Bài 42. Hệ sinh thái

Chia sẻ bởi Võ Lê Đông Kha | Ngày 08/05/2019 | 48

Chia sẻ tài liệu: Bài 42. Hệ sinh thái thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:




GV: Lê Thị Trang
Trường THPT Lê Quý Đôn
Thành phố Buôn Ma Thuột
Chương III:
Hệ sinh thái, sinh quyển
và bảo vệ môi trường
Bài 42.Hệ sinh thái
I. Hệ sinh thái:
Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh (Môi trường vô sinh của quần xã). Sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau và đồng thời tác động qua lại với các thành phần vô sinh của sinh cảnh. Nhờ đó,hệ sinh thái là 1 hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
II. Các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái: Gồm 2 thành phần
1.Thành phần vô sinh (Sinh cảnh): Là môi trường vật lí,gồm ánh sáng,khí hậu ,đất ,nước,…
2.Thành phần hữu sinh (Quần xã sinh vật): gồm nhiều loài sinh vật:
-Sinh vật sản xuất: Là sinh vật có khả năng sử dụng năng lượng mặt trời để tổng hợp nên chất hữu cơ; Gồm thực vật là chủ yếu và 1 số vi sinh vật tự dưỡng
-Sinh vật tiêu thụ: Là những sinh vật không có khả năng tổng hợp chất hữu cơ nhờ năng lượng mặt trời;Gồm các động vật ăn thực vật và các động vật ăn động vật
-Sinh vật phân giải: Là những sinh vật có khả năng phân giải xác chết và chất thải của sinh vật thành chất vô cơ; gồm chủ yếu là vi khuẩn, nấm và một số loài động vật không xương sống như :Giun đất, sâu bọ,…
III. Các kiểu hệ sinh thái chủ yếu trên trái đất:

Quan sát và
Cho biết kiểu hệ
Sinh thái tự nhiên
Và nhân tạo?
1. Các hệ sinh thái tự nhiên:
a.Các hệ sinh thái trên cạn: Rừng nhiệt đới, sa mạc, đồng rêu đới lạnh,….
b.Các hệ sinh thái dưới nước:
-Nước mặn: Rừng ngập mặn, biển, đại dương,…
-Nước ngọt: Ao, hồ, sông, suối,….
2. Các hệ sinh thái nhân tạo: Đồng ruộng, hồ nước nhân tạo, rừng trồng, thành phố,….

**Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái nhân tạo: Làm cỏ, bón phân, tỉa thưa, tưới nước,….
III. Các kiểu hệ sinh thái chủ yếu trên trái đất:
Bài tập củng cố
Bài 1: Học sinh thảo luận và hoàn thành bảng sau:
- Vật chất: Sinh cảnh
- Năng lượng: mặt trời
- Vật chất lấy từ sinh cảnh với sự
hỗ trợ của con người
Năng lượng lấy từ mặt trời,
phần nhỏ do con người bổ sung
Cao
- Thấp
- Cao
- Thấp: Con người phải thường
xuyên cải tạo
Có cân bằng sinh học &
ổn định được duy trì một
cách tự nhiên
- Kém cân bằng, không duy trì
ổn định
1. Thành phần cơ bản của một hệ sinh thái bao gồm:
A. Các chất vô cơ, các chất hữu cơ
B. Điều kiện khí hậu
C. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải
D. Thành phần vô sinh (sinh cảnh) và thành phần hữu sinh (quần xã)
2. Hệ sinh thái nào dưới đây là hệ sinh thái không phải trên cạn?
A. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới
B. Savan
C. Hệ sinh thái rừng ngập mặn
D. Hệ sinh thái thảo nguyên
3. Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái được thực hiện:
A. Trong phạm vi quần xã sinh vật
B. Trong phạm vi quần xã sinh vật và giữa quần xã sinh vật với sinh cảnh của nó
C. Trong phạm vi sinh cảnh
D. Trong phạm vi quần thể sinh vật
Bài 2: Chọn phương án đúng nhất cho các câu hỏi sau đây:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Lê Đông Kha
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)