Bài 41. Sinh sản vô tính ở thực vật

Chia sẻ bởi Trịnh Kiều Việt | Ngày 09/05/2019 | 61

Chia sẻ tài liệu: Bài 41. Sinh sản vô tính ở thực vật thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

CHƯƠNG IV SINH SẢN
A- SINH SẢN Ở THỰC VẬT


Em hãy cho biết:
thực vật có mấy hình
thức sinh sản?


Thực vật có hai hình thức sinh sản:
Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

Bài: 41 Tiết: 44
SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT
Giáo viên dạy: Trịnh Thị Kiều Việt

I.Khái niệm
Hãy quan sát sơ đồ sinh sản của thực vật dưới đây từ đó định nghĩa thế nào là sinh sản vô tính?
Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản:
- không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái
- con cái sinh ra giống nhau và giống mẹ
Giải thích tại sao từ 1
phần của cơ quan sinh dưỡng
có thể sinh sản được cây con mang
đặc tính giống hệt cây mẹ?
Cơ sở khoa học là tính toàn năng của tế bào: mỗi cây,
mỗi tế bào đều mang đặc điểm di truyền đặc trưng của
loài, do đó mỗi cơ thể phát sinh từ các tế bào tách rời
hoặc từ 1 phần cơ thể, qua quá trình nguyên phân,
vẫn giữ được đặc điểm di truyền của cơ thể mẹ.

II-Các hình thức sinh sản vô tính
1.Sinh sản bào tử











Sinh sản bào tử có ở loại thực vật nào?
Đặc điểm của hình thức
sinh sản này?






-Đối tượng:
+thực vật bào tử :dương xỉ, nấm ,rêu, tảo đơn bào
-Đặc điểm:
+ cơ thể mới được sinh ra từ bào tử
+ một cá thể mẹ có thể sinh ra rất nhiều cá thể con giống nhau và mang đặc tính di truyền của cơ thể mẹ





Quá trình sinh sản của
dương xỉ diễn ra như thế nào?




-Quá trình sinh sản ở cây dương xỉ còn có đặc điểm :có sự xen kẽ sinh sản vô tính bằng bào tử và sinh sản hữu tính:














+Ở giai đoạn sinh sản vô tính:
* Vào thời kì trưởng thành, túi bào tử (ở mặt dưới của lá) vỡ tung giải phóng các bào tử đơn bội (n)

* Gặp đất ẩm các bào tử nguyên phân nhiều lần cho cơ thể đơn bội (n)-thể giao tử

+Ở giai đoạn sinh sản hữu tính:
Trên thể giao tử hình thành tinh trùng và trứng, sau thụ tinh thành hợp tử (2n) →Thể bào tử (2n)→ Cây dương xỉ độc lập(2n)
2.Sinh sản sinh dưỡng
Quan sát hình 41.2 và các mẫu vật đã sưu tầm, cho biết :thế nào là sinh sản sinh dưỡng?













Đối tượng:
+ Thực vật bậc cao
Đặc điểm:
+ Cơ thể mới được hình thành từ 1 bộ phận của cơ quan sinh dưỡng: rễ, thân, lá
+ Mang đặc điểm di truyền hoàn toàn giống cây mẹ
III-Phương pháp nhân giống vô tính
A.Phương pháp truyền thống(Giâm, chiết, ghép)

Bài tập:Hãy ghép đúng tên của phương pháp nhân giống vô tính giâm ,chiết , ghép với đặc điểm của chúng?

Ông Mười Lời và cây đào ghép 4 màu hoa - ảnh:N.Hưng- Báo tuổi trẻ




Ghép cành khác với chiết cành
ở những điểm nào ?




- Chiết cành là làm cho cành mọc rễ trên cây mẹ rồi cắt rời đem trồng xuống đất để tạo cây con

- Cành chiết (câycon)mang đặc tính di truyền hoàn toàn giống cây mẹ

Ghép cành cần phải có cây cho cành ghép và cây cho gốc ghép tạo thành tổ hợp ghép cùng sinh trưởng phát triển như một cây thống nhất
Cành ghép mang đặc tính di truyền của cây ghép nhưng chịu ảnh hưởng của gốc ghép về một số đặc tính chống chịu


B.Phương pháp nhân giống hiện đại (nuôi cấy mô)




Vì sao mô thực vật lại có thể nuôi
cấy để tạo thành cây mới ?




- Cơ sở khoa học :
Tính toàn năng của tế bào:
tế bào mang đủ thông tin cho sự hình thành 1 cơ thể sống, nên khi tách rời khỏi cơ thể vẫn giữ được tính độc lập


Hãy quan sát hình 41.3 và cho biết
cách nuôi cấy mô ở thực vật ?
Cách nuôi cấy mô :

+Tách mô , khử trùng

+ Nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng thích hợp (muối khoáng, đường và các chất kích thích) để tạo chồi, rồi tạo rễ  cây non


+ Cây non đạt tiêu chuẩn được chăm sóc trong vườn ươm  cây trưởng thành


H×nh ¶nh vÒ nu«i cÊy m« ë ViÖt Nam
Vậy nhân giống bằng sinh sản vô tính, đặc biệt nuôi cấy mô đã có những ứng dụng gì trong thực tiễn ?

* Nhân giống bằng sinh sản vô tính kết hợp dùng chất kích thích sinh trưởng đã được ứng dụng rộng rãi ở trong nước và trên thế giới
→ giải quyết được nhu cầu nhiều mặt của con người
+ Phục vụ đời sống : trồng rau, cây ăn quả, trồng hoa nhiều loại…
+Phục vụ sản suất, xuất khẩu : trồng mía, chuối…
* Nuôi cấy mô đã được áp dụng trên nhiều đối tượng tạo hàng loạt cây mới trong phòng thí nghiệm, hàng loạt cây sạch bệnh sinh trưởng mạnh  mở rộng qui mô sản suất và xuất khẩu:
Chuối, dứa, đu đủ, gấc; khoai tây, gừng; các loại lúa, đậu; mía, cà phê; phong lan, hoa hồng, cây ngập mặn…
* Trên thế giới nuôi cấy mô còn được áp dụng trong những chiến lược mang tính toàn cầu:
Ví dụ :trồng rừng, nhân giống xương rồng giữ đất, ngăn ngừa xa mạc hóa…
CÁNH ĐỒNG DÂU HỨA HẸN LỤA TƠ TẰM
NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH KHOAI TÂY
CÁNH ĐỒNG MÍA
Câu hỏi củng cố:
1.Dấu hiệu bản chất của sinh sản vô tính?
Quá trình sinh sản không có hiện tượng giảm phân và thụ tinh
Từ các hình thức sinh sản vô tính trên
hãy cho biết các ưu thế của sinh sản vô tính?

- Nếu được sống trong cùng một điều kiện như cây mẹ, con cháu sẽ tồn tại
và sinh sản với kết quả cao

Sinh trưởng nhanh chóng hơn

- Hệ số nhân giống nhanh: từ một cây có thể tận dụng và phủ kín
diện tích trồng trọt :từ 1 chồi dứa qua nuôi cấy (mô), sau 1 năm
tạo số cây là 116.649

Bài tập về nhà:

- Trả lời câu hỏi và bài tập sách giáo khoa trang 159

- Sưu tầm các thành tựu về nuôi cấy mô ở trong nước và trên thế giới
Đáp án:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trịnh Kiều Việt
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)