Bài 41. Hạt kín - Đặc điểm của thực vật Hạt kín
Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Vân |
Ngày 23/10/2018 |
20
Chia sẻ tài liệu: Bài 41. Hạt kín - Đặc điểm của thực vật Hạt kín thuộc Sinh học 6
Nội dung tài liệu:
Chương 5. NGÀNH HẠT KÍN
Đặc điểm chung của nghành Hạt kín.Ngành Hạt kín tiến hóa hơn ngành hạt trần ở những điểm nào?
1. Đặc điểm chung
- Đặc điểm đặc trưng nhất của ngành Hạt kín phân biệt với ngành Hạt trần là có hạt được giấu kín trong quả. Hạt này phát triển từ noãn nằm trong lá noãn đã khép kín, tức bầu nhụy. Sự xuất hiện của nhụy ở Hạt kín liên quan đến sự xuất hiện hoa. Như vậy, hoa là cơ quan sinh sản của thực vật Hạt kín, tương đương với nón ở Hạt trần.
- Noãn được bảo vệ và phát triển ở trong bầu là ưu thế của thực vật Hạt kín so với thực vật Hạt trần. Sau khi thụ tinh, bầu phát triển thành quả chứa hạt ở bên trong. Sự xuất hiện hoa, quả biểu hiện tính thích nghi cao độ của thực vật Hạt kín đối với việc bảo vệ và phát triển nòi giống.
- Trong chu trình sống, thể giao tử giảm đến mức tối đa.
Ở Hạt kín có kiểu thụ tinh kép chưa hề gặp ở các ngành thực vật khác.
Cơ quan sinh dưỡng rất đa dạng về hình thái, thích nghi với những điều kiện rất khác nhau của môi trường.
1. Ngành Rêu
Ở những đại diện thấp của chúng, cơ thể còn có dạng tản, các đại diện tiến hóa hơn cơ thể đã phân hóa thành thân, lá, những chưa có rễ thật, mà chỉ có rễ giả.
Trong quá trình phát triên, thể giao tử là cây trưởng thành và chiếm ưu thế, trên đó mang cơ quan sinh sản là túi tinh và túi noãn. Thể bào tử phát triển từ phôi và nằm trên thể giao tử.
2. Ngành Quyết trần
Đó là những thực vật rất cổ xưa, cấu tạo cơ thể rất đơn giản; chưa có rễ thật, chưa có lá hoặc chỉ có mầm mống của lá.
3. Ngành Thông đá
Thể bào tử là cây trưởng thành đã có thân lá điển hình và có rễ thật. Túi bào tử một ô nằm trên những lá đặc biệt gọi là Lá bào tử hợp thành bông ở ngọn cành.
4. Ngành Cỏ tháp bút
Ngành cỏ tháp bút đặc trưng bởi có thân phân chia thành từng gióng rõ rệt, cành mọc vòng quanh các mấu của thân. Lá nhỏ, có khi tiêu giảm dưới dạng những vảy nhỏ, mọc vòng. Bông bào tử nằm ở đầu cành sinh sản.
5. Ngành Dương xỉ
Thể bào tử là cây trưởng thành rất phát triển và rất đa dạng, gồm những cây thân gỗ hay thân cỏ. Lá cũng rất đa dạng, thường chia thùy nhiều lần, có khi lá kép lông chim. Túi bào tử nằm ở đầu cành hoặc ở mặt dưới của lá sinh dưỡng.
6. Ngành Hạt trần hay ngành Thông
Nghành này đặc trưng bởi sự có mặt của hạt do noãn phát triển thành. Noãn (tương ứng với các túi bào tử lớn) nằm trên các lá noãn ( tức lá bào tử lớn), chúng hầu như nằn trên ngọn của chồi. Hạt được hình thành sau này là hạt trần, nằm lộ trên các lá noãn.
Các lá noãn và nhị ( lá bào tử lớn và nhỏ) thường tập chung thành nón.
7. Nghành Hạt kín.
Đặc điểm đặc trưng nhất của ngành Hạt kín phân biệt với ngành Hạt trần là có hạt được giấu kín trong quả. Hạt này phát triển từ noãn nằm trong lá noãn đã khép kín, tức bầu nhụy. Sự xuất hiện của nhụy ở Hạt kín liên quan đến sự xuất hiện hoa. Như vậy, hoa là cơ quan sinh sản của thực vật Hạt kín, tương đương với nón ở Hạt trần.
Noãn được bảo vệ và phát triển ở trong bầu là ưu thế của thựcvật Hạt kín so với thực vật Hạt trần. Sau khi thụ tinh, bầu phát triển thành quả chứa hạt ở bên trong. Sự xuất hiện hoa, quả biểu hiện tính thích nghi cao độ của thực vật Hạt kín đối với việc bảo vệ và phát triển nòi giống.
Trong chu trình sống, thể giao tử giảm đến mức tối đa.
Ở Hạt kín có kiểu thụ tinh kép chưa hề gặp ở các ngành thực vật khác.
Cơ quan sinh dưỡng rất đa dạng về hình thái, thích nghi với những điều kiện rất khác nhau của môi trường.
2. Phân loại và hệ thống sinh
- Đây là nghành lớn và đa dạng nhất, bao gồm tới trên 30 vạn loài.
- Ngành Hạt kín được chia thành hai lớp: lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm.
Phân biệt lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm
Lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm phân biệt nhau ở những đặc điểm sau:
Lớp Hai lá mầm
Phôi có hai lá mầm.
lớp Một lá mầm
Phôi có 1 lá mầm.
Lớp Hai lá mầm
Có hệ rễ trụ do rễ chính phát triển với các rễ con (cấp 1, cấp 2…).
lớp Một lá mầm
Có hệ rễ chùm do rễ chính sớm ngừng phát triển.
Lớp Hai lá mầm
- Các bó dẫn thường xếp thành một vòng liên tục hay gián đoạn, các bó dẫn hở (do có tầng phát sinh giữa gỗ và libe).
lớp Một lá mầm
- Các bó dẫn phân bố rải rác không đồng đều. bó dẫn kín do không có tầng phát sinh.
Lớp Hai lá mầm
Thân có sự phân hóa miền vỏ và miền trụ.
lớp Một lá mầm
Thân không có sự phân hóa miền vỏ và miền trụ.
Lớp Hai lá mầm
Lá thường có cuống; phiến lá có gân hình lông chim, đôi khi hình chân vit
lớp Một lá mầm
Lá thường không phân biệt cuống, nhiều khi có gốc phát triển thành bẹ; phiến có gân song song hoặc hình cung.
Lớp Hai lá mầm
Hoa mẫu 5, đôi khi mẫu 4, rất ít khi mẫu 3.
lớp Một lá mầm
Hoa thường mẫu 3, có khi mẫu 2, rất ít khi mẫu 4, không có mẫu 5.
2. Phân loại và hệ thống sinh:
Ngành Hạt kín được chia thành hai lớp: lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm.
Mỗi lớp lại chia ra làm nhiều bộ, họ khác nhau. Việc phân chia và sắp xếp các bộ, họ trong ngành Hạt kín theo một hệ thống nhất định tùy thuộc vào các tác giả khác nhau.
Trong hệ thống của Takhtajan năm 1980, ngành Hạt kín được chia thành 10 phân lớp ( 7 phân lớp thuộc lớp Hai lá mầm và 3 phân lớp thuộc lớp Một lá mầm)
2.1. Lớp Hai lá mầm hay lớp Ngọc lan
Lớp hai lá mầm có khoảng 120.000 loài , tập hợp trên dưới 330 họ và 71 bộ.
Những tính chất đặc trưng của Lớp Hai lá mầm như đã thấy trong bảng so sánh nêu trên . Tuy nhiên, ở một số đại diện riêng lẻ không phải tất cả các tính chất ấy đều thể hiện đầy đủ.
2.1.1. Phân Lớp Ngọc lan
- Bao gồm những Hạt kín nguyên thủy cả về cấu tạo cơ quan sinh dưỡng cũng như cơ quan sinh sản:
. Chủ yếu là dạng cây thân gỗ, đôi khi chưa có mạch thông hoặc mạch thông với bản ngăn xiên thủng lỗ hình thang.
. Hoa có các thành phần nhiều, bất định, xếp xoắn.
- Phân lớp Ngọc lan gồm các bộ:
Ngọc lan , Hồi, Long não, Hồ tiêu, Mộc hương, Không lá, Súng, Sen.
Sau đây chúng ta chỉ xét 3 bộ: Ngọc lan, Long não, Sen.
* Bộ Ngọc lan
Bộ Ngọc lan là bộ điển hình nhất trong phân lớp.
Ngọc lan là bộ thấp nhất trong phân lớp, bao gồm phần lớn những cây thân gỗ hay dây leo gỗ, thường xanh. Trong bộ, có những họ còn rất nguyên thủy về cấu tạo gỗ và cấu tạo hoa.
Bộ Ngọc lan có 8 họ, trong đó 3 họ có đại diện gặp ở nước ta: họ Ngọc lan, họ Na, họ Máu chó, 2 họ đầu có nhiều đại diện phổ biến và có giá trị.
+ Họ Ngọc lan :
Đại diện:
Dạ hợp
Vàng tâm
Ngọc lan trắng và ngọc lan vàng
Giổi thơm
Họ Na
1
1
2
2
3
3
4
4
* Bộ Long não
Bộ Long não có gì tiến hóa hơn Bộ Ngọc lan?
Bộ Long não có quan hệ gần gũi với bộ Ngọc lan vì có những tính chất giống nhau trong cấu tạo gỗ, cấu tạo hoa; nhưng bộ Long não tiến hóa hơn ở chỗ có hoa kiểu vòng, các thành phần hoa thường dính nhau ở gốc thành một ống ngắn, số lá noãn giảm, có khi dính nhau.
Bộ này gồm 10 họ, ở nước ta gặp đại diện của 5 họ, những ta chỉ xét một họ lớn và quan trọng nhất:Họ Long não
Họ Long não
Đại diện:
Long não
Cây Dã hương (Tiên Lục-Lang Giang)
Quế
Quế Dây tơ xanh
1
2
Bơ Màng tang
Bộ Sen
Cây thân cỏ sống dưới nước. Lá lớn, hình khiên, cuống dài . Hoa lớn, lưỡng tính, mọc đơn độc, nằm trên một cuống dài. Nhị nhiều. Bộ nhụy gồm nhiều lá noãn rời nằm trên một đế hoa loe.
Bộ Sen chỉ gồm một họ sen với một chi Sen
2.1.2. Phân lớp Mao lương
Phân lớp này rất gần gũi với phân lớp Ngọc lan về cấu tạo hoa, đi ra từ phân lớp Ngọc lan và tiến hóa hơn ở chỗ các cây phần lớn thuộc dạng thân cỏ, không có tế bào tiết trong lá và thân; lá thường ít khi nguyên, các tiết mạch có băn ngăn đơn.
Phân lớp gồm 7 bộ, ở ta gặp đại diện của 2 bộ: Mao lương và Á phiện.
Bộ Mao lương
Đại đa số là cây thân cỏ với lá đơn hay kép. Hoa lưỡng tính, có khi đơn tính, kiểu xoắn vòng.
Bộ bao gồm 7 họ thì 5 họ gặp đại diện ở nước ta, trong đó 2 họ phổ biến hơn cả là Mao lương và Tiết dê.
Sau đây chúng ta quan sát đại diện 1 họ: Họ Mao lương
Họ Mao lương
Hoàng liên
Phi yến
Mao lương.
1
2
3
2.1.3. Phân lớp Sau sau
Phân lớp sau sau bao gồm chủ yếu các cây thân gỗ, ít khi thân cỏ. Hoa tiến hóa theo hướng thích nghi với lối thụ phấn nhờ gió nên trở thành đơn tính, giảm thành phần, bao hoa đơn hay thậm chí mất hẳn trở thành hoa trần.
Phân lớp gồm 10 bộ, ở ta gặp đại diện của 8 bộ, trong đó 3 bộ có nhiều đại diện quen thuộc là Gai, Phi Lao, Dẻ.
Bộ Gai
Bộ Gai có 5 họ thì 4 họ gặp đại diện ở ta: họ Du, họ Dâu tằm, họ Gai dầu và họ Gai .
Ta chỉ xét một họ đặc trưng và có nhiều loài nhất: Họ Dâu tằm
Họ Dâu tằm
1
2
3
4
1. Tính chất đặc trưng nhất của các cây Hạt Kín là:
Sống ở trên cạn
Có rễ, thân, lá
Có sự sinh sản bằng hạt
Có hoa, quả, hạt nằm trong quả
2. Hãy quan sát các hình sau và nhận dạng các cây thuộc lớp Một lá mầm và cây thuộc lớp Hai lá mầm:
4
2
3
1
5
3.Hãy xác định tên, họ, bộ, phân lớp của các cây trong ảnh sau:
2
1
3
Đặc điểm chung của nghành Hạt kín.Ngành Hạt kín tiến hóa hơn ngành hạt trần ở những điểm nào?
1. Đặc điểm chung
- Đặc điểm đặc trưng nhất của ngành Hạt kín phân biệt với ngành Hạt trần là có hạt được giấu kín trong quả. Hạt này phát triển từ noãn nằm trong lá noãn đã khép kín, tức bầu nhụy. Sự xuất hiện của nhụy ở Hạt kín liên quan đến sự xuất hiện hoa. Như vậy, hoa là cơ quan sinh sản của thực vật Hạt kín, tương đương với nón ở Hạt trần.
- Noãn được bảo vệ và phát triển ở trong bầu là ưu thế của thực vật Hạt kín so với thực vật Hạt trần. Sau khi thụ tinh, bầu phát triển thành quả chứa hạt ở bên trong. Sự xuất hiện hoa, quả biểu hiện tính thích nghi cao độ của thực vật Hạt kín đối với việc bảo vệ và phát triển nòi giống.
- Trong chu trình sống, thể giao tử giảm đến mức tối đa.
Ở Hạt kín có kiểu thụ tinh kép chưa hề gặp ở các ngành thực vật khác.
Cơ quan sinh dưỡng rất đa dạng về hình thái, thích nghi với những điều kiện rất khác nhau của môi trường.
1. Ngành Rêu
Ở những đại diện thấp của chúng, cơ thể còn có dạng tản, các đại diện tiến hóa hơn cơ thể đã phân hóa thành thân, lá, những chưa có rễ thật, mà chỉ có rễ giả.
Trong quá trình phát triên, thể giao tử là cây trưởng thành và chiếm ưu thế, trên đó mang cơ quan sinh sản là túi tinh và túi noãn. Thể bào tử phát triển từ phôi và nằm trên thể giao tử.
2. Ngành Quyết trần
Đó là những thực vật rất cổ xưa, cấu tạo cơ thể rất đơn giản; chưa có rễ thật, chưa có lá hoặc chỉ có mầm mống của lá.
3. Ngành Thông đá
Thể bào tử là cây trưởng thành đã có thân lá điển hình và có rễ thật. Túi bào tử một ô nằm trên những lá đặc biệt gọi là Lá bào tử hợp thành bông ở ngọn cành.
4. Ngành Cỏ tháp bút
Ngành cỏ tháp bút đặc trưng bởi có thân phân chia thành từng gióng rõ rệt, cành mọc vòng quanh các mấu của thân. Lá nhỏ, có khi tiêu giảm dưới dạng những vảy nhỏ, mọc vòng. Bông bào tử nằm ở đầu cành sinh sản.
5. Ngành Dương xỉ
Thể bào tử là cây trưởng thành rất phát triển và rất đa dạng, gồm những cây thân gỗ hay thân cỏ. Lá cũng rất đa dạng, thường chia thùy nhiều lần, có khi lá kép lông chim. Túi bào tử nằm ở đầu cành hoặc ở mặt dưới của lá sinh dưỡng.
6. Ngành Hạt trần hay ngành Thông
Nghành này đặc trưng bởi sự có mặt của hạt do noãn phát triển thành. Noãn (tương ứng với các túi bào tử lớn) nằm trên các lá noãn ( tức lá bào tử lớn), chúng hầu như nằn trên ngọn của chồi. Hạt được hình thành sau này là hạt trần, nằm lộ trên các lá noãn.
Các lá noãn và nhị ( lá bào tử lớn và nhỏ) thường tập chung thành nón.
7. Nghành Hạt kín.
Đặc điểm đặc trưng nhất của ngành Hạt kín phân biệt với ngành Hạt trần là có hạt được giấu kín trong quả. Hạt này phát triển từ noãn nằm trong lá noãn đã khép kín, tức bầu nhụy. Sự xuất hiện của nhụy ở Hạt kín liên quan đến sự xuất hiện hoa. Như vậy, hoa là cơ quan sinh sản của thực vật Hạt kín, tương đương với nón ở Hạt trần.
Noãn được bảo vệ và phát triển ở trong bầu là ưu thế của thựcvật Hạt kín so với thực vật Hạt trần. Sau khi thụ tinh, bầu phát triển thành quả chứa hạt ở bên trong. Sự xuất hiện hoa, quả biểu hiện tính thích nghi cao độ của thực vật Hạt kín đối với việc bảo vệ và phát triển nòi giống.
Trong chu trình sống, thể giao tử giảm đến mức tối đa.
Ở Hạt kín có kiểu thụ tinh kép chưa hề gặp ở các ngành thực vật khác.
Cơ quan sinh dưỡng rất đa dạng về hình thái, thích nghi với những điều kiện rất khác nhau của môi trường.
2. Phân loại và hệ thống sinh
- Đây là nghành lớn và đa dạng nhất, bao gồm tới trên 30 vạn loài.
- Ngành Hạt kín được chia thành hai lớp: lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm.
Phân biệt lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm
Lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm phân biệt nhau ở những đặc điểm sau:
Lớp Hai lá mầm
Phôi có hai lá mầm.
lớp Một lá mầm
Phôi có 1 lá mầm.
Lớp Hai lá mầm
Có hệ rễ trụ do rễ chính phát triển với các rễ con (cấp 1, cấp 2…).
lớp Một lá mầm
Có hệ rễ chùm do rễ chính sớm ngừng phát triển.
Lớp Hai lá mầm
- Các bó dẫn thường xếp thành một vòng liên tục hay gián đoạn, các bó dẫn hở (do có tầng phát sinh giữa gỗ và libe).
lớp Một lá mầm
- Các bó dẫn phân bố rải rác không đồng đều. bó dẫn kín do không có tầng phát sinh.
Lớp Hai lá mầm
Thân có sự phân hóa miền vỏ và miền trụ.
lớp Một lá mầm
Thân không có sự phân hóa miền vỏ và miền trụ.
Lớp Hai lá mầm
Lá thường có cuống; phiến lá có gân hình lông chim, đôi khi hình chân vit
lớp Một lá mầm
Lá thường không phân biệt cuống, nhiều khi có gốc phát triển thành bẹ; phiến có gân song song hoặc hình cung.
Lớp Hai lá mầm
Hoa mẫu 5, đôi khi mẫu 4, rất ít khi mẫu 3.
lớp Một lá mầm
Hoa thường mẫu 3, có khi mẫu 2, rất ít khi mẫu 4, không có mẫu 5.
2. Phân loại và hệ thống sinh:
Ngành Hạt kín được chia thành hai lớp: lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm.
Mỗi lớp lại chia ra làm nhiều bộ, họ khác nhau. Việc phân chia và sắp xếp các bộ, họ trong ngành Hạt kín theo một hệ thống nhất định tùy thuộc vào các tác giả khác nhau.
Trong hệ thống của Takhtajan năm 1980, ngành Hạt kín được chia thành 10 phân lớp ( 7 phân lớp thuộc lớp Hai lá mầm và 3 phân lớp thuộc lớp Một lá mầm)
2.1. Lớp Hai lá mầm hay lớp Ngọc lan
Lớp hai lá mầm có khoảng 120.000 loài , tập hợp trên dưới 330 họ và 71 bộ.
Những tính chất đặc trưng của Lớp Hai lá mầm như đã thấy trong bảng so sánh nêu trên . Tuy nhiên, ở một số đại diện riêng lẻ không phải tất cả các tính chất ấy đều thể hiện đầy đủ.
2.1.1. Phân Lớp Ngọc lan
- Bao gồm những Hạt kín nguyên thủy cả về cấu tạo cơ quan sinh dưỡng cũng như cơ quan sinh sản:
. Chủ yếu là dạng cây thân gỗ, đôi khi chưa có mạch thông hoặc mạch thông với bản ngăn xiên thủng lỗ hình thang.
. Hoa có các thành phần nhiều, bất định, xếp xoắn.
- Phân lớp Ngọc lan gồm các bộ:
Ngọc lan , Hồi, Long não, Hồ tiêu, Mộc hương, Không lá, Súng, Sen.
Sau đây chúng ta chỉ xét 3 bộ: Ngọc lan, Long não, Sen.
* Bộ Ngọc lan
Bộ Ngọc lan là bộ điển hình nhất trong phân lớp.
Ngọc lan là bộ thấp nhất trong phân lớp, bao gồm phần lớn những cây thân gỗ hay dây leo gỗ, thường xanh. Trong bộ, có những họ còn rất nguyên thủy về cấu tạo gỗ và cấu tạo hoa.
Bộ Ngọc lan có 8 họ, trong đó 3 họ có đại diện gặp ở nước ta: họ Ngọc lan, họ Na, họ Máu chó, 2 họ đầu có nhiều đại diện phổ biến và có giá trị.
+ Họ Ngọc lan :
Đại diện:
Dạ hợp
Vàng tâm
Ngọc lan trắng và ngọc lan vàng
Giổi thơm
Họ Na
1
1
2
2
3
3
4
4
* Bộ Long não
Bộ Long não có gì tiến hóa hơn Bộ Ngọc lan?
Bộ Long não có quan hệ gần gũi với bộ Ngọc lan vì có những tính chất giống nhau trong cấu tạo gỗ, cấu tạo hoa; nhưng bộ Long não tiến hóa hơn ở chỗ có hoa kiểu vòng, các thành phần hoa thường dính nhau ở gốc thành một ống ngắn, số lá noãn giảm, có khi dính nhau.
Bộ này gồm 10 họ, ở nước ta gặp đại diện của 5 họ, những ta chỉ xét một họ lớn và quan trọng nhất:Họ Long não
Họ Long não
Đại diện:
Long não
Cây Dã hương (Tiên Lục-Lang Giang)
Quế
Quế Dây tơ xanh
1
2
Bơ Màng tang
Bộ Sen
Cây thân cỏ sống dưới nước. Lá lớn, hình khiên, cuống dài . Hoa lớn, lưỡng tính, mọc đơn độc, nằm trên một cuống dài. Nhị nhiều. Bộ nhụy gồm nhiều lá noãn rời nằm trên một đế hoa loe.
Bộ Sen chỉ gồm một họ sen với một chi Sen
2.1.2. Phân lớp Mao lương
Phân lớp này rất gần gũi với phân lớp Ngọc lan về cấu tạo hoa, đi ra từ phân lớp Ngọc lan và tiến hóa hơn ở chỗ các cây phần lớn thuộc dạng thân cỏ, không có tế bào tiết trong lá và thân; lá thường ít khi nguyên, các tiết mạch có băn ngăn đơn.
Phân lớp gồm 7 bộ, ở ta gặp đại diện của 2 bộ: Mao lương và Á phiện.
Bộ Mao lương
Đại đa số là cây thân cỏ với lá đơn hay kép. Hoa lưỡng tính, có khi đơn tính, kiểu xoắn vòng.
Bộ bao gồm 7 họ thì 5 họ gặp đại diện ở nước ta, trong đó 2 họ phổ biến hơn cả là Mao lương và Tiết dê.
Sau đây chúng ta quan sát đại diện 1 họ: Họ Mao lương
Họ Mao lương
Hoàng liên
Phi yến
Mao lương.
1
2
3
2.1.3. Phân lớp Sau sau
Phân lớp sau sau bao gồm chủ yếu các cây thân gỗ, ít khi thân cỏ. Hoa tiến hóa theo hướng thích nghi với lối thụ phấn nhờ gió nên trở thành đơn tính, giảm thành phần, bao hoa đơn hay thậm chí mất hẳn trở thành hoa trần.
Phân lớp gồm 10 bộ, ở ta gặp đại diện của 8 bộ, trong đó 3 bộ có nhiều đại diện quen thuộc là Gai, Phi Lao, Dẻ.
Bộ Gai
Bộ Gai có 5 họ thì 4 họ gặp đại diện ở ta: họ Du, họ Dâu tằm, họ Gai dầu và họ Gai .
Ta chỉ xét một họ đặc trưng và có nhiều loài nhất: Họ Dâu tằm
Họ Dâu tằm
1
2
3
4
1. Tính chất đặc trưng nhất của các cây Hạt Kín là:
Sống ở trên cạn
Có rễ, thân, lá
Có sự sinh sản bằng hạt
Có hoa, quả, hạt nằm trong quả
2. Hãy quan sát các hình sau và nhận dạng các cây thuộc lớp Một lá mầm và cây thuộc lớp Hai lá mầm:
4
2
3
1
5
3.Hãy xác định tên, họ, bộ, phân lớp của các cây trong ảnh sau:
2
1
3
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Vân
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)