Bài 41. Diễn thế sinh thái
Chia sẻ bởi Trịnh Thái Anh |
Ngày 08/05/2019 |
51
Chia sẻ tài liệu: Bài 41. Diễn thế sinh thái thuộc Sinh học 12
Nội dung tài liệu:
I. Khái niệm về diễn thế sinh thái
Diễn thế sinh thái
Diễn thế sinh thái là quá trình phát triển thay thế tuần tự của các quần xã sinh vật, từ dạng khởi đầu qua các giai đoạn trung gian để đạt đến quần xã cuối cùng tương đối ổn định. Quần xã này được gọi là quần xã đỉnh cực. Diễn thế thường là một quá trình định hướng, có thể dự báo được.
II. Nguyên nhân của diễn thế
Nguyên nhân từ bên ngoài (bão, lụt, cháy, ô nhiễm,...) làm cho quần xã trẻ lại hoặc bị hủy hoại hoàn toàn, buộc quần xã phải khôi phục lại từ đầu.
Nguyên nhân từ bên trong là sự cạnh tranh giữa các loài trong quần xã. Trong điều kiện môi trường tương đối ổn định, loài ưu thế thường làm cho điều kiện môi trường biến đổi mạnh tới mức bất lợi cho chính cuộc sống của mình, nhưng lại thuận lợi cho loài ưu thế khác có sức cạnh tranh cao hơn thay thế.
Những biến đổi của môi
trường chỉ là nhân tố
khởi động, còn quần xã
sinh vật là động lực chính
cho quá trình diễn thế
Chặt phá rừng
Khói bụi
Xói mòn đất
Cháy rừng
III. Các dạng diễn thế:
1. Diễn thế nguyên sinh:
Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường trống trơn (đảo mới hình thành trên tro tàn núi lửa, đất mới bồi ở lòng sông). Nhóm sinh vật đầu tiên được phát tán đến đó hình thành nên một quần xã tiên phong. Tiếp đó là một dãy quần xã tuần tự thay thế nhau. Khi có sự cân bằng sinh thái giữa quần xã và ngoại cảnh thì quần xã ổn định trong một thời gian tương đối dài.
Diễn thế nguyên sinh
dưới nước
2. Diễn thế thứ sinh:
Diễn thế thứ sinh là diễn thế xuất hiện ở một môi trường đã có một quần xã sinh vật nhất định. Quần xã này vốn tương đối ổn định nhưng do thay đổi lớn về khí hậu, bị xói mòn, bị bão phá hại hay do con người chặt cây, đốt rừng làm nương rẫy, trồng cây nhập nội (ví dụ: trồng rừng bạch đàn, rừng keo lá chàm) làm thay đổi hẳn cấu trúc quần xã sinh vật.
IV. Những xu hướng biến đổi chính trong quá trình diễn thế để thiết lập trạng thái cân bằng
Trong quá trình diễn thế, các yêu tố cấu trúc, những mối quan hệ giữa các loài trong quần xã và giữa quần xã với môi trường đều thay đổi, trước hết là sự thay đổi của các mối quan hệ con mồi – vật ăn thịt và mối quan hệ cạnh tranh, chung sống giữa các loài. Nhờ đó quần xã thiết lập được trạng thái cân bằng, tồn tại và phát triển một cách ổn định theo thời gian
Những hướng biến đổi quan trọng là
+ Sinh khối và tổng sản lượng tăng lên, sản lượng sơ cấp tinh
+ Hô hấp của quần xã tăng, tỉ lệ giữa sản xuất và phân giải vật chất trong quần xã tiến dần đến 1
+ Tính đa dạng về loài tăng, nhưng số lượng cá thể của mỗi loài lại giảm và quan hệ sinh học giữa các loài trở nên căng thẳng
+ Lưới thức ăn trở nên phức tạp, chuỗi thức ăn mùn bã hữu cơ ngày càng trở nên quan trọng
+ Kích thước và tuổi thọ của các loài đều tăng lên
+ Khả năng tích lũy các chất dinh dưỡng trong quần xã ngày một tăng và quần xã sử dụng năng lượng ngày một hoàn hảo
Diễn thế sinh thái
Diễn thế sinh thái là quá trình phát triển thay thế tuần tự của các quần xã sinh vật, từ dạng khởi đầu qua các giai đoạn trung gian để đạt đến quần xã cuối cùng tương đối ổn định. Quần xã này được gọi là quần xã đỉnh cực. Diễn thế thường là một quá trình định hướng, có thể dự báo được.
II. Nguyên nhân của diễn thế
Nguyên nhân từ bên ngoài (bão, lụt, cháy, ô nhiễm,...) làm cho quần xã trẻ lại hoặc bị hủy hoại hoàn toàn, buộc quần xã phải khôi phục lại từ đầu.
Nguyên nhân từ bên trong là sự cạnh tranh giữa các loài trong quần xã. Trong điều kiện môi trường tương đối ổn định, loài ưu thế thường làm cho điều kiện môi trường biến đổi mạnh tới mức bất lợi cho chính cuộc sống của mình, nhưng lại thuận lợi cho loài ưu thế khác có sức cạnh tranh cao hơn thay thế.
Những biến đổi của môi
trường chỉ là nhân tố
khởi động, còn quần xã
sinh vật là động lực chính
cho quá trình diễn thế
Chặt phá rừng
Khói bụi
Xói mòn đất
Cháy rừng
III. Các dạng diễn thế:
1. Diễn thế nguyên sinh:
Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường trống trơn (đảo mới hình thành trên tro tàn núi lửa, đất mới bồi ở lòng sông). Nhóm sinh vật đầu tiên được phát tán đến đó hình thành nên một quần xã tiên phong. Tiếp đó là một dãy quần xã tuần tự thay thế nhau. Khi có sự cân bằng sinh thái giữa quần xã và ngoại cảnh thì quần xã ổn định trong một thời gian tương đối dài.
Diễn thế nguyên sinh
dưới nước
2. Diễn thế thứ sinh:
Diễn thế thứ sinh là diễn thế xuất hiện ở một môi trường đã có một quần xã sinh vật nhất định. Quần xã này vốn tương đối ổn định nhưng do thay đổi lớn về khí hậu, bị xói mòn, bị bão phá hại hay do con người chặt cây, đốt rừng làm nương rẫy, trồng cây nhập nội (ví dụ: trồng rừng bạch đàn, rừng keo lá chàm) làm thay đổi hẳn cấu trúc quần xã sinh vật.
IV. Những xu hướng biến đổi chính trong quá trình diễn thế để thiết lập trạng thái cân bằng
Trong quá trình diễn thế, các yêu tố cấu trúc, những mối quan hệ giữa các loài trong quần xã và giữa quần xã với môi trường đều thay đổi, trước hết là sự thay đổi của các mối quan hệ con mồi – vật ăn thịt và mối quan hệ cạnh tranh, chung sống giữa các loài. Nhờ đó quần xã thiết lập được trạng thái cân bằng, tồn tại và phát triển một cách ổn định theo thời gian
Những hướng biến đổi quan trọng là
+ Sinh khối và tổng sản lượng tăng lên, sản lượng sơ cấp tinh
+ Hô hấp của quần xã tăng, tỉ lệ giữa sản xuất và phân giải vật chất trong quần xã tiến dần đến 1
+ Tính đa dạng về loài tăng, nhưng số lượng cá thể của mỗi loài lại giảm và quan hệ sinh học giữa các loài trở nên căng thẳng
+ Lưới thức ăn trở nên phức tạp, chuỗi thức ăn mùn bã hữu cơ ngày càng trở nên quan trọng
+ Kích thước và tuổi thọ của các loài đều tăng lên
+ Khả năng tích lũy các chất dinh dưỡng trong quần xã ngày một tăng và quần xã sử dụng năng lượng ngày một hoàn hảo
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trịnh Thái Anh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)