Bài 40. Thực hành: Xem phim về sinh trưởng và phát triển ở động vật

Chia sẻ bởi Trần Tân Trí | Ngày 09/05/2019 | 50

Chia sẻ tài liệu: Bài 40. Thực hành: Xem phim về sinh trưởng và phát triển ở động vật thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

Trường THPT Ngô Gia Tự
THựC HÀNH: XEM PHIM Về SINH TRƯởNG VÀ PHÁT TRIểN ở ĐộNG VậT
BÀI 40:
Nhóm 3
Sinh trưởng là gì?
Sinh trưởng là quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào.
Ví dụ:
Phát triển là gì?
Phát triển của động vật là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hoá tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.
Ví dụ:
Sinh trưởng và phát triển ở động vật
gồm có các hình thức:
Phát triển qua biến thái
Phát triển không qua biến thái
Phát triển qua biến thái
Không hoàn toàn

Phát triển qua biến thái
hoàn toàn

Sau đây mời các bạn đến với chuyên đề của nhóm 3:
Phôi là gì?
Trong 8 tuần đầu sau khi thụ tinh, con người đang phát triển được gọi là phôi.
Thời gian này, gọi là thời kỳ phôi thai, được đặc trưng bởi sự hình thành các cơ quan quan trọng nhất của cơ thể.
Quá trình phát trển của phôi thai diễn ra rất nhanh, được chia thành 23 giai đoạn.
Giai đoạn 1:
Trong 1-2 ngày sau khi thụ tinh, phôi thai có kích cỡ khoảng từ 0.1 - 0.15mm
Giai đoạn 2:
Sự phân chia hợp tử diễn ra không làm thay đổi kích cỡ của nó.
Giai đoạn 3:
Sau khoảng từ 4-5 ngày, kích cỡ khoảng 0.2-0.3 mm. Vào khoảng 2 tuần rưỡi các tế bào dần dần được hình thành và cứ thế tiếp tục lớn lên
Giai đoạn 7:
Khoảng từ 14 - 15 ngày, dài xấp xỉ 0,4 mm. Não chia thành 3 bộ phận chính là não trước, não giữa và não sau. Sự phát triển của các hệ hô hấp, tiêu hóa, các tế bào máu và tim hình ống dần hiện ra. Tim bắt đầu đập vào lúc 3 tuần và một ngày sau khi thụ tinh.
Giai đoạn 8:
Qua ngày thứ 17-19, sự phát triển ngày càng mạnh mẽ, phôi thai dài 1-1.5 mm. Tim thường đập khoảng 113 lần trong mỗi phút. Tim sẽ đập khoảng 54 triệu lần trước khi sinh và trên 3,2 tỷ lần trong suốt quá trình 80 năm của đời người.
Giai đoạn 9:
Vẫn trong tuần thứ 3, từ ngày thứ 19-21, dài từ 1.5-2.5 mm, bắt đầu hình thành các đốt sống từ thứ 1 đến thứ 3
Giai đoạn 10:
Trước
Sau
Bắt đầu tuần thứ 4 (22-23 ngày), các đốt sống từ 4-12 được hình thành, phôi thai dài từ 2-3.5 mm. Sự phát triển của các chi bắt đầu xuất hiện Sự phát triển nhanh làm nếp gấp của phôi tương đối phẳng. Quá trình này nhập phần túi noãn hoàng vào trong lớp lót của hệ tiêu hóa và tạo thành ngực và các khoang bụng của cơ thể người đang phát triền.
Giai đoạn 11:
Từ 23 - 26 ngày, dài 2.5 - 4.5 mm, đốt sống thứ 13 - 20. Từ 4 đến 5 tuần, não tiếp tục phát triển nhanh và chia thành 5 bộ phận riêng biệt

Giai đoạn 12:
26 - 30 ngày, 3 - 5 mm, đốt sống 21 – 29. Các cơ quan đã xuất hiện gần như đầy đủ và những quả thận vĩnh viễn xuất hiện trong khoảng 5 tuần.
Giai đoạn 13:
Tuần thứ 5, 28 - 32 ngày, 4 - 6 mm, hình thành đốt sống cuối cùng 30. Túi noãn hoàng chứa các tế bào sinh sản đầu tiên gọi là các tế bào mầm. Vào khoảng 5 tuần những tế bào mầm này di chuyển đến các cơ quan sinh sản nằm gần các quả thận.
Giai đoạn 14:
Tuần 5, 31 - 35 ngày, 5 - 7 mm. Cũng vào khoảng 5 tuần, phôi phát triển các bàn tay, và sự tạo sụn.

Giai đoạn 15:
Khoảng 35 - 38 ngày, 7 - 9 mm. Ở đây chúng ta thấy bàn tay trái và cổ tay lúc 5 tuần 6 ngày.
Giai đoạn 16:
Tuần 6, 37 - 42 ngày, 8 - 11 mm. Vào khoảng 6 tuần bán cầu não phát triển nhanh hơn các bộ phận khác của não một cách không cân xứng. Phôi bắt đầu thực hiện các cử động phản xạ và tự phát. Một phần ruột gìa lồi tạm thời vào trong dây rốn. Quá trình bình thường này, được gọi là thoát vị sinh lý học, tạo chỗ cho các cơ quan đang phát triển khác trong bụng.
Giai đoạn 17:
Tuần 6, 42 - 44 ngày, 11 - 14 mm. Phôi bắt đầu phản xạ, tai ngoài hình thành. Tế bào bạch huyết xuất hiện là một phần then chốt của hệ miễn dịch phát triển.Cảm nghĩ đầu tiên đã được ghi lại vào lúc 6 tuần 2 ngày. Vào khoảng 6 tuần rưỡi sự tạo xương được hình thành.

Giai đoạn 18:
Tuần 7, 44 - 48 ngày, 13 - 17 mm. Hiện tượng nấc cụt có thể quan sát được lúc 7 tuần. Bây giờ có thể thấy cử động chân, cùng với phản ứng giật mình. Ở thai nhi nữ, có thể thấy buồng trứng vào lúc 7 tuần

Giai đoạn 19:
48 - 51 ngày, 16 - 18 mm. Trái tim 4 ngăn hầu như hoàn chỉnh. Trung bình, tim đập 167 lần trong một phút. Hoạt động điện của tim được ghi nhận vào 7 tuần rưỡi cho thấy mô hình sóng tương tự như của người lớn. Vào lúc 7 tuần rưỡi,mắt và các mí mắt bắt đầu phát triển nhanh. Các ngón tay tách biệt và các ngón chân chỉ dính ở dưới các bàn.Bàn tay và bàn chân có thể đụng vào nhau. Các khớp đầu gối cũng xuất hiện.
Giai đoạn 20:
51 - 53 ngày, 18 - 22 mm. Lúc 8 tuần não trở nên phức tạp và chiếm gần một nửa tổng trọng lượng cơ thể phôi.75% phôi thể hiện ưu thế tay phải. Phần còn lại được chia đều giữa ưu thế tay trái và không có ưu thế nào cả. Đây là bằng chứng đầu tiên của thói quen dùng tay phải hay trái.

Giai đoạn 21:
54 - 56 ngày, 23 - 28 mm. Các sách nhi khoa mô tả khả năng "cuộn mình" xuất hiện 10 đến 20 tuần sau sinh. Tuy nhiên, hiện tượng này bộc lộ sớm hơn trong môi trường trọng lực thấp của túi ối đầy chất lỏng. Chỉ thiếu sức mạnh cần thiềt để vượt qua lực hút cao hơn bên ngoài tử cung mới ngăn không cho đứa bé mới sinh cuộn mình. Phôi trở nên linh hoạt hơn về hoạt động cơ thể trong suốt thời gian này.

Giai đoạn 22:
54 - 56 ngày, 23 - 28 mm. Việc chạm vào phôi gây ra các cử động. Dù không có không khí bên trong, phôi vẫn hô hấp từng cơn trong vòng 8 tuần. Vào thời điểm này, thận sản xuất nước tiểu được bài tiết vào nước ối. Ở phôi nam giới, tinh hoàn phát triển bắt đầu sản xuất và thoát kích thích tố sinh dục nam.

Giai đoạn 23:
56 - 60 ngày, 27 - 31 mm. Các cơ quan hình thành gần giống với của người lớn.Lông mày phát triển khi lông xuất hiện xung quanh miệng.
Tám tuần đánh dấu sự kết thúc của thời kỳ phôi thai. Suốt thời gian này, phôi người đã phát triển từ một đơn bào thành gần 1 tỷ tế bào tạo ra hơn 4.000 cấu trúc cơ thể riêng biệt. Phôi giờ đây có hơn 90% cấu trúc được tìm thấy ở người lớn.

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ
PHÁT TRIỂN CỦA NGƯỜI
7 chữ: loài sinh vật có biến thái hoàn toàn
Trò Chơi ô Chữ
10 chữ. Sự tăng về kích thước và khối lượng đượ gọi là
5 chữ: cấu trúc vừa là đơn vị cấu tạo vừa là đơn vị sinh sản của cơ thể
8 chữ: sâu bướm có hình thức biến thái:
6 chữ: một loại hoocmôn thực vật kích thích quả chóng chín.
9 chữ: quá trình thay đổi bao gồm sinh trưởng, phân hoá tế bào, hình thành cơ quan gọi là:
6 chữ: ấu trùng trở thành châu chấu phải qua nhiều lần ...
11 chữ: tên của hoocmon ức chế thực vật được viết tắt AAB
**
Các bạn thấy sự hình thành và phát triển của chúng ta như thế nào? Thú vị chứ? Cảm ơn các bạn đã theo dõi! Tạm biệt!
Xúc động quá! ^^! ~_^

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Tân Trí
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)