Bài 42. Môi trường và sự phát triển bền vững
Chia sẻ bởi Hồ Sỹ Huynh |
Ngày 19/03/2024 |
7
Chia sẻ tài liệu: Bài 42. Môi trường và sự phát triển bền vững thuộc Địa lý 10
Nội dung tài liệu:
Bài 42
MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
1. Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường là điều kiện để phát triển:
- Nguyên nhân: Tác động của con người đến môi trường:
+ Sử dụng tài nguyên để phát triển công nghiệp làm cho tài nguyên cạn kiệt.
+ Kinh tế và khoa học kĩ thuật phát triển làm môi trường sinh thái ô nhiễm và suy thoái.
=>Mất cân bằng sinh thái, khủng hoảng môi trường.
- Biện pháp:
+ Phối hợp, nỗ lực chung của các quốc gia.
+ Chấm dứt chiến tranh, chạy đua vũ trang.
+ Xóa đói giảm nghèo.
+ Áp dụng tiển bộ khoa học – kĩ thuật để kiểm soát tình trạng ô nhiễm.
+ Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
+ Giảm bớt tác động xấu đến môi trường.
2. Vấn đề môi trường và phát triển ở các nước phát triển:
- Nguyên nhân chủ yếu: Tác động môi trường của sự phát triển công nghiệp, những vấn đề đô thị.
- Hậu quả: Gây nên những vấn đề ô nhiễm có sức ảnh hưởng lớn đến toàn cầu như: hiện tượng thủng tầng ozon, hiệu ứng nhà kính do tăng phát thải các chất khí, hiện tượng mưa axit…
- Các trung tâm phát khí thải lớn của thế giới: EU, Nhật Bản, Hoa Kì.
- Các nước công nghiệp phát triển đã và đang bảo vệ môi trường tốt hơn.
3. Vấn đề môi trường và phát triển ở các nước đang phát triển:
* Các nước đang phát triển là nơi tập trung nhiều vấn đề môi trường và phát triển:
- Chiếm ½ diện tích lục địa, ¾ dân số thế giới, giàu tài nguyên thiên nhiên, cả về trữ lượng và chủng loại. Đặc biệt rất giàu tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng, đất, khí hậu để phát triển nông nghiệp.
- Đây là các nước nghèo, chậm phát triển kinh tế - xã hội, thiếu vốn và công nghệ, gánh nặng nợ nước ngoài, hậu quả chiến tranh, sức ép dân số và sự bùng nổ dân số, nạn đói…đã làm cho môi trường ở các nước này bị hủy hoại nghiêm trọng.
* Khai thác và chế biến khoáng sản ở các nước đang phát triển:
- Khai thác và chế biến khoáng sản là nguồn xuất khẩu chủ yếu để thu ngoại tệ ở các nước Tây Á, nhiều nước Châu Phi, Mĩ La-tinh.
- Từ giữa thập kỉ 70 của thế kỉ XX, việc khai thác các mỏ lớn mà không chú trọng các biện pháp bảo vệ môi trường đã làm nguồn nước, đất, không khí, sinh vật ở các khu vực có mỏ bị đầu độc làm mất cân bằng sinh thái.
- Ở các nước đang phát triển tài nguyên rừng phong phú, có các loài cây gỗ quý, chim, thú quý hiếm. Việc đốn rừng diễn ra ở quy mô lớn để lấy củi gỗ, mở rộng diện tích canh tác, đồng cỏ. Tỉ lệ rất lớn gỗ được khai thác để lấy củi. Việc theo đuồi mục tiêu tự túc lương thực bằng mọi giá đã làm cho hàng triệu ha đất rừng bị mất đi, nhường chỗ cho các đồi núi trọc, phát quang rừng làm đồng cỏ, chăn thả gia súc quá mức, nhất là các vùng khí hậu nhiệt đới khô hạn đã thúc đẩy quá trình hoang mạc hóa.
MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
1. Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường là điều kiện để phát triển:
- Nguyên nhân: Tác động của con người đến môi trường:
+ Sử dụng tài nguyên để phát triển công nghiệp làm cho tài nguyên cạn kiệt.
+ Kinh tế và khoa học kĩ thuật phát triển làm môi trường sinh thái ô nhiễm và suy thoái.
=>Mất cân bằng sinh thái, khủng hoảng môi trường.
- Biện pháp:
+ Phối hợp, nỗ lực chung của các quốc gia.
+ Chấm dứt chiến tranh, chạy đua vũ trang.
+ Xóa đói giảm nghèo.
+ Áp dụng tiển bộ khoa học – kĩ thuật để kiểm soát tình trạng ô nhiễm.
+ Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
+ Giảm bớt tác động xấu đến môi trường.
2. Vấn đề môi trường và phát triển ở các nước phát triển:
- Nguyên nhân chủ yếu: Tác động môi trường của sự phát triển công nghiệp, những vấn đề đô thị.
- Hậu quả: Gây nên những vấn đề ô nhiễm có sức ảnh hưởng lớn đến toàn cầu như: hiện tượng thủng tầng ozon, hiệu ứng nhà kính do tăng phát thải các chất khí, hiện tượng mưa axit…
- Các trung tâm phát khí thải lớn của thế giới: EU, Nhật Bản, Hoa Kì.
- Các nước công nghiệp phát triển đã và đang bảo vệ môi trường tốt hơn.
3. Vấn đề môi trường và phát triển ở các nước đang phát triển:
* Các nước đang phát triển là nơi tập trung nhiều vấn đề môi trường và phát triển:
- Chiếm ½ diện tích lục địa, ¾ dân số thế giới, giàu tài nguyên thiên nhiên, cả về trữ lượng và chủng loại. Đặc biệt rất giàu tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng, đất, khí hậu để phát triển nông nghiệp.
- Đây là các nước nghèo, chậm phát triển kinh tế - xã hội, thiếu vốn và công nghệ, gánh nặng nợ nước ngoài, hậu quả chiến tranh, sức ép dân số và sự bùng nổ dân số, nạn đói…đã làm cho môi trường ở các nước này bị hủy hoại nghiêm trọng.
* Khai thác và chế biến khoáng sản ở các nước đang phát triển:
- Khai thác và chế biến khoáng sản là nguồn xuất khẩu chủ yếu để thu ngoại tệ ở các nước Tây Á, nhiều nước Châu Phi, Mĩ La-tinh.
- Từ giữa thập kỉ 70 của thế kỉ XX, việc khai thác các mỏ lớn mà không chú trọng các biện pháp bảo vệ môi trường đã làm nguồn nước, đất, không khí, sinh vật ở các khu vực có mỏ bị đầu độc làm mất cân bằng sinh thái.
- Ở các nước đang phát triển tài nguyên rừng phong phú, có các loài cây gỗ quý, chim, thú quý hiếm. Việc đốn rừng diễn ra ở quy mô lớn để lấy củi gỗ, mở rộng diện tích canh tác, đồng cỏ. Tỉ lệ rất lớn gỗ được khai thác để lấy củi. Việc theo đuồi mục tiêu tự túc lương thực bằng mọi giá đã làm cho hàng triệu ha đất rừng bị mất đi, nhường chỗ cho các đồi núi trọc, phát quang rừng làm đồng cỏ, chăn thả gia súc quá mức, nhất là các vùng khí hậu nhiệt đới khô hạn đã thúc đẩy quá trình hoang mạc hóa.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hồ Sỹ Huynh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)