Bài 42. Hệ sinh thái

Chia sẻ bởi hà dũng | Ngày 08/05/2019 | 39

Chia sẻ tài liệu: Bài 42. Hệ sinh thái thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

NHÓM 12:
KÍNH CHÀO CÔ GIÁO ĐẾN VỚI BÀI THUYẾT TRÌNH !
HÀ MẠNH DŨNG
VƯƠNG THẾ HOÀNG
Chương III:
HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN
VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Tiết 45 - Bài 42: HỆ SINH THÁI
I. KHÁI NIỆM HỆ SINH THÁI:
Sơ đồ bên mô tả cấp độ tổ chức sống nào?
Tiết 45 - Bài 42: HỆ SINH THÁI
Quần xã sinh vật + Sinh cảnh = Hệ sinh thái.
Hệ sinh thái là gì? Cho ví dụ minh họa.
I. KHÁI NIỆM HỆ SINH THÁI:
Tiết 45 - Bài 42: HỆ SINH THÁI
Khái niệm:
- Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh của quần xã. Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo nên một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
Ví dụ: Một cái ao (hồ); Một cánh đồng; Một khu rừng…
HST Rừng mưa nhiệt đới
HST Rừng lá rộng ôn đới
HST Rừng thông
HST Đồng cỏ
HST sa mạc
HST Hoang mạc
HST Thảo nguyên
HST nước chảy (suối, sông)
HST nước đứng (ao, hồ)
HST vùng biển - ven bờ
AS nhiều, mưa nhiều → nhiệt độ, độ ẩm tăng → TV ↑ → TV cung cấp thức ăn cho thỏ → cung cấp thức ăn cho hổ → các VSV phân hủy xác ĐV, TV thành mùn bã hữu cơ để trả lại môi trường
Em hãy phân tích HST trên H42.1 để thấy được sự tác động qua lại của các thành phần cấu trúc trong HST?
2. Đặc điểm HST:
- Trao đổi vật chất và năng lượng giữa các sinh vật trong nội bộ quần xã và giữa quần xã với sinh cảnh  biểu hiện chức năng của 1 tổ chức sống .
Thể hiện qua quá trình đồng hóa (Sử dụng năng lượng mặt trời tổng hợp chất hữu cơ do các sinh vật tự dưỡng) và dị hóa (Do các sinh vật di dưỡng ).
I. KHÁI NIỆM HỆ SINH THÁI:
Tiết 45 - Bài 42: HỆ SINH THÁI
HST Giọt nước ao
HST Cánh đồng
HST Trái Đất
HST Bể cá
3. Kích thước HST:
- Đa dạng
- Có thể nhỏ như giọt nước, một bể cá,…. Đến lớn nhất là Trái Đất .
- Bất kỳ 1 sự gắn kết nào giữa các SV với các nhân tố ST của MT 1 chu trình sinh học hoàn chỉnh dù ở mức đơn giản đều coi là 1 HST
I. KHÁI NIỆM HỆ SINH THÁI:
Tiết 45 - Bài 42: HỆ SINH THÁI
1. Thành phần vô sinh (sinh cảnh):
- Ánh sáng.
Khí hậu: Nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, gió…
- Đất: Các yếu tố thổ nhưỡng…
- Nước.
Xác chết sinh vật, chất thải hữu cơ trong môi trường.
Hệ sinh thái gồm 2 thành phần:
+TP vô sinh
+TP hữu sinh
Thành phần vô sinh của HST bao gồm những yếu tố nào
I. KHÁI NIỆM HỆ SINH THÁI:
CÁC THÀNH PHẦN CẤU TRÚC CỦA
HỆ SINH THÁI:
Tiết 45 - Bài 42: HỆ SINH THÁI
+ Sinh vật sản xuất: Là những sinh vật có khả năng sử dụng năng lượng mặt trời để tổng hợp nên các chất hữu cơ ( ví dụ: thực vật và một số vi sinh vật tự dưỡng)
+ Sinh vật tiêu thụ: Gồm động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật
+ Sinh vật phân giải: Là những sinh vật phân giải xác chết và chất thải của sinh vật thành các chất vô cơ ( ví dụ vi khuẩn, nấm, giun, sâu bọ... )
2. Thành phần hữu sinh
Sinh vật sản xuất
Sinh vật phân giải
Sinh vật tiêu thụ
Tiết 45 - Bài 42: HỆ SINH THÁI
I. KHÁI NIỆM HỆ SINH THÁI:
CÁC THÀNH PHẦN CẤU TRÚC CỦA HỆ SINH THÁI:
1. Thành phần vô sinh (sinh cảnh):
2. Thành phần hữu sinh (QXSV):
Ví dụ: Trong 1 hệ sinh thái đồng ruộng có 1 số loài như sau: lúa, cua, chim, sâu, chuột, cỏ, vi khuẩn, rắn, nấm… Hãy xếp các sinh vật trên theo các nhóm sinh vật của hệ sinh thái.
- Sinh vật sản xuất: lúa, cỏ.
- Sinh vật tiêu thụ: cua, chim, sâu, chuột, rắn.
- Sinh vật phân giải: vi khuẩn, nấm.
Tiết 45 - Bài 42: HỆ SINH THÁI
CÁC THÀNH PHẦN CẤU TRÚC CỦA HỆ SINH THÁI:
I. KHÁI NIỆM HỆ SINH THÁI:
Em hãy kể tên các sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải trong hình bên dưới?
Câu 1. Trong một khu rừng có nhiều cây lớn nhỏ khác nhau, các cây lớn có vai trò quan trọng là bảo vệ các cây nhỏ và động vật sống trong rừng, động vật ăn thực vật hoặc ăn thịt các loài động vật khác. Các sinh vật trong rừng phụ thuộc lẫn nhau và tác động đến môi trường sống của chúng tạo thành.
A. Quần thể B. Quần xã
C. Hệ sinh thái D. Chuỗi thức ăn.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Tiết 45 - Bài 42: HỆ SINH THÁI
Câu 2. Tại sao hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định?
A. Vì các sinh vật trong quần xã luôn cạnh tranh với nhau đồng thời tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh
B. Vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau
C. Vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh
D. Vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau đồng thời tác động lên các thành phần vô sinh của sinh cảnh
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Tiết 45 - Bài 42: HỆ SINH THÁI
Câu 3. Sinh vật nào dưới đây được gọi là sinh vật sản xuất?
A. Con chuột.

B. Cây lúa.

C. Rắn.

D. Vi khuẩn.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Tiết 45 - Bài 42: HỆ SINH THÁI
Học bài và trả lời câu hỏi ở trang 190
Nghiên cứu bài tiếp theo “TRAO ĐỔI VẬT CHẤT TRONG HỆ SINH THÁI”.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VỀ NHÀ
TIẾT HỌC KẾT THÚC.
CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN,
CHÚC THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN SỨC KHOẺ VÀ HẠNH PHÚC !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: hà dũng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)