Bài 41. Sinh sản vô tính ở thực vật

Chia sẻ bởi Trần Lê Huy | Ngày 09/05/2019 | 63

Chia sẻ tài liệu: Bài 41. Sinh sản vô tính ở thực vật thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

NGƯỜI THỰC HIỆN: TRẦN LÊ HUY



Thế nào là giâm (cành, lá, rễ) ? Nêu ví dụ và trình
bày cách giâm cành, lá rễ ở cây.
Khái Niệm: Giâm là hình thức sinh sản sinh dưỡng tạo
cây mới từ một bộ phận cơ thể ( đoạn thân
cành, một đoạn rễ, mảnh lá) từ đó tạo ra cơ
thể mới. Có thể sử dụng chất kích thích để
đẩy sự ra rễ nhanh chóng hơn.
Ví dụ: Ở khoai tây, sắn mía, dâu tằm… người ta sử dụng một đoạn của thân, cành đem giâm xuống đất.
+ Thời vụ nhân giống:
Nhân giống hồng bằng cách giâm cành có thể áp dụng ở mọi thời vụ trong năm (với điều kiện đảm bảo đúng qui trình nhân giống), nhưng tốt nhất vẫn là ở vụ xuân (từ tháng 2- 4 ) và vụ thu (từ tháng 8-10), là 2 thời vụ cây giống nhanh ra rễ và cho tỷ lệ sống cao nhất
+ Chuẩn bị giá thể giâm:
Giá thể tốt nhất cho việc nhân giống hồng ở Việt Nam là:
2/3 trấu hun + 1/3 đất đồi
hoặc có thể sử dụng: 2/3 trấu hun + 1/3 cát vàng
+ Thời vụ nhân giống:
Nhân giống hồng bằng cách giâm cành có thể áp dụng ở mọi thời vụ trong
năm (với điều kiện đảm bảo đúng qui trình nhân giống), nhưng tốt nhất vẫn
là ở vụ xuân (từ tháng 2- 4 ) và vụ thu (từ tháng 8-10), là 2 thời vụ cây giống
nhanh ra rễ và cho tỷ lệ sống cao nhất
+ Chuẩn bị giá thể giâm:
Giá thể tốt nhất cho việc nhân giống hồng ở Việt Nam là:
2/3 trấu hun + 1/3 đất đồi
hoặc có thể sử dụng: 2/3 trấu hun + 1/3 cát vàng.
+ Kỹ thuật pha và nhúng thuốc:
Hồng là loại cây thân gỗ tương đối khó ra rễ khi giâm, vì vậy muốn kích
thích cành giâm ra rễ nhanh ta dùng 1 trong 2 loại thuốc điều tiết sinh
trưởng là IAA và NAA nồng độ từ 2000 – 2500 ppm, sau khi cành cắt xong
đem nhúng nhanh vào dung dịch đã pha sẵn trong khoảng thời gian từ
3 – 5 giây rồi cắm vào giá thể.
Nên pha dung dịch bằng dung môi là cồn 70 độ vì cồn vừa có tác dụng hoà
tan thuốc, vừa có tác dụng diệt khuẩn vết cắt trước khi giâm.
+ Kỹ thuật giâm cành:
Cành giâm sau khi được cắt ta nhúng ngay vào thuốc và đem giâm ra giá
thể đã được đóng sẵn trong bầu ni lon hoặc khay nhựa. Chú ý cắm cành
đứng thẳng, cắm sâu từ 1 - 1,5 cm, cắm ngay ngắn không được đổ nghiêng
ngả. Khoảng cách giâm từ 4-5 cm kể cả trong khay đóng bầu nilon.
Tạo sao cây ăn quả lâu năm người ta thường chiết
cành?
Khái niệm: chọn cây khỏe, cành khỏe, mập, gọt lớp vỏ,
bọc đất quanh cành đã bóc lớp vỏ, đợi khi ra
rễ thì cắt rời cành ra đem trồng.
Ví dụ: ở cam, chanh, đào, mận, nhãn… người ta thường
sủ dụng phương pháp chiết.
Ưu điểm: rút ngắn được thời gian sinh trưởng, sớm thu
hoạch, biết trướ đặc tính của quả, hoa…
B1: Chọn cây mẹ có năng suất cao, ổn định, có phẩm chất
tốt, ít sâu bệnh. Chọn cành bánh tẻ (tiếp giáp phần già
và phần non), không sâu bệnh từ nửa tán cây trở lên
ngọn. Nếu chọn cành trong tán cây; cành vượt, thì sẽ
lâu ra rễ, cây con khi đem đi trồng sẽ chậm phát triển.

B2: Dùng dao bén khoanh vỏ đoạn cành định chiết, bề rộng
vết khoanh 1 – 2 cm, cách ngọn cành 0,5 – 1 m tùy theo
giống. Đối với giống sinh trưởng mạnh như nhãn tiêu
da bò thì chiết cành nhỏ, ngắn, còn giống sinh trưởng
chậm như nhãn long, nhãn xuồng... thì chiết cành lớn
hơn.

B3: Bóc hết vỏ đoạn cành vừa khoanh, cạo sạch rồi dùng
lá nhãn hoặc nylon quấn kín đoạn khoanh lại, một tuần
sau lấy nylon ra và bó bầu. Bầu đất có thể làm bằng
rơm trộn bùn non hoặc rễ lục bình, bột xơ dừa, tro trấu
trộn phân mục... Trong mùa mưa, dùng bột xơ dừa có
lợi điểm là lâu mục và không quá ẩm thích hợp cho rễ
phát triển.

B4: Sau 2 – 2,5 tháng kể từ khi bó bầu ta thấy rễ mọc ra
nhiều. Khi rễ có màu vàng nâu là có thể cắt xuống giâm
trong bầu đất hoặc giỏ tre, 15 – 30 ngày sau cây con sẽ
ra đọt non trở lại. Đợi đến khi đọt này già đi mới đem
trồng.
Bầu đất để giâm cây non nên trộn với bột xơ dừa, một
ít phân chuồng hoai mục giúp cây mau bén rễ. Cành
chiết trước khi vô bầu đất nên được cắt bớt lá, mỗi
cành chỉ chừa 2 – 3 cặp lá chét.

Khái Niệm: là phương pháp nhân giống lợi dụng tính chất
tốt của một đoạn thân, cành, chồi của loài này
(cành ghép) đem ghép vào thân của loài khác
(gốc ghép), sao cho phần vỏ các mô đồng tiếp
xúc và khớp với nhau.Sau đó, chỗ ghép liền
lại và gốc ghép sẽ nuôi cành ghép phát triển.
Ưu điểm: Thường thì cành ghép mạng các đặc điểm tốt con người mong muốn, gốc ghép thuộc loài có tính chống chịu mạnh hơn.

Có rất nhiều kiểu ghép như: ghép án, ghép
nêm, ghép dưới vỏ, ghép mắt, ghép của sổ,
ghép chữ T…
Khái Niệm: Nuôi, cấy mô trong môi trường thích hợp
chứa đầy đủ chất dinh dưỡng để tạo cây mới
hoàn chỉnh, mangn đặc điểm con người mong
muốn.
Ưu điểm: Phương pháp này góp phần tao nhanh giống
mới, sạch bệnh, có hiệu quả kinh tế cao (cây
ăn quả, cây nhập nội…).
Thành tựu: nuôi cấy mô đã được áp dụng trên nhiều đối
tượng: chuối, dứa, phong lan, gừng, cây ngập
mặn, các loại lúa, đậu, cà phê, hoa hồng, mía,
khoai tây, tam thất, đu đủ, gấc…
Lan rừng nở hoa trong ống nghiệm
Cành lan được lấy ra khỏi ống nghiệm
Nuôi cấy cây trong điều kiện thích hợp
Nuôi trồng hoa đồng tiền
NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN: TRẦN LÊ HUY
LÂM SANH QUỐC
TRÀ THỊ MỸ ANH
TRẦN THỊ TUYẾT NHUNG
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Lê Huy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)