Bài 40. Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã

Chia sẻ bởi Hoàng Văn Tuệ | Ngày 08/05/2019 | 46

Chia sẻ tài liệu: Bài 40. Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

CHƯƠNG II: QUẦN XÃ SINH VÂT

Tiết 42 – Bài 40

QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ MỘT SỐ ĐẶC TRUNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ
CHƯƠNG II: QUẦN XÃ SINH VÂT

Tiết 42 – Bài 40

QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ MỘT SỐ ĐẶC TRUNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ
I. Khái niệm quần xã sinh vật
Quần xã sinh vật là gì?
- Quần xã Quần xã là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau cùng sống trong 1 không gian nhất định gọi là sinh cảnh.
- Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất nên quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng.
II. Một số đặc trưng cơ bản của quần xã
1. Đặc trưng về thành phần loài
- Cho biết sự đa dạng về sinh vật trong các hình ảnh ?
- Theo em quần xã sinh vật nào sẽ ổn định hơn?
Số lượng các loài trong quần xã và sống lượng cá thể của mỗi loài là mức độ đa dạng của quần xã, biểu thị sự biến động, ổn định hay suy thoái của quần xã
Thế nào là loài ưu thế, loài đặc trưng?
- Loài ưu thế: là những loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hay do hoạt động mạnh của chúng.
- Loài đặc trưng: là loài chỉ có ở 1 quần xã nào đó.

Vùng gần bờ
Vùng ngoài khơi
Tầng trên
Tầng giữa
Tầng đáy
2. Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian của quần xã
Sự phân bố các sinh vật ở đại dương
Sự phân bố cá thể trong không gian có những dạng nào?
- Phân bố cá thể trong quần xã theo chiều thẳng đứng: như sự phân thành nhiều tầng cây thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau trong rừng mưa nhiệt đới. Sự phân tầng của thực vật kéo theo sự phân tầng của động vật.
- Phân bố cá thể theo chiều ngang: như sự phân bố của sinh vật từ đỉnh núi, sườn núi đến chân núi; hay sự phân bố sinh vật từ vùng đất ven bờ biển đến vùng khơi xa.
Ý nghĩa của sự phân bố cá thể trong không gia của quần xã là gì?
- Tận dụng nguồn sống trong môi trường giảm bớt sự cạnh tranh.
- Bố trí cây trồng hợp lý - năng xuất cao.
- Có thể nuôi nhiều loài cá khác nhau trong cùng một ao nuôi…
III. Quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật
1. Các mỗi quan hệ sinh thái
Dựa vào thông tin sgk và kiến thức đã biết hoàn thành nội dung phiếu học tập sau:
Hãy ghép nội dung ở cột A với B cho phù hợp (5’)
2. Hiện tượng khống chế sinh học
Hiện tượng khống chế sinh học là gì?
Hiện tượng khống chế sinh học có ý nghĩa gi?
Cho ví dụ
- Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định, không tăng quá cao hoặc giảm quá thấp do tác động của các mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã.
* Ý nghĩa:
- Trong tự nhiên duy trì trạng thái cân bằng của quần thể sinh vật, phù hợp với nguồn sống trong môi trường cung cấp.
- Trong nông nghiệp: Sử dụng thiên địch để phòng trừ sinh vật gây hại hay dịch bệnh.
Ví dụ:
- Sử dụng ong kí sinh để diệt bọ rùa,
- Sử dụng rệp xám để hạn chế số lượng cây xương rồng bà.
Câu 1. Mối quan hệ vật kí sinh – vật chủ và mối quan hệ vật dữ - con mồi giống nhau ở đặc điểm nào sau đây?
A. Đều làm chết các cá thể của loài bị hại
B. Loài bị hại luôn có kích thước cá thể nhỏ hơn loài có lợi
C. Loài bị hại luôn có số lượng cá thể nhiều hơn loài có lợi
D. Đều là mối quan hệ đối kháng giữa hai loài
Luyện tập - Củng cố
Câu 2: Khi nói về sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã, phát biểu nào sau đây không đúng?
A.Nhìn chung, sự phân bố cá thể trong tự nhiên có xu hướng làm giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao mức độ sử dụng nguồn sống của môi trường
B. Sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài
C. Nhìn chung, sinh vật phân bố theo chiều ngang thường tập trung nhiều ở vùng có điều kiện sống thuận lợi
D. Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, kiểu phân bố theo chiều thẳng đứng chỉ gặp ở thực vật mà không gặp ở động vật
Câu 3: Quan hệ giữa động vật ăn cỏ với vi khuẩn phân rã xelulôzơ thuộc quan hệ
A. Hợp tác
B. Cạnh tranh
C. Cộng sinh
D. Hội sinh
Cá khoang cổ và Hải quỳ
Cua và Hải quỳ
Kiến và cây kiến
QUAN HỆ CỘNG SINH
Vi khuẩn và rễ cây họ đậu
QUAN HỆ HỢP TÁC
Linh dương và chim mỏ đỏ
Sáo và trâu
QUAN HỆ HỘI SINH
Cá ép và cá lớn
Phong lan và cây gỗ
QUAN HỆ SINH VẬT NÀY ĂN SINH VẬT KHÁC
Sư tử và ngựa vằn
Cây nắp ấm

QUAN HỆ CẠNH TRANH
Các loài chim ăn cá
Sư tử và linh cẩu
QUAN HỆ KÍ SINH
Lang ben do vi nấm Pityrosporum ovale gây ra
Tơ hồng và cây chủ
Hiện tượng thủy triều đỏ làm chết cua, cá, san hô, rong biển, cỏ biển
QUAN HỆ ỨC CHẾ CẢM NHIỄM
Sử dụng thiên địch, thuốc trừ sâu sinh học – giải pháp cho một nền nông nghiệp
Xanh – Sạch – Bền vững
Một số loài thiên địch của bà con nông dân
Ong ký sinh trên bọ cánh cứng hại dừa
Nấm, vi khuẩn, tảo đơn bào cộng sinh trong Địa y
- Nấm và vi khuẩn sử dụng cacbohydat do tảo tổng hợp.
- Tảo sử dụng vitamin, hợp chất hữu cơ do nấm chế tạo, sử dụng nước trong tản của nấm để quang hợp.
- Tảo và vi khuẩn sống trong tản của nấm, nhờ vỏ dày của tản nấm nên chống được ánh sáng mạnh và giữ ẩm.
QUAN HỆ CỘNG SINH
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Văn Tuệ
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)