Bài 42. Nguồn gốc chung và chiều hướng tiến hóa của sinh giới

Chia sẻ bởi Trương Thị Vinh Hương | Ngày 11/05/2019 | 192

Chia sẻ tài liệu: Bài 42. Nguồn gốc chung và chiều hướng tiến hóa của sinh giới thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

SINH HỌC LỚP 12
Bài 24. NGUỒN GỐC CHUNG
VÀ CHIỀU HƯỚNG TIẾN HOÁ CỦA SINH GIỚI
I. PHÂN LI TÍNH TRẠNG VÀ SỰ HÌNH THÀNH CÁC NHÓM PHÂN LOẠI
II. ĐỒNG QUI TÍNH TRẠNG
III. CHIỀU HƯỚNG TIẾN HOÁ
Chứng minh được sinh giới ngày nay tiến hoá từ một nguồn gốc chung theo con đường phân li tính trạng.
Nêu ví dụ và giải thích được hiện tượng đồng qui tính trạng.
Chứng minh được 3 chiều hướng tiến hoá của sinh giới.
I. PHÂN LI TÍNH TRẠNG
VÀ SỰ HÌNH THÀNH CÁC NHÓM PHÂN LOẠI
Các nhóm phân loại trên loài ?
1. Phân li tính trạng ?
Chi  họ  bộ  lớp  ngành  giới
Khái niệm:
Cơ chế:
Kết quả:
H1. Phân li tính trạng trong loài gà
H2. Phân li tính trạng trong loài thỏ
H3. Phân li tính trạng trong chi phong lan
H4. Phân li tính trạng trong chi sẻ
H5. Phân li tính trạng trong lớp thú
H6. Phân li tính trạng trong bộ linh trưởng
1. Phân li tính trạng ?
Khái niệm:
Là quá trình từ một dạng ban đầu đã dần dần phát sinh nhiều dạng khác nhau rõ rệt và khác xa dạng tổ tiên.
- Cơ chế:
Từ một nhóm đối tượng, chọn lọc đã tiến hành theo những hướng khác nhau, tích luỹ những biến dị có lợi, đào thải những dạng trung gian kém thích nghi.
- Kết quả:
+ Trong chăn nuôi, trồng trọt: hình thành các giống vật nuôi, cây trồng mới.
+ Trong tự nhiên: hình thành các loài, các chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới.
H7. Sơ đồ phân li tính trạng
và sự hình thành các nhóm phân loại
H8. Cây phát sinh chủng loại
KẾT LUẬN
Toàn bộ các loài sinh vật đa dạng phong phú ngày nay có chung một nguồn gốc.
II. ĐỒNG QUY TÍNH TRẠNG
H9. Đồng quy tính trạng
Nguồn gốc, kiểu gen, hình thái ?


Một số loài thuộc những nhóm phân loại khác nhau, có kiểu gen khác nhau, nhưng sống trong những điều kiện giống nhau, được chọn lọc tích luỹ biến dị theo cùng một hướng, dẫn tới có những nét hình thái cơ thể tương tự nhau.
Đồng quy tính trạng
III. CHIỀU HƯỚNG TIẾN HOÁ CỦA SINH GIỚI
1. Ngày càng đa dạng phong phú.
2. Tổ chức ngày càng cao.
3. Thích nghi ngày càng hợp lý.

1. Ngày càng đa dạng phong phú
Bảng 1. Sự phát sinh sinh vật qua các đại địa chất
H8. Sơ đồ cây phát sinh chủng loại
Nguyên sinh
Khởi sinh
Ngày càng đa dạng phong phú
Số loài ngày càng nhiều, sự phân hoá trong từng nhóm phân loại ngày càng sâu sắc.
Từ 1 số ít dạng nguyên thuỷ, sinh vật đã tiến hoá thành 5 giới (Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, Thực vật, Động vật), trong đó, giới TV khoảng 50 vạn loài, giới ĐV khoảng 1,5 triệu loài.
Bảng 2. So sánh cấu tạo một số hệ cơ quan của một số ngành động vật
2. Tổ chức ngày càng cao
Tổ chức ngày càng cao

Dạng chưa có cấu tạo TBĐơn bàoĐa bào.

Cơ thể đa bào ngày càng phân hóa về cấu tạo, chuyên hoá về chức năng và tăng cường sự thống nhất giữa các cơ quan bộ phận.
3. Thích nghi ngày càng hợp lý
Thích nghi ngày càng hợp lý
Trong từng hướng chọn lọc, những dạng ra đời sau thích nghi hợp lí hơn những dạng ra đời trước.
Trong lịch sử tiến hoá, đã có 25 vạn loài TV, 7 triệu rưỡi loài ĐV bị diệt vong vì không thích nghi trước sự thay đổi của hoàn cảnh sống.
Hướng tiến hoá cơ bản nhất ?
Sự đa dạng phong phú của các loài đảm bảo cho chúng thích nghi với các hoàn cảnh sống khác nhau.
Sự phân hoá về cấu tạo, chuyên hoá về chức năng của các cơ quan bộ phận trong cơ thể là một sự thích nghi, đảm bảo sự trao đổi chất hợp lý và phản ứng linh hoạt của cơ thể trước môi trường.
Sự đơn giản hoá tổ chức cơ thể của một số dạng sống (virut, vi khuẩn, nhóm kí sinh…) vẫn đảm bảo sự thích nghi của chúng với môi trường ít thay đổi.
Thích nghi
KẾT LUẬN
Dưới tác dụng của CLTN theo con đường phân li tính trạng, qua thời gian rất dài, từ 1 loài gốc phân hoá thành những loài khác nhau.
2. Toàn bộ các loài sinh vật đa dạng phong phú ngày nay có một nguồn gốc chung.
3. CLTN diễn ra theo cùng một hướng trên một số loài thuộc những nhóm phân loại khác nhau dẫn đến sự đồng quy tính trạng.
4. Sinh giới tiến hoá theo hướng: ngày càng đa dạng phong phú, tổ chức ngày càng cao, thích nghi ngày càng hợp lí.
5. Các nhóm sinh vật tiến hoá với nhịp độ không giống nhau.
Câu 1: Ngày nay vẫn tồn tại những nhóm có tổ chức thấp bên cạnh những nhóm có tổ chức cao vì:
A/ Nguồn thức ăn của nhóm có tổ chức thấp rất phong phú.
B/ Các nhóm có tổ chức thấp có khả năng kí sinh trên cơ thể của các nhóm có tổ chức cao.
C/ Sinh vật bậc thấp cũng như sinh vật bậc cao luôn có những thay đổi để thích nghi với điều kiện sống.
D/ Cả A , B và C.
Câu 2:Chiều hướng tiến hoá cơ bản nhất của sinh giới là :
A/ Ngày càng đa dạng và phong phú.
B/ Tổ chức cơ thể ngày càng cao.
C/ Thích nghi ngày càng hợp lý.
D/ Cả A, B và C.
Câu 3: Trong việc giải thích nguồn gốc chung của các loài , quá trình nào dưới đây đóng vai trò chủ yếu.
A/ Quá trình đột biến.
B/ Quá trình CLTN.
C/ Quá trình phân ly tính trạng.
D/ Cả A, B và C.
Câu 1: Quá trình tiến hoá lớn diễn ra theo hứơng chủ yếu nào dưới đây?
A. Phân li tính trạng.
B. Đồng quy tính trạng.
C. Cả A và B .
D. Tất cả đều sai.

Câu 2: Hiện tượng từ dạng tổ tiên ban đầu tạo ra nhiều dạng mới khác nhau và khác với tổ tiên ban đầu gọi là:
A). Phát sinh tính trạng. B). Chuyển hoá tính trạng C). Biến đổi tính trạng. D). Phân ly tính trạng.
Câu 3: Chiều hướng tiến hoá cơ bản nhất của sinh giới là:
A. Ngày càng đa dạng.
B. Tổ chức ngày càng cao.
C. Thích nghi ngày càng hợp lí.
D. Cả A,B và C.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Thị Vinh Hương
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)