Bài 41. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hằng | Ngày 19/03/2024 | 7

Chia sẻ tài liệu: Bài 41. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên thuộc Địa lý 10

Nội dung tài liệu:

Tiết 49: Bài 41:
I/ Môi Trường:
1.Môi trường là gì?
Môi trường xung quanh hay môi trường địa lý là môi trường bao quanh Trái Đất, có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
2. Môi trường sống của con người là gì? Môi trường sống bao gồm các loại môi trường nào?
Môi trường sống của con người , là tất cả hoàn cảnh bao quanh con người,có ảnh hưởng đến sự sống và phát triển của con người, đến chất lượng cuộc sống con người.
MÔI TRƯỜNG SốNG CỦA CON NGƯỜI

Môi trường tự
nhiên bao gồm
các thành phần
của tự nhiên:
Địa hình.
Địa chất .
Đất trồng.
Khí hậu.
Nước .
Sinh vật.

Môi trường xã
hội bao gồm các
quan hệ xã hội:
Trong sản xuất,
trong phân phối,
trong giao tiếp.
Môi trường nhân
tạo bao gồm: các
đối tượng lao động
do con người sản
xuất và chịu sự
phân phối của con
người ( các nhà ở,
nhà máy , thành phố..)
- Môi trường tự nhiên xuất hiện trên Trái Đất không phụ thuộc vào con người và phát triển theo quy luật riêng của nó .
- Môi trường nhân tạo là kết quả lao động của con người, tồn tại hoàn toàn phụ thuộc vào con người.
3.Sự khác nhau giữa môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo
Rừng đước

Pa-ri:
- Niu I-ooc:
II/. Chức năng của MT. Vai trò của MT đối với sự phát triển xã hội loài người:
* Môi trường địa lý có 3 chức năng:
+ Là không gian sống của con người.
+ Là nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên.
+ Là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra.
* Môi trường tự nhiên có vai trò rất quan trọng đối với xã hội loài người, nhưng không có vai trò quyết định đến sự phát triển của xã hội.
Khai thác dầu khí ở Angieri
III/.Tài nguyên thiên nhiên:
1. Tài nguyên thiên nhiên là gì?
Là các thành phần của tự nhiên được con người sử dụng hoặc có thể được sử dụng làm phương tiện sản xuất và làm đối tượng tiêu dùng.
2. Phân loại:
Có nhiều cách.
- Theo thuộc tính tự nhiên.
- Theo công dụng kinh tế.
- Theo khả năng có thể bị hao kiệt.
* Theo khả năng có thể bị hao kiệt
Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên có thể bị hao kiệt
Tài nguyên không bị hao kiệt
Tài nguyên không khôi phục được
Tài nguyên khôi phục được
*Củng cố
Lấy ví dụ để chứng minh rằng quan điểm hoàn cảnh địa lí quyết định là sai lầm?
Làm bài tập ở SGK và tập bản đồ
Xem trước bài mới
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hằng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)