pôlynêxia lần lượt đến sinh sống trên mảnh đất Nam Tây Nguyên này.
Vùng đất Lâm Đồng còn lưu giữ nhiều dấu tích văn hoá, lịch sử của các dân tộc.
Trong nhiều năm qua, nhiều di tích lịch sử được quan tâm tiếp cận nghiên cứu, nổi tiếng nhất là khu di tích Cát Tiên.
Văn học dân gian khá phong phú nhưng văn học viết của Lâm Đồng còn hết sức non trẻ.
Nghệ thuật ở Lâm Đồng được hình thành trên nền văn hoá Việt, văn hoá các dân tộc thiểu số bản địa và một phần của văn hoá các tộc người thiểu số phía Bắc. Sự phối hợp giữa các yếu tố văn hoá này với nhau tạo thành nét riêng cho văn hoá Lâm Đồng nói chung và nghệ thuật nói riêng.
Trong 5 năm qua (2001-2005), sự nghiệp giáo dục của tỉnh đã có những chuyển biến đáng kể. Mạng lưới trường, lớp được duy trì và phát triển với hình thức đa dạng, rộng khắp trên toàn tỉnh. Quy mô giáo dục không ngừng tăng lên và đang được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế, khắc phục tình trạng mất cân đối về cơ cấu lớp học, bậc học. Đội ngũ giáo viên tiếp tục được tăng cường theo hướng chuẩn hóa. Cơ sở vật chất kỹ thuật tuy còn nhiều khó khăn nhưng cũng đã được củng cố và nâng cấp. Nền giáo dục ở Lâm Đồng cơ bản đáp ứng được mục tiêu nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực và đào tạo nhân tài góp phần đắc lực để phát triển kinh tế-xã hội và thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hoá tỉnh nhà.
* Quy mô giáo dục:
Giáo dục mầm non: Trong những năm thời kỳ 2001-2005, các địa phương trong tỉnh đã tích cực vận động gia đình đưa trẻ đến lớp. Năm học 2005-2006, toàn tỉnh có 48.607 trẻ đi học mầm non, tăng 21,79% so với năm học 2000-2001, tăng bình quân mỗi năm khoảng 4,02%. Hiện nay các loại hình nhà trẻ và mẫu giáo ngoài công lập phát triển mạnh và hầu hết các địa phương số trẻ em đi nhà trẻ và mẫu giáo đã tăng so với các năm học trước.
Giáo dục phổ thông: Quy mô học sinh tiểu học tiếp tục giảm, tiến dần đến ổn định do thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình nên độ tuổi dân số trong độ tuổi 6-10 tuổi giảm dần trong những năm gần đây (trong 5 năm qua đã giảm 2,5%).
* Mạng lưới trường lớp:
Mạng lưới trường tiếp tục được củng cố và phát triển. Hầu hết các địa phương trong tỉnh đều đã có hệ thống trường, lớp ngoài công lập.
Giáo dục mầm non: Năm học 2005-2006, toàn tỉnh có 160 trường mầm non so với năm học 2000-2001 số trường tăng tang thêm 57 trường. Quy mô trường học tăng ở hầu hết ở các loại trường, trong đó trường hệ công lập tăng nhanh, từ 29 trường năm học 2000-2001 tăng lên 82 trường năm học 2005-2006, tăng 182,76% ( tăng 53 trường).
Giáo dục phổ thông: Năm học 2005-2006 cả tỉnh có 247 trường tiểu học, tăng 2 trường so năm học 2000-2001; có 105 trường trung học cơ sở, tăng 26 trường so năm học 2000-2001; 22 trường trung học phổ thông, tăng 9 trường; 20 trường liên cấp tiểu học và trung học cơ sở, tăng 8 trường và 29 trường liên cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông, tăng 9 trường so năm học 2000-2001. Cùng với sự biến động về trường thì số lớp cũng có sự biến động đáng kể. Năm học 2004-2005, toàn tỉnh có 4.309 lớp tiểu học, giảm 777 lớp so năm học 2000-2001; số lớp trung học cở sở là 2.511 lớp, tăng 576 lớp và 1.086 lớp phổ thông, tăng 438 lớp so năm học 2000-2001. Xu hướng trong những năm tới, số lớp cấp tiểu học tiếp tục giảm, số lớp cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông sẽ tăng lên
* Phổ cập giáo dục :
Kết quả xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học tiếp tục được duy trì và phát triển. Toàn tỉnh đã hoàn thành chương trình xoá mù chữ và phổ cập tiểu học từ năm 1997, đến nay 12/12 huyện, thị, thành phố vẫn giữ được chuẩn xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Công tác phổ cập trung học cơ sở tiếp tục được đẩy mạnh.
* Chất lượng và hiệu quả giáo dục :
Hệ thống trường, lớp ngày càng mở rộng và được bố trí hợp lý nên số học sinh bỏ học giảm rõ rệt thể hiện qua công tác duy trì sĩ số. Tỉ lệ giảm sĩ số chung cả 3 cấp học giảm từ 3,31% năm học 2000-2001 xuống còn 2,22% năm học 2004-2005
Tỷ lệ hoàn thành cấp học qua các năm học đối với tiểu học xu hướng tăng lên, từ 99,14% năm học 2000-2001 đến 99,92% năm học 2004-2005; cấp trung học phổ thông cũng tăng từ 84,16% năm học 2000-2001 lên 85,69% năm học 2004-2005. Riêng cấp trung học cơ sở, tỷ lệ tốt nghiệp giảm xuống từ 96,06% năm học 2000-2001 còn 93,48% năm học 2004-2005. Nhìn chung tỷ lệ hoàn thành các cấp học không ổn định qua các năm học, không đồng đều giữa các cấp học do công tác đổi mới phương pháp dạy và học đã được triển khai nhưng chưa đồng bộ; cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhất là đồ dùng dạy học, phòng thí nghiệm, thiết bị thực hành còn thiếu thốn; công tác phụ đạo, kèm cặp học sinh yếu một số trường chưa được quan tâm đúng mức. Ngoài ra trong những năm qua, các khối tiến hành thay sách giáo khoa theo quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo nhưng việc tiếp cận và triển khai giảng dạy theo nội dung sách mới của không ít giáo viên còn lúng túng.
* Y tế
Thời kỳ 2001-2005, ngân sách Trung ương và địa phương đã chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác y tế, nên hệ thống bệnh viện, trạm xã, phòng khám đa khoa được nâng cấp, sửa chữa, xây mới nên cơ bản đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân trong tỉnh. Năm 2005, toàn tỉnh cú 181 cơ sở y tế Nhà nước, trong đó có 12 bệnh viện, 1 bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng, 21 phòng khám đa khoa khu vực, 145/145 xã có trạm y tế (trong đó 129 trạm độc lập và 16 trạm hoạt động lồng ghép).
Mạng lưới y tế cơ sở với các trạm y tế tuyến xã, phường, thị trấn là chủ yếu đã đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các hoạt động y tế dự phòng và cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân. Trong quá trình đổi mới và phát triển, ngành Y tế đã thiết lập được mạng lưới y tế xã, phường rộng khắp từ tỉnh xuống cơ sở, từ thành thị đến nông thôn, đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.
* Phát triển nhân lực:
Tính đến cuối năm 2005, toàn tỉnh có 557 bác sĩ, 83 dược sĩ đại học, 730 y sĩ và kỹ thuật viên và 276 dược sĩ trung học và kỹ thuật viên dược. Tỷ lệ bác sỹ trên một vạn dân tăng lên đáng kể từ 4,39 bác sĩ năm 2000 tăng lên 4,81 bác sĩ năm 2005. Tuy nhiên, số cán bộ y tế giữa các vùng không đồng đều, trong đó ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc ít người thì số bác sĩ còn ít.
* Y tế dự phòng và công tác phòng chống dịch bệnh :
Ngành Y tế đã chủ động triển khai phòng chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch nên tình hình bệnh dịch nói chung ổn định. Đặc biệt là phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp (SARS) và dịch cúm gia cầm lây qua người.
Chương trình phòng chống bệnh sốt rét các năm qua đã có những tiến bộ rất khả quan, hàng năm không để xảy ra dịch trên địa bàn toàn tỉnh, giảm mức độ lưu hành sốt rét từ 6,75% năm 2001 xuống còn 1,73% năm 2004, phấn đấu năm 2005 không có trường hợp tỷ vong do sốt rét gây ra .
Chương trình phòng chống bệnh sốt xuất huyết tiếp tục được quan tâm và thu được kết quả đáng kể. Số người bị sốt xuất huyết đã giảm nhiều trong những năm qua, làm giảm tỷ lệ mắc bệnh trên 100.000 dân từ 16,75 năm 2001 xuống còn 4,8 năm 2004 và 4,1% năm 2005..
Chương trình phòng chống lao được thực hiện bằng các chiến dịch truyền thông về bệnh lao, đồng thời triển khai rộng rãi mạng lưới chống lao. Tuy nhiên, trong các năm gần đây số bệnh nhân mắc lao mới có xu hướng tăng từ 38,36 trên 100.000 dân năm 2001 tăng lên 41,39 trên 100.000 dân năm 2005. Hiện nay, ngành đang quản lý, điều trị 100% bệnh nhận lao mới phát hiện, tỷ lệ bệnh nhân lao điều trị khỏi đạt 88%.
Nhìn chung các chương trình quốc gia phòng chống dịch bệnh và chăm sóc sức khoẻ nhân dân đã được triển khai trong nhiều năm qua và thực hiện có kết quả. Ngoài các chương trình trên, những năm qua ngành Y tế còn thực hiện một số chương trình khác như: Chương trình phòng chống tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi; chương trình nuôi con bằng sữa mẹ;..... Các chương trình này đã đạt được kết quả nhất định trong lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân, phòng ngừa bệnh tật và hạn chế các bệnh gây dịch như bệnh tả, dịch hạch, thương hàn.
* Công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân:
Trong những năm qua, chất lượng công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân từng bước được tăng cường. Số người đến khám chữa bệnh trong các cơ sở y tế ngày càng tăng; năm 2005 có 2.553,6 ngàn lượt người đến khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế Nhà nước, tăng 92,27% so năm 2001, bình quân hàng năm tăng 18,43%; số bệnh nhân điều trị nội trú 112,1 ngàn người, tăng 35,06% so năm 2001.
Các dịch vụ chăm sóc nội trú và các dịch vụ miễn phí dành cho người nghèo và các đối tượng bảo trợ xã hội khác ngày càng được quan tâm, đảm bảo tính công bằng trong việc được hưởng các dịch vụ y tế cho mọi người dân. Thực hiện các quyết định của Nhà nước về khám chữa bệnh cho người nghèo, đặc biệt là thực hiện việc khám chữa bệnh theo phương thức thực thanh, thực chi theo Quyết định số 142/QĐ-UB của UBND tỉnh Lâm Đồng, tính từ tháng 6/2002 đến tháng 6/2004 ngành y tế Lâm Đồng đã khám, chữa bệnh cho 493.968 lượt người nghèo, đồng bào dân tộc với tổng kinh phí chi trả 19,53 tỷ đồng trong tổng số kinh phí 24,41 tỷ đồng để tổ chức khám chữa bệnh miễn phí chi người nghèo, đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn toàn tỉnh.
TTO - Chiều 25-3, bác sĩ Đồng Sỹ Quang - Trưởng phòng nghiệp vụ y dược, Sở Y tế Lâm Đồng cho biết 16 học sinh lớp 4B bị nhiễm cúm A/H1N1 trước đó 8 ngày đã được xuất viện.
Các bác sĩ trong phòng cách ly kiểm tra sức khỏe cho 16 em học sinh có biểu hiện sốt hàng loạt - Ảnh: C.Thành
Theo bác sĩ Quang, do đây là dạng cúm mùa, có khả năng lây lan nhanh trong cộng đồng nên Trung tâm y tế dự phòng Lâm Đồng kết hợp với Đội y tế dự phòng thuộc TTYT huyện Đạ Tẻh đã tiến hành phun xịt tiêu độc, khử trùng trên diện rộng đối với tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đạ Tẻh. Tới thời điểm này, công tác tiêu độc khử trùng, phòng tránh cúm đã cơ bản hoàn thành.
Trước đó, vào chiều 18-3, hàng loạt học sinh của lớp 4B Trường cấp 1, 2 Xuân Thành (Phân hiệu Bình Hòa, xã Đạ Pal, huyện Đạ Tẻh) bất ngờ có triệu chứng sốt, họ, đau họng.
Sau đó, chỉ trong một buổi chiều 16/18 em thuộc lớp 4B đã được Trung tâm y tế Đạ Tẻh đưa về điều trị cách ly để tìm nguyên nhân gây bệnh.
Tới ngày 22-3, viện Pasteur đã có kết luận mẫu bệnh phẩm 16 học sinh bị sốt cao chưa rõ nguyên nhân mà Trung tâm y tế huyện Đạ Tẻh gửi dương tính với cúm A/H1N1.
Hiện Sở y tế Lâm Đồng, Trung tâm y tế Đạ Tẻh vẫn tiếp tục giám sát chặt chẽ tình hình dịch cúm tại Đạ Tẻh, đồng thời khuyến cáo người dân ngay khi có các triệu chứng như ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị, xử lý kịp thời.
CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN
ĐÃ LẮNG NGHE
TỔ 4
2/Tình hình phát triển văn hóa,giáo dục,y tế
* Văn hóa
Lâm Đồng là một vùng đất cổ, có cảnh quan địa mạo đa dạng, cấu tạo địa chất phức tạp với nhiều dân tộc anh em thuộc ngữ hệ Môn – Khơ Me và ngữ hệ Malayô – Pôlynêxia lần lượt đến sinh sống trên mảnh đất Nam Tây Nguyên này.
Vùng đất Lâm Đồng còn lưu giữ nhiều dấu tích văn hoá, lịch sử của các dân tộc.
Trong nhiều năm qua, nhiều di tích lịch sử được quan tâm tiếp cận nghiên cứu, nổi tiếng nhất là khu di tích Cát Tiên.
Văn học dân gian khá phong phú nhưng văn học viết của Lâm Đồng còn hết sức non trẻ.
Nghệ thuật ở Lâm Đồng được hình thành trên nền văn hoá Việt, văn hoá các dân tộc thiểu số bản địa và một phần của văn hoá các tộc người thiểu số phía Bắc. Sự phối hợp giữa các yếu tố văn hoá này với nhau tạo thành nét riêng cho văn hoá Lâm Đồng nói chung và nghệ thuật nói riêng.
Trong 5 năm qua (2001-2005), sự nghiệp giáo dục của tỉnh đã có những chuyển biến đáng kể. Mạng lưới trường, lớp được duy trì và phát triển với hình thức đa dạng, rộng khắp trên toàn tỉnh. Quy mô giáo dục không ngừng tăng lên và đang được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế, khắc phục tình trạng mất cân đối về cơ cấu lớp học, bậc học. Đội ngũ giáo viên tiếp tục được tăng cường theo hướng chuẩn hóa. Cơ sở vật chất kỹ thuật tuy còn nhiều khó khăn nhưng cũng đã được củng cố và nâng cấp. Nền giáo dục ở Lâm Đồng cơ bản đáp ứng được mục tiêu nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực và đào tạo nhân tài góp phần đắc lực để phát triển kinh tế-xã hội và thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hoá tỉnh nhà.
* Quy mô giáo dục:
Giáo dục mầm non: Trong những năm thời kỳ 2001-2005, các địa phương trong tỉnh đã tích cực vận động gia đình đưa trẻ đến lớp. Năm học 2005-2006, toàn tỉnh có 48.607 trẻ đi học mầm non, tăng 21,79% so với năm học 2000-2001, tăng bình quân mỗi năm khoảng 4,02%. Hiện nay các loại hình nhà trẻ và mẫu giáo ngoài công lập phát triển mạnh và hầu hết các địa phương số trẻ em đi nhà trẻ và mẫu giáo đã tăng so với các năm học trước.
Giáo dục phổ thông: Quy mô học sinh tiểu học tiếp tục giảm, tiến dần đến ổn định do thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình nên độ tuổi dân số trong độ tuổi 6-10 tuổi giảm dần trong những năm gần đây (trong 5 năm qua đã giảm 2,5%).
* Mạng lưới trường lớp:
Mạng lưới trường tiếp tục được củng cố và phát triển. Hầu hết các địa phương trong tỉnh đều đã có hệ thống trường, lớp ngoài công lập.
Giáo dục mầm non: Năm học 2005-2006, toàn tỉnh có 160 trường mầm non so với năm học 2000-2001 số trường tăng tang thêm 57 trường. Quy mô trường học tăng ở hầu hết ở các loại trường, trong đó trường hệ công lập tăng nhanh, từ 29 trường năm học 2000-2001 tăng lên 82 trường năm học 2005-2006, tăng 182,76% ( tăng 53 trường).
Giáo dục phổ thông: Năm học 2005-2006 cả tỉnh có 247 trường tiểu học, tăng 2 trường so năm học 2000-2001; có 105 trường trung học cơ sở, tăng 26 trường so năm học 2000-2001; 22 trường trung học phổ thông, tăng 9 trường; 20 trường liên cấp tiểu học và trung học cơ sở, tăng 8 trường và 29 trường liên cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông, tăng 9 trường so năm học 2000-2001. Cùng với sự biến động về trường thì số lớp cũng có sự biến động đáng kể. Năm học 2004-2005, toàn tỉnh có 4.309 lớp tiểu học, giảm 777 lớp so năm học 2000-2001; số lớp trung học cở sở là 2.511 lớp, tăng 576 lớp và 1.086 lớp phổ thông, tăng 438 lớp so năm học 2000-2001. Xu hướng trong những năm tới, số lớp cấp tiểu học tiếp tục giảm, số lớp cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông sẽ tăng lên
* Phổ cập giáo dục :
Kết quả xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học tiếp tục được duy trì và phát triển. Toàn tỉnh đã hoàn thành chương trình xoá mù chữ và phổ cập tiểu học từ năm 1997, đến nay 12/12 huyện, thị, thành phố vẫn giữ được chuẩn xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Công tác phổ cập trung học cơ sở tiếp tục được đẩy mạnh.
* Chất lượng và hiệu quả giáo dục :
Hệ thống trường, lớp ngày càng mở rộng và được bố trí hợp lý nên số học sinh bỏ học giảm rõ rệt thể hiện qua công tác duy trì sĩ số. Tỉ lệ giảm sĩ số chung cả 3 cấp học giảm từ 3,31% năm học 2000-2001 xuống còn 2,22% năm học 2004-2005
Tỷ lệ hoàn thành cấp học qua các năm học đối với tiểu học xu hướng tăng lên, từ 99,14% năm học 2000-2001 đến 99,92% năm học 2004-2005; cấp trung học phổ thông cũng tăng từ 84,16% năm học 2000-2001 lên 85,69% năm học 2004-2005. Riêng cấp trung học cơ sở, tỷ lệ tốt nghiệp giảm xuống từ 96,06% năm học 2000-2001 còn 93,48% năm học 2004-2005. Nhìn chung tỷ lệ hoàn thành các cấp học không ổn định qua các năm học, không đồng đều giữa các cấp học do công tác đổi mới phương pháp dạy và học đã được triển khai nhưng chưa đồng bộ; cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhất là đồ dùng dạy học, phòng thí nghiệm, thiết bị thực hành còn thiếu thốn; công tác phụ đạo, kèm cặp học sinh yếu một số trường chưa được quan tâm đúng mức. Ngoài ra trong những năm qua, các khối tiến hành thay sách giáo khoa theo quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo nhưng việc tiếp cận và triển khai giảng dạy theo nội dung sách mới của không ít giáo viên còn lúng túng.
* Y tế
Thời kỳ 2001-2005, ngân sách Trung ương và địa phương đã chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác y tế, nên hệ thống bệnh viện, trạm xã, phòng khám đa khoa được nâng cấp, sửa chữa, xây mới nên cơ bản đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân trong tỉnh. Năm 2005, toàn tỉnh cú 181 cơ sở y tế Nhà nước, trong đó có 12 bệnh viện, 1 bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng, 21 phòng khám đa khoa khu vực, 145/145 xã có trạm y tế (trong đó 129 trạm độc lập và 16 trạm hoạt động lồng ghép).
Mạng lưới y tế cơ sở với các trạm y tế tuyến xã, phường, thị trấn là chủ yếu đã đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các hoạt động y tế dự phòng và cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân. Trong quá trình đổi mới và phát triển, ngành Y tế đã thiết lập được mạng lưới y tế xã, phường rộng khắp từ tỉnh xuống cơ sở, từ thành thị đến nông thôn, đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.
* Phát triển nhân lực:
Tính đến cuối năm 2005, toàn tỉnh có 557 bác sĩ, 83 dược sĩ đại học, 730 y sĩ và kỹ thuật viên và 276 dược sĩ trung học và kỹ thuật viên dược. Tỷ lệ bác sỹ trên một vạn dân tăng lên đáng kể từ 4,39 bác sĩ năm 2000 tăng lên 4,81 bác sĩ năm 2005. Tuy nhiên, số cán bộ y tế giữa các vùng không đồng đều, trong đó ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc ít người thì số bác sĩ còn ít.
* Y tế dự phòng và công tác phòng chống dịch bệnh :
Ngành Y tế đã chủ động triển khai phòng chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch nên tình hình bệnh dịch nói chung ổn định. Đặc biệt là phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp (SARS) và dịch cúm gia cầm lây qua người.
Chương trình phòng chống bệnh sốt rét các năm qua đã có những tiến bộ rất khả quan, hàng năm không để xảy ra dịch trên địa bàn toàn tỉnh, giảm mức độ lưu hành sốt rét từ 6,75% năm 2001 xuống còn 1,73% năm 2004, phấn đấu năm 2005 không có trường hợp tỷ vong do sốt rét gây ra .
Chương trình phòng chống bệnh sốt xuất huyết tiếp tục được quan tâm và thu được kết quả đáng kể. Số người bị sốt xuất huyết đã giảm nhiều trong những năm qua, làm giảm tỷ lệ mắc bệnh trên 100.000 dân từ 16,75 năm 2001 xuống còn 4,8 năm 2004 và 4,1% năm 2005..
Chương trình phòng chống lao được thực hiện bằng các chiến dịch truyền thông về bệnh lao, đồng thời triển khai rộng rãi mạng lưới chống lao. Tuy nhiên, trong các năm gần đây số bệnh nhân mắc lao mới có xu hướng tăng từ 38,36 trên 100.000 dân năm 2001 tăng lên 41,39 trên 100.000 dân năm 2005. Hiện nay, ngành đang quản lý, điều trị 100% bệnh nhận lao mới phát hiện, tỷ lệ bệnh nhân lao điều trị khỏi đạt 88%.
Nhìn chung các chương trình quốc gia phòng chống dịch bệnh và chăm sóc sức khoẻ nhân dân đã được triển khai trong nhiều năm qua và thực hiện có kết quả. Ngoài các chương trình trên, những năm qua ngành Y tế còn thực hiện một số chương trình khác như: Chương trình phòng chống tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi; chương trình nuôi con bằng sữa mẹ;..... Các chương trình này đã đạt được kết quả nhất định trong lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân, phòng ngừa bệnh tật và hạn chế các bệnh gây dịch như bệnh tả, dịch hạch, thương hàn.
* Công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân:
Trong những năm qua, chất lượng công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân từng bước được tăng cường. Số người đến khám chữa bệnh trong các cơ sở y tế ngày càng tăng; năm 2005 có 2.553,6 ngàn lượt người đến khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế Nhà nước, tăng 92,27% so năm 2001, bình quân hàng năm tăng 18,43%; số bệnh nhân điều trị nội trú 112,1 ngàn người, tăng 35,06% so năm 2001.
Các dịch vụ chăm sóc nội trú và các dịch vụ miễn phí dành cho người nghèo và các đối tượng bảo trợ xã hội khác ngày càng được quan tâm, đảm bảo tính công bằng trong việc được hưởng các dịch vụ y tế cho mọi người dân. Thực hiện các quyết định của Nhà nước về khám chữa bệnh cho người nghèo, đặc biệt là thực hiện việc khám chữa bệnh theo phương thức thực thanh, thực chi theo Quyết định số 142/QĐ-UB của UBND tỉnh Lâm Đồng, tính từ tháng 6/2002 đến tháng 6/2004 ngành y tế Lâm Đồng đã khám, chữa bệnh cho 493.968 lượt người nghèo, đồng bào dân tộc với tổng kinh phí chi trả 19,53 tỷ đồng trong tổng số kinh phí 24,41 tỷ đồng để tổ chức khám chữa bệnh miễn phí chi người nghèo, đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn toàn tỉnh.
TTO - Chiều 25-3, bác sĩ Đồng Sỹ Quang - Trưởng phòng nghiệp vụ y dược, Sở Y tế Lâm Đồng cho biết 16 học sinh lớp 4B bị nhiễm cúm A/H1N1 trước đó 8 ngày đã được xuất viện.
Các bác sĩ trong phòng cách ly kiểm tra sức khỏe cho 16 em học sinh có biểu hiện sốt hàng loạt - Ảnh: C.Thành
Theo bác sĩ Quang, do đây là dạng cúm mùa, có khả năng lây lan nhanh trong cộng đồng nên Trung tâm y tế dự phòng Lâm Đồng kết hợp với Đội y tế dự phòng thuộc TTYT huyện Đạ Tẻh đã tiến hành phun xịt tiêu độc, khử trùng trên diện rộng đối với tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đạ Tẻh. Tới thời điểm này, công tác tiêu độc khử trùng, phòng tránh cúm đã cơ bản hoàn thành.
Trước đó, vào chiều 18-3, hàng loạt học sinh của lớp 4B Trường cấp 1, 2 Xuân Thành (Phân hiệu Bình Hòa, xã Đạ Pal, huyện Đạ Tẻh) bất ngờ có triệu chứng sốt, họ, đau họng.
Sau đó, chỉ trong một buổi chiều 16/18 em thuộc lớp 4B đã được Trung tâm y tế Đạ Tẻh đưa về điều trị cách ly để tìm nguyên nhân gây bệnh.
Tới ngày 22-3, viện Pasteur đã có kết luận mẫu bệnh phẩm 16 học sinh bị sốt cao chưa rõ nguyên nhân mà Trung tâm y tế huyện Đạ Tẻh gửi dương tính với cúm A/H1N1.
Hiện Sở y tế Lâm Đồng, Trung tâm y tế Đạ Tẻh vẫn tiếp tục giám sát chặt chẽ tình hình dịch cúm tại Đạ Tẻh, đồng thời khuyến cáo người dân ngay khi có các triệu chứng như ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị, xử lý kịp thời.
CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN
ĐÃ LẮNG NGHE
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lý Nguyệt Cầm
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)