Bài 41. Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ

Chia sẻ bởi Cao Nguyên | Ngày 27/04/2019 | 49

Chia sẻ tài liệu: Bài 41. Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ thuộc Địa lí 7

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG QUÍ THẦY CÔ ĐẾN
DỰ GIỜ
Môn: Địa lí 7
Bài 41: THIÊN NHIÊN TRUNG VÀ NAM MỸ
1. Khái quát tự nhiên
Hãy quan sát hình 41.1 ( sgk ) và lược đồ tự nhiên Trung và Nam Mỹ, cho biết:
- Trung và Nam Mỹ gồm những khu vực nào?
→ Trung và Nam Mỹ gồm eo đất Trung Mỹ, các quần đảo trong biển Caribê và toàn bộ lục địa Nam Mỹ.
- Diện tích là bao nhiêu?
→ Diện tích là 20,5 triệu km2 .
- Xác định giới hạn của Trung và Nam Mỹ ( nằm trong khoảng vĩ độ nào? Giáp biển và đại dương nào? )
→ Nằm trong khoảng vĩ độ từ 300 B– 600 N. Phía Tây giáp với Thái Bình Dương, phía Đông giáp với Đại Tây Dương và biển Caribê.
- Xác định vị trí các khu vực của Trung và Nam Mỹ?
Bài 41: THIÊN NHIÊN TRUNG VÀ NAM MỸ
1. Khái quát tự nhiên
a. Eo đất Trung Mỹ và quần đảo Ăng – ti
Hãy quan sát hình 41.1 ( sgk ) và lược đồ tự nhiên Trung Mỹ, cho biết:
1. Hãy nêu đặc điểm địa hình eo đất Trung Mỹ?
→ Eo đất Trung Mỹ là nơi tận cùng của hệ thống Cooc-đi-e, có núi cao và nhiều núi lửa hoạt động.
2. Hãy nêu đặc điểm địa hình quần đảo Ăng-ti?
→ Quần đảo Ăng-ti gồm vô số đảo quanh biển Caribê, có địa hình núi cao và đồng bằng ven biển.
3. Eo đất Trung Mỹ và quần đảo Ăng-ti nằm trong môi trường nào?
→ Nằm trong môi trường nhiệt đới.
4. Loại gió thổi quanh năm ở đây là gió gì, thổi theo hướng nào?
→ Gió tín phong, thổi thường xuyên theo hướng Đông Nam.
5. Nhận xét sự phân bố lượng mưa và thực vật của Trung và Nam Mỹ?
→ Phía Đông mưa nhiều → rừng rậm nhiệt đới.
→ Phía Tây mưa ít → rừng thưa và xavan phát triển
6. Tại sao phía Đông mưa nhiều hơn phía Tây?

→ Phía Đông các sườn núi đón gió tín phong thổi hướng Đông Nam thường xuyên từ biển vào cho nên mưa nhiều, rừng rậm phát triển.
7.Khí hậu và thực vật phân hóa theo hướng nào?
→ Phân hóa theo hướng từ Đông sang Tây.
* Liên hệ Việt Nam
- Eo đất Trung Mỹ là nơi tận cùng của hệ thống Cooc-đi-e, có núi cao và nhiều núi lửa hoạt động.
- Quần đảo Ăng-ti gồm vô số đảo quanh biển Caribê, có địa hình núi cao và đồng bằng ven biển.
- Phần lớn nằm trong môi trường nhiệt đới. Gió tín phong, thổi thường xuyên theo hướng Đông Nam.
- Thực vật phân hóa theo hướng từ Đông sang Tây.
b.Khu vực Nam Mỹ
Hãy quan sát hình 41.1 ( sgk ) và lược đồ tự nhiên Nam Mỹ, cho biết:
1. Nam Mỹ được chia làm mấy khu vực địa hình?
→ Cấu trúc địa hình gồm 3 khu vực:
+ Hệ thống núi An-đet phía tây.
+ Đồng bằng ở trung tâm.
+ Các sơn nguyên ở phía Đông.
2. Xác định vị trí các khu vực địa hình của Nam Mỹ?
Hãy quan sát hình 41.1 ( sgk ) và lược đồ tự nhiên Nam Mỹ, cho biết:
Có 3 khu vực địa hình:
- Hệ thống núi trẻ An-đet ở phía Tây cao đồ sộ, trung bình 3000m đến 5000m. Xen giữa núi là thung lũng và cao nguyên. Thiên nhiên phân hóa phức tạp.
- Các đồng ở giữa: đồng bằng O-ri-no-co, A-ma-zôn, La-pla-ta, Pam-pa.
- Sơn nguyên ở phía đông: Guy-a-na và Bra-xin.
Kể tên một số khoáng sản ở Trung và Nam Mỹ?
Quan sát lát cắt địa hình Bắc Mỹ và Nam Mỹ, cho biết :
Địa hình Nam Mỹ có điểm gì giống và khác địa hình Bắc Mỹ?
Có 3 khu vực địa hình
Hãy quan sát lược đồ tự nhiên Trung và Nam Mỹ, xác định vị trí giới hạn?
→ Trả lời:
1c
2e
4b
3a
5d
Về nhà:
Học bài này.
Trả lời câu hỏi 1, 2 SGK trang 127.
- Tìm hiểu Trung và Nam Mỹ thuộc môi trường đới nào? Có những kiểu khí hậu gì?
- Các nhóm chuẩn bị bảng phụ, bút lông./.
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN
QUÍ THẦY CÔ VÀ CÁC EM
HỌC SINH
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Cao Nguyên
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)