Bài 41. Sinh sản vô tính ở thực vật

Chia sẻ bởi Lê Hồng Vân | Ngày 09/05/2019 | 150

Chia sẻ tài liệu: Bài 41. Sinh sản vô tính ở thực vật thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

Chào mừng các thầy cô giáo và các em học sinh lớp 11B
CHUONG IV: SINH S?N

A. SINH SẢN Ở THỰC VẬT

Tiết 44: Sinh sản vô tính ở thực vật
I. Khái niệm chung về sinh sản
(?) Thế nào là sinh sản? Nêu các hình thức sinh sản mà em biết.
+ Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.
+ Có 2 kiểu sinh sản:
- Sinh sản vô tính
- Sinh sản hữu tính

II. Sinh sản vô tính ở thực vật
1. Khái niệm
(?) Sinh sản vô tính là gì? Lấy ví dụ.
- Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống mẹ.
- Ví dụ: cây sắn, khoai lang ...


2. Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật
a. Sinh sản bằng bào tử
+ VD: Sinh sản ở rêu, dương xỉ
+ Cơ chế sinh sản:








Thể giao tử (n)
Túi tinh (n)
Tinh trùng (n)
Túi trứng (n)
Trứng (n)
Hợp tử (2n)
Thể bào tử (2n)
Túi bào tử (2n)
Bào tử (n)
Thụ tinh
NP
PT
G. Phân
(?) Nêu đặc điểm của hình thức sinh sản bằng bào tử (nguồn gốc cây con, xen kẽ thế hệ, số lượng cá thể, phát tán).
+ Đặc điểm:
- Cây con phát triển từ bào tử
- Có sự xen kẽ 2 thế hệ GTT và BTT
- Số lượng cá thể con nhiều
- Phát tán rộng nhờ gió, nước, động vật


b. Sinh sản sinh dưỡng

+ Nêu cơ chế, đặc điểm sinh sản sinh dưỡng.
- Cơ chế sinh sản:
Từ một phần cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ
- Đặc điểm:

SS sinh dưỡng tự nhiên
SS sinh dưỡng nhân tạo
Nảy chồi
cơ thể mới
3. Phương pháp nhân giống vô tính
a, Ghép chồi và ghép cành
- PP nhân giống vô tính trên hình 43: ghép chồi (ghép mắt), ghép cành. Không có PP chiết cành, giâm cành, trồng hom, trồng củ.
- Chú ý: cắt bỏ hết lá ở cành ghép, buộc chặt mắt ghép, cành ghép vào gốc ghép.

b, Chiết cành và giâm cành
Ưu điểm: - Giữ nguyên được tính trạng tốt.
- Thời gian thu hoạch ngắn.
c, Nuôi cấy tế bào và mô thực vật
+ Cách làm:
- Lấy các tế bào từ các phần khác nhau của cơ thể thực vật.
- Nuôi các tế bào trên trong môi trường dinh dưỡng thích hợp để tạo cây con.
+ Cơ sở khoa học:
- Dựa vào tính toàn năng của tế bào: từ một tế bào bất kì trong cơ thể thực vật đều chứa bộ gen với đầy đủ thông tin di truyền có khả năng phát triển thành cây nguyên vẹn, bình thường.
+ Ý nghĩa:
- Phục chế giống cây quí.
- Có giá trị kinh tế cao: hạ giá thành cây con, sản xuất số lượng cây giống lớn trong thời gian ngắn.
- Sản xuất những giống cây sạch bệnh.








4. Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật và con người

a, Với đời sống thực vật
- Giúp loài tồn tại và phát triển
b, Với đời sống con người
- Duy trì được các tính trạng tốt có lợi cho con người.
- Nhân giống nhanh, số lượng lớn, cây giống sạch bệnh.
- Thời gian thu hoạch sản phẩm ngắn.
- Phục chế giống cây quý…
-> Giá thành thấp, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

I. Ngoài tự nhiên, cây tre sinh sản bằng:
A. lóng
B. thân rễ
C. đỉnh sinh trưởng
D. rễ phụ

II. Hãy ghép các loại cây sau vào phương pháp sinh sản phù hợp
A. Cây lá bỏng 1. Thân rễ
B. Khoai lang 2. Bào tử
C. Dương xỉ 3. Cành
D. Cỏ tranh 4. Lá
E. Cây bưởi 5. Hạt
6. Thân củ

Trong các kiểu sinh sản trên, kiểu nào là sinh sản vô tính? kiểu nào là sinh sản hữu tính?

Về nhà
1. Học bài cũ
2. Chuẩn bị bài sau: HS chuẩn bị mẫu vật thật: một số loài hoa, hạt lúa, hạt đỗ.

Xin cảm ơn các thầy cô giáo và các em học sinh

Chúc mừng các cô giáo và các em nữ sinh nhân ngày 8 - 3
- Quy trình nuôi cấy mô:



Đặt mô trong môi trường dinh dưỡng có các chất kích thích




Chuyển mô sẹo vào môi trường nuôi cấy mô


Mô hình thành rễ và chồi tạo cây con
Chuyển cây ra trồng đại trà
Chọn mô nuôi cấy (lá, thân,...) từ cây khoẻ khử trùng bề mặt


Mô sẹo
Chuyển cây con ra nhà kính

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Hồng Vân
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)