Bài 40. Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã

Chia sẻ bởi Trần Thị Dạ Thảo | Ngày 08/05/2019 | 54

Chia sẻ tài liệu: Bài 40. Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

Bài 40: QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ
I. Khái niệm quần xã sinh vật
Là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian xác định
Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định
Hãy quan sát quần xã sau đây và cho biết có những loài nào đang sinh sống và mối quan hệ giữa chúng
II. Một số đặc trưng cơ bản của quần xã
1. Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã
a. Số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài
Độ đa dạng của quần xã chỉ mức độ phong phú về số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài trong quần xã
b. Loài ưu thế và loài đặc trưng
Loài ưu thế là những loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc do hoạt động của chúng mạnh
Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã nào đó hoặc là loài có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác và có vai trò quan trọng trong quần xã so với loài khác
So sánh số loài, số cá thể của mỗi loài trong hai quần xã sau đây
Số loài và số cá thể của mỗi loài trong quần thể sa mạc ít hơn trong quần xã rừng mưa nhiệt đới
Quần xã rừng mưa nhiệt đới có độ đa dạng cao
Quần xã sa mạc có độ đa dạng thấp

Độ đa dạng của quần xã là gì
Quần xã rừng mưa nhiệt đới
Quần xã sa mạc
2. Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian của quần xã
Tại sao có sự phân tầng đó
Do nhu cầu sử dụng ánh sáng của mỗi loài khác nhau
2. Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian của quần xã
a. Phân bố theo chiều thẳng đứng
- Gồm sự phân tầng của các quần xã sinh vật rừng nhiệt đới hay các quần xã dưới nước
b. Phân bố theo chiều ngang
Gồm sự phân bố của các quần xã sinh vật thành các vùng khác nhau, thành vành đai, theo độ cao của nền đất trên đất liền hoặc phân bố từ vùng ven bờ đến khơi xa ở biển
Sinh vật phân bố theo chiều ngang thường tập trung ở những vùng có điều kiện sống thuận lợi
Thế nào là sự phân bố theo chiều ngang
Ở biển, vùng nào có độ đa dạng cao hơn? Vì sao?
Lưu ý: đặc trưng về mối quan hệ dinh dưỡng giữa các nhóm loài trong quần xã – các cá thể trong quần xa chia thành nhóm SVSX, SV tiêu thụ, SV phân giải
III. Quan hệ của các loài trong quần xã sinh vật
1. Các mối quan hệ sinh thái
Đặc điểm của quan hệ hỗ trợ
Các loài hỗ trợ nhau trong quá trình sống. Có thể 2 bên cùng có lợi hoặc ít nhất không bị hại
Đặc điểm của quan hệ đối kháng
Chỉ có một loài có lợi, một loài bị hại hoặc cả hai ít nhiều đều bị hại
Thảm họa "thủy triều đỏ" ở Bình Thuận trung tuần tháng 7/2002 tạo thành vùng thủy triều đỏ rộng khoảng hơn 40km2, làm khoảng 90% sinh vật trong vùng triều, kể cả cá, tôm trong các lồng, bè bị tiêu diệt; môi trường bị ô nhiễm nặng, mấy tháng sau mới hồi phục. "Thủy triều đỏ" cũng đã khiến 82 người phải nhập viện do tắm biển, với các triệu chứng ngứa, phồng rộp vùng da nhạy cảm; nguyên nhân là một loài tảo xanh lam "nở hoa", tiết độc tố vào nước biển. Cần lưu ý, sự "nở hoa" của tảo lam (vi khuẩn lam) còn xảy ra ở nhiều hồ chứa nước ngọt, đe dọa sức khỏe những người sử dụng nguồn nước này.
III. Quan hệ của các loài trong quần xã sinh vật
1. Các mối quan hệ sinh thái
III. Quan hệ của các loài trong quần xã sinh vật
1. Các mối quan hệ sinh thái
2. Hiện tượng khống chế sinh học
Là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức độ nhất định, không tăng quá cao hoặc giảm quá thấp do tác động của các mối quan hệ sinh thái trong quần xã
Ứng dụng: sử dụng thiên địch để phòng trừ sinh vật gây hại trong nông – lâm nghiệp

Con người đã ứng dụng hiện tượng khống chế sinh học như thế nào
Điều nào sau đây không phải là đặc trưng cơ bản của quần xã?
A. Quan hệ của các loài luôn luôn là đối kháng
B. Sự phân bố của cá thể trong không gian của quần xã theo chiều thẳng đứng và chiều ngang
C. Thành phần loài trong quần xã biểu thị qua số lượng loài, cá thể của mỗi loài, loài ưu thế và loài đặc trưng
D. Quan hệ dinh dưỡng của các nhóm loài, các cá thể trong quần xã chia thành: nhóm SVSX, SV tiêu thụ, SV phân giải
Quan hệ giữa 2 loài sinh vật, trong đó loài này sống bình thường nhưng gây hại cho nhiều loài khác là mối quan hệ nào?
A. Cộng sinh B. Hội sinh C. Ức chế - cảm nhiễm D. Hợp tác
3. Khống chế sinh học là?
A. Số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ cao
B. Số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ tối thiểu
C. Số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ nhất định (không quá cao hoặc quá thấp) do tác động của các mối quan hệ sinh thái trong quần xã
D. Số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ nhất định, gần phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Dạ Thảo
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)