Bài 41. Sinh sản vô tính ở thực vật

Chia sẻ bởi Quách Thanh Khiêm | Ngày 09/05/2019 | 123

Chia sẻ tài liệu: Bài 41. Sinh sản vô tính ở thực vật thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

Trường THPT U Minh – Sinh Học 11
GV : Quách Thanh Khiêm
MỤC TIÊU BÀI HỌC
* Học xong bài này, học sinh cần phải :
Nêu được các khái niêm : sinh sản ở sinh vật, ss vô tính và ss hữu tính ở thực vật.
Nêu được cơ sở khoa học của phương pháp nhân giống sinh dưỡng (vô tính)
Biết được các phương pháp nhân giống vô tính.
Trình bày được vai trò của ss vô tính và ứng dụng của ss vô tính đối với con người.
Mô tả được : quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi; sự thụ tinh kép ở thực vật có hoa
Biết được ưu điểm của ss hữu tính đối với thực vật có hoa.
Chương IV
SINH SẢN
* Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.
SINH SẢN LÀ GÌ? SINH VẬT CÓ NHỮNG HÌNH THỨC SS NÀO?
A – SINH SẢN Ở THỰC VẬT
Bài 41 & 42
SINH SẢN VÔ TÍNH VÀ SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT
Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống bố mẹ.
Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản trong đó có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
I – CÁC HÌNH THỨC SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT
1 – Sinh sản bằng bào tử.
Cơ thể mẹ  túi bào tử  bào tử  cơ thể mới.
Ví dụ: dương xỉ, rêu
- Hiệu suất sinh sản cao, từ 1 cơ thể mẹ có thể tạo ra rất nhiều cơ thể mới.
- Bào tử phát tán nhờ gió, nước, côn trùng,…
2 – Sinh sản sinh dưỡng.
Là hình thức sinh sản cây con được sinh ra từ một phần cơ quan sinh dưỡng (lá, thân củ, thân rễ,…) của cơ thể mẹ.
Ví dụ : khoai tây, rau má, cỏ tranh,…
- Có 2 hình thức SS sinh dưỡng: SS sinh dưỡng tự nhiên và SS sinh dưỡng nhân tạo (nhân giống vô tính)
3 – Phương pháp nhân giống vô tính.
Ghép chồi và ghép cành.
Chiết cành và giâm cành.
Nuôi cấy tế bào và mô thực vật.
4 – Vai trò của sinh sản vô tính.
Đối với thực vật : giúp cho sự tồn tại và phát triển của loài.
Đối với đời sống con người : tạo ra nhanh với số lượng nhiều những giống cây quí, mang tính trạng tốt, sạch bệnh… với giá thành thấp mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Cho biết vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật và con người ?
II – SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT CÓ HOA :
1 - Cấu tạo của một hoa.

Không
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Lá đài
Cánh hoa
Vòi nhụy
Bầu nhụy
Noãn
Đài hoa
Bao phấn
Đầu nhụy
Chỉ nhị
10
Túi phôi
Hạt phấn được hình thành từ tế bào mẹ hạt phấn (2n). Mỗi tế bào mẹ khi giảm phân cho bốn hạt phấn đơn bội (n).
Bên trong hạt phấn gồm hai tế bào :
- Tế bào lớn là tế bào dinh dưỡng sẽ phân hoá thành ống phấn.
- Tế bào bé sẽ phát sinh cho hai giao tử đực (tinh trùng)
Hình thành hạt phấn
2 – Quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi.

Một tế bào nằm gần lỗ thông của noãn giảm phân cho 4 tế bào con đơn bội. Một trong bốn tế bào phân chia liên tiếp để tạo nên túi phôi, 3 tế bào kia tiêu biến dần. Túi phôi chứa :
- 3 tế bào đối cực
- 1 tế bào cực ( nhân phụ 2n)
- 1 tế bào trứng (noãn cầu đơn bội)
- 2 trợ bào (tế bào kèm)
Hình thành túi phôi
3 – QUÁ TRÌNH THỤ PHẤN VÀ THỤ TINH.
a - Thụ phấn.
Thụ phấn là quá trình chuyển hạt phấn từ nhị sang đầu vòi nhụy của hoa trên cùng một cây (tự thụ), hay rơi trên đầu nhụy của một hoa của cây khác cùng loài (thụ phấn chéo)
b - Thụ tinh.
Hạt phấn rơi vào đầu nhụy sẽ nảy mầm mọc ra một ống phấn. Ống phấn theo vòi nhụy đi vào bầu nhụy, hai giao tử đực nằm trong ống phấn, được ống phấn mang tới noãn.
Khi ống phấn đến noãn, qua lỗ noãn đến túi phôi, một giao tử đực kết hợp với trứng tạo thành hợp tử 2n, giao tử đực thứ hai kết hợp với nhân cực 2n tạo thành nội nhũ 3n.

CỦNG CỐ - DẶN DÒ
Tìm hiểu về quá trình hình thành hạt và quả trong SGK.
Dựa vào phần kiến thức khung SGK ôn lại bài.
Trả lời các câu hỏi trong SGK.
Đọc trước bài thực hành (nắm nội dung và cách tiến hành)
Bao phấn
1 tế bào mẹ hạt phấn (2n)
Bốn tiểu bào tử (n)
Hạt phấn
Noãn
1 tế bào mẹ(2n) nằm gần lỗ thông của noãn
Túi phôi
TB sinh sản
TB sinh dưỡng
TB đối cực
TB cực
TB kèm
TB trứng
G.Phân
G.Phân
N.Phân
N.Phân
Bốn đại bào tử (n)
Hình thành hạt phấn
Hình thành túi phôi
Thụ phấn chéo
Tự thụ phấn
Hoa cây B
Hoa cây A
Thụ phấn
Hợp tử(2n)
Nội nhũ(3n)
Thụ tinh
Bào tử (2n)
Nguyên tản(2n)
Túi bào tử (2n))
Cây trưởng thành (2n))
Trứng(n)
Tinh trùng (n)
Hợp tử (2n)
- Thế nào là sinh sản bằng bào tử?
- Hiệu suất sinh sản bằng bào tử cao hay thấp? Tại sao?
- Cho ví dụ về một số thực vật có hình thức sinh sản bằng bào tử?
- Nêu con đường phát tán của bào tử?

THẾ NÀO LÀ SINH SẢN SINH DƯỠNG?
CÓ MẤY HÌNH THỨC SINH SẢN SINH DƯỠNG?

Nhân giống lan hồ điệp bằng nuôi cấy mô
Nhân giống lan hồ điệp bằng nuôi cấy mô
Nhân giống hoa đồng tiền = nuôi cấy mô
Khoai tây được nhân giống bằng nuôi cấy mô
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Quách Thanh Khiêm
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)