Bài 40. Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã

Chia sẻ bởi Thiều Viết Dũng | Ngày 08/05/2019 | 34

Chia sẻ tài liệu: Bài 40. Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

KIỂM TRA BÀI CŨ
1/ Thế nào là biến động theo chu kỳ? Không theo chu kỳ? Cho ví dụ.(6 điểm)
2/ Vì sao nói trong tự nhiên, quần thể sinh vật có xu hướng điều chỉnh số lượng cá thể của mình ở mức cân bằng? (4 điểm)
1/ Thế nào là biến động theo chu kỳ? Không theo chu kỳ? Cho ví dụ.(6 điểm)
- BĐSL cá thể của quần thể xảy ra do những thay đổi có tính chu kỳ của điều kiện môi trường.
- Biến động số lượng cá thể của quần thể không theo chu kì là biến động mà số lượng cá thể của quần thể tăng hoặc giảm một cách đột ngột do những thay đổi bất thường của môi trường tự nhiên hay do hoạt động khai thác tài nguyên quá mức của con người.
2/ Vì sao nói trong tự nhiên, quần thể sinh vật có xu hướng điều chỉnh số lượng cá thể của mình ở mức cân bằng? (4 điểm)
Vì: Mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng đến mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới mức độ sinh sản, tử vong của cá thể. Khi điều kiện môi trường sống thuận lợi số cá thể mới tăng lên. Ngược lại khi số lượng cá thể tăng cao dẫn tới môi trường sống không thuận lợi, số cá thể bị chết tăng.
KIỂM TRA BÀI CŨ
BÀI 40.
QUẦN XÃ SINH VẬT
VÀ MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ CỦA QUẦN XÃ
I. KHÁI NIỆM QUẦN XÃ SINH VẬT
II. MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ.
1. Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã.
2. Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian của quần xã.
III. QUAN HỆ GIỮA CÁC LOÀI TRONG QUẦN XÃ.
1. Các mối quan hệ sinh thái
2. Khống chế sinh học
I. KHÁI NIỆM QUẦN XÃ SINH VẬT
Quan sát sơ đồ hình 40.1 Hãy nêu các thành phần cấu trúc trong quần xã?
Quần xã sinh vật là gì? Cho ví dụ.
Quần xã:
- Tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong không gian và thời gian nhất định.
- Các sinh vật có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.
Rừng cúc phương
quần xã sinh vật nổi
quần xã sinh vật biển
quần xã sinh vật
trên đồi
Tên gọi của các quần xã:
Quần xã rừng đước
Quần xã rừng thông
- Quan sát hình: Hãy cho biết quần xã nào có số loài nhiều hơn? Nguyên nhân.
1. Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã.
a) Số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài:
- Số lượng loài biểu thị cho mức độ đa dạng của quần xã, biểu thị sự biến động, ổn định hay suy thoái của quần xã.
- Quần xã ổn định thường có số lượng loài lớn và số lượng cá thể trong mỗi loài cao.
II. MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ.
Samạc
Đồng cỏ
Quần xã vùng ôn đới
Quần xã vùng nhiệt đới
II. MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ.
1. Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã.
b) Loài ưu thế và loài đặc trưng:
Tại sao gọi là quần xã đồng lúa?
+ Loài ưu thế (loài chủ chốt): là loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc hoạt động mạnh. Trong các quần xã trên cạn thì loài thực vật có hạt chủ yếu thường là loài ưu thế.
II. MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ.
1. Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã.
b) Loài ưu thế và loài đặc trưng:
+ Loài đặc trưng: là loài chỉ có ở một quần xã nào đó, hoặc có số lượng hơn hẳn loài khác và có vai trò quan trọng.
Thế nào là loài đặc trưng? Ví dụ?
II. MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ.
2. Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian của quần xã.
Có bao nhiêu tầng trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới? Kể tên.
a) Phân bố theo chiều thẳng đứng:
Ví dụ:
- Rừng mưa nhiệt đới: có 4 tầng
- Quần xã biển, ao, hồ: có 3 tầng (tầng mặt, tầng giữa, tầng đáy)
Nguyên nhân dẫn đến sự phân bố theo chiều thẳng đứng?
II. MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ.
Do thích nghi với mức độ chiếu sáng hay nhu cầu sử dụng ánh sáng của các loài khác nhau trong quần xã.
b) Phân bố theo chiều ngang :
Vùng ven bờ
2. Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian của quần xã.
II. MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ.
Nêu ý nghĩa của sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã?
II. MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ.
2. Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian của quần xã.
Ý nghĩa của sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã:
- Giảm bớt sự cạnh tranh giữa các loài.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường.
III. QUAN HỆ GIỮA CÁC LOÀI TRONG QUẦN XÃ.
1. Các mối quan hệ sinh thái
Nêu các mối quan hệ sinh thái giữa các loài trong quần xã.
Quan hệ hỗ trợ gồm những mối quan hệ nào?
a) Quan hệ hỗ trợ:
Quan hệ hỗ trợ bao gồm cộng sinh, hội sinh, hợp tác.
Đặc điểm chung của quan hệ hỗ trợ?
Trong mối quan hệ hỗ trợ, các loài hoặc đều có lợi hoặc ít nhất không bị hại.
Cộng sinh giữa vi khuẩn lam và nấm (Địa y)
III. QUAN HỆ GIỮA CÁC LOÀI TRONG QUẦN XÃ.
1. Các mối quan hệ sinh thái
a) Quan hệ hỗ trợ:
Cộng sinh của vi khuẩn trosomonas trong nốt sần rễ cây họ đậu
III. QUAN HỆ GIỮA CÁC LOÀI TRONG QUẦN XÃ.
1. Các mối quan hệ sinh thái
a) Quan hệ hỗ trợ:
Cộng sinh giữa kiến và cây kiến
III. QUAN HỆ GIỮA CÁC LOÀI TRONG QUẦN XÃ.
1. Các mối quan hệ sinh thái
a) Quan hệ hỗ trợ:
Hợp tác giữa cá hề và hải quỳ
III. QUAN HỆ GIỮA CÁC LOÀI TRONG QUẦN XÃ.
1. Các mối quan hệ sinh thái
a) Quan hệ hỗ trợ:
Hợp tác giữa chim mỏ đỏ và linh dương
III. QUAN HỆ GIỮA CÁC LOÀI TRONG QUẦN XÃ.
1. Các mối quan hệ sinh thái
a) Quan hệ hỗ trợ:
Hội sinh giữa cây phong lan bám trên thân cây gỗ
III. QUAN HỆ GIỮA CÁC LOÀI TRONG QUẦN XÃ.
1. Các mối quan hệ sinh thái
a) Quan hệ hỗ trợ:
Điểm khác nhau cơ bản của quan hệ cộng sinh với hợp tác?
III. QUAN HỆ GIỮA CÁC LOÀI TRONG QUẦN XÃ.
1. Các mối quan hệ sinh thái
b) Quan hệ đối kháng
Quan hệ đối kháng gồm những mối quan hệ nào? Đặc điểm chung của quan hệ đối kháng?
Bao gồm: cạnh tranh, kí sinh, ức chế - cảm nhiễm, sinh vật này ăn sinh vật khác.
Trong mối quan hệ này loài được lợi sẽ thắng thế và phát triển, loài bị hại suy thoái. Trong nhiều trường hợp cả hai đều bị hại.
Cạnh tranh thức ăn giữa các loài chim
III. QUAN HỆ GIỮA CÁC LOÀI TRONG QUẦN XÃ.
1. Các mối quan hệ sinh thái
b) Quan hệ đối kháng
Kí sinh giữa cây tơ hồng trên cây khác
III. QUAN HỆ GIỮA CÁC LOÀI TRONG QUẦN XÃ.
1. Các mối quan hệ sinh thái
b) Quan hệ đối kháng
III. QUAN HỆ GIỮA CÁC LOÀI TRONG QUẦN XÃ.
1. Các mối quan hệ sinh thái
b) Quan hệ đối kháng
Cây tầm gởi ký sinh trên cây khác.
Quan hệ ức chế - cảm nhiễm
Xạ khuẩn sinh kháng sinh ức chế vi khuẩn
III. QUAN HỆ GIỮA CÁC LOÀI TRONG QUẦN XÃ.
1. Các mối quan hệ sinh thái
b) Quan hệ đối kháng
III. QUAN HỆ GIỮA CÁC LOÀI TRONG QUẦN XÃ.
1. Các mối quan hệ sinh thái
b) Quan hệ đối kháng
Sinh vật này ăn sinh vật khác
III. QUAN HỆ GIỮA CÁC LOÀI TRONG QUẦN XÃ.
1. Các mối quan hệ sinh thái
b) Quan hệ đối kháng
Cây nắp ấm bắt một số côn trùng
III. QUAN HỆ GIỮA CÁC LOÀI TRONG QUẦN XÃ.
1. Các mối quan hệ sinh thái
Nêu sự khác nhau giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối kháng.
Quan hệ hỗ trợ đem lại lợi ích hoặc ít nhất không hại cho các loài trong quần xã, ngược lại trong quan hệ đối kháng có một loài có lợi còn bên kia là các loài bị hại.
III. QUAN HỆ GIỮA CÁC LOÀI TRONG QUẦN XÃ.
2. Khống chế sinh học
Thế nào là khống chế sinh học? Ứng dụng thực tiển.
Là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức độ nhất định, không tăng cao quá hoặc thấp quá do tác động của các mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã
III. QUAN HỆ GIỮA CÁC LOÀI TRONG QUẦN XÃ.
2. Khống chế sinh học
BÀI TẬP
1/ Quần xã là một tập hợp…….…thuộc nhiều ………….cùng sinh sống trong một…………. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ……………như một thể thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc……………….
1. các nhóm sinh vật 2. giới khác nhau
3. các quần thể sinh vật 4. khu cư trú nhất định
5. tương đối ổn định 6. không gian nhất định
7. gắn bó với nhau 8. loài khác nhau.
3, 8, 6, 7, 5
D. 1, 6, 7, 8, 5
B. 1, 2, 4, 5, 6
C. 1, 4, 5, 8, 3
BÀI TẬP
2/ Đặc trưng nào sau đây chỉ có ở quần xã không có ở quần thể?
A. mật độ, tỉ lệ đực cái
B. độ đa dạng
C. sự phân bố cá thể trong không gian
D. kích thước .
BÀI TẬP
3/ Trong các mối quan hệ trong quần xã, có loài có lợi, có loài bị hại. Hãy xếp theo thứ tự từ 1 cho đến hết các mối quan hệ theo nguyên tắc:
- Mối quan hệ chỉ có loài có lợi xếp trước
- Mối quan hệ có loài bị hại xếp sau, loài càng bị hại nhiều càng xếp về sau.
( A- Sinh vật ăn sinh vật khác, B - Hội sinh, C- Hợp tác, D- Kí sinh, E- Cộng sinh, F- Ức chế – cảm nhiễm, G -Cạnh tranh)
E → C → B → D → F →G → A
Năm 2002 rừng tràm U minh bị cháy. Em hãy dự đoán điều gì sẽ xảy ra đó?
VỀ NHÀ
Chuẩn bị bài 41:
+ Diễn thế sinh thái là gì? Có mấy kiểu diễn thế sinh thái
+ Nguyên nhân gây ra diễn thế sinh thái?
+ Ý nghĩa thực tiển của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái?
Trả lời các câu hỏi :
+ Phân biệt quần xã với quần thể (khái niệm, độ đa dạng loài, các mối quan hệ).
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thiều Viết Dũng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)