Bài 40. Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã

Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Lâm | Ngày 08/05/2019 | 73

Chia sẻ tài liệu: Bài 40. Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

I- Quần xã sinh vật
Qua các tranh vẽ trên em hãy cho nhận xét về số lượng loài và mối quan hệ giữa các loài trong những khoảng không gian xác định?
Quan sát trên một vùng, chúng ta thấy:
Trên một vùng có nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài sinh vật khác nhau cùng sống chung với nhau, không có loài nào sống biệt lập với các loài khác
Các quần thể tác động qua lại với nhau tạo thành một tổ chức tương đối ổn đinh
Từ những nhận xét trên, kết hợp với nghiên cứu sơ đồ sau hãy phát biểu định nghĩa quần xã sinh vật?
Quần thể a
Quần thể b
Quần thể c
Quần xã sinh vật là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất và vì vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.
I- Quần xã sinh vật:
Chú ý:
- Quần xã sinh vật không phải là một sự kết hợp máy móc giữa các loài sinh vật trong một sinh cảnh nhất định mà là tập hợp của những loài sinh vật đã được hình thành trong một quá trình, liên hệ với nhau bởi những quan hệ sinh thái.
- Quần xã có cấu trúc ổn định trong thời gian tương đối dài. Tuy nhiên, quần xã cũng luôn thay đổi và dần dần hình thành nên một quẫn mới.
II- Một số đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật
1. Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã
-*Thành phần loài được thể hiện qua số lượng loài trong quần xã, số lượng cá thể của mỗi loài, loài ưu thế và loài đặc trưng
+ Số lượng loài, số lượng cá thể của quần thể:
- Số lượng các loài trong quần xã và số lượng cá thể của mỗi loài là mức độ dạng của quần xã, biểu thị sự biến động, ổn định hay suy thoái của quần xã. Một quần xã ổn định thường có số lượng loài lớn và số lượng cá thể của mỗi loài cao.
Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã thể hiện qua đâu?
* Loài ưu thế và loài đặc trưng
Loài ưu thế là những loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoặc do hoạt động của chúng mạnh
Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã nào đó hoặc là loài có số lượng nhiểu hơn hẳn các loài khác và có vai trò quan trọng trong quần xã so với các loài khác
Nghiên cứu SGK cho biết như thế nào là loài ưu thế và loài đặc trưng? Ví dụ?
2. Đặc trưng về phân bố cá thể trong trong không gian của quần xã.
- Mỗi quần xã sinh vật có kiểu phân bố cá thể trong không gian đặc trưng:
+ Phân bố theo chiểu thẳng đứng
+ Phân bố theo chèo ngang
Quan sát hình 40.2 hãy mô tả sự phân tầng của thực vật trong rừng mưa nhiệt đới? Qua đó cho biết sự phân bố của sinh vật như thế nào trong quần xã?
III- Quan h? gi?a cỏc lo�i trong qu?n xó
1. Quan hệ hỗ trợ 2. Quan hệ đối kháng
III- Quan hệ giữa các loài trong quần xã
1. Các mối quan hệ sinh thái
a) Quan hệ hỗ trợ
A
B
A
B
B
A
III- Quan hệ giữa các loài trong quần xã
1. Các mối quan hệ sinh thái
b) Quan hệ đối kháng
III- Quan hệ giữa các loài trong quần xã
1. Các mối quan hệ sinh thái
a) Quan hệ hỗ trợ
b) Quan hệ đối kháng
2. Hiện tượng khống chế sinh học
Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định, không tăng quá cao hoặc giảm quấ thấp do tác động của các mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã
Trong nông nghiệp, ứng dụng khống chế sinh học là sử dụng thiên địch để phòng trừ sinh vật gây hại hay dich bệnh thay cho việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Củng cố
Câu 1: Một quần xã sinh vật không thể có đặc điểm hay tính chất:
A. Không phân tầng
B. Luôn có quần thể ưu thế và có thể có quần thể đặc trưng
C. Ổn định nhưng co thể thay đổi
D. Độ đa dạng cao hay thấp
Câu 2: Quần thể ưu thế là
A. Quần thể điển hình ở sinh cảnh đó
B. Quần thể có số lượng cá thể vượt trội ở khu vực đó
C. Quần thể đặc trưng tiêu biểu cho khu vực đó
D. Quần thể phát triển mạnh nhất ở khu vực đó
Câu 3: Quần thể đặc trưng là:
A. Quần thể điển hình ở sinh cảnh đó
B. Quần thể có số lượng cá thể vượt trội ở khu vực đó
C. Quần thể phát triển mạnh nhất ở khu vực đó
D. Quần thể lấn át mọi quần thể khác ở sinh cảnh đó



Câu 4: Quần xã trên cạn thường có cấu trúc
A. thẳng đứng gồm 5 tầng
B. thẳng đứng gồm 4 tầng
C. thẳng đứng gồm 3 tầng
D. nằm ngang gồm 2 tầng
Câu 5: Quần xã ao hồ nước ngọt thường có cấu trúc
A. thẳng đứng gồm 3 tầng
B. thẳng đứng gồm 2 tầng
C. nằm ngang gồm 2 tầng
D. nằm ngang gồm 3 tầng

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Lâm
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)