Bài 40. Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản

Chia sẻ bởi Nguyễn Hà Minh | Ngày 11/05/2019 | 78

Chia sẻ tài liệu: Bài 40. Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản thuộc Công nghệ 10

Nội dung tài liệu:

CHƯƠNG III
BẢO QUẢN , CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM, THỦY SẢN
Hãy kể tên một số loại nông sản, lâm sản, thủy sản
Điều gì sẽ xảy ra khi bảo quản các sản phẩm này trong điều kiện thường?
Cần làm gì để hạn chế các hiện tượng trên?
Cà chua thối
Bắp bị hư
Bắp cải bị hư
Táo bị thối
Cá bị ươn
Gỗ bị mối mọt phá hại
Bài 40 :
Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản
1. Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản nông, lâm, thủy sản :
I. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM, THỦY SẢN
1
Em hãy cho biết sau khi gặt hái xong, nông dân ta thường có những hoạt động bảo quản thóc lúa như thế nào? Làm như vậy với mục đích gì ?
_Phơi khô, quạt sạch, đóng bao, đựng trong thùng kín
_ M?c dích :
nhằm giảm tỷ lệ nước trong hạt
loại bỏ tạp chất để hạn chế tác hại của chuột, nấm, côn trùng gây hại
không để cho hạt nảy mầm
2
Đối với tre, gỗ, nông dân ta thường bảo quản như thế nào? Có tác dụng gì ?

_Ngâm trong nước để diệt trừ sâu bệnh
_ M?c dích :
làm cho các tế bào sống của tre, gỗ có đủ thời gian hóa gỗ nên hạn chế được nấm và mọt phá hoại
3
Đối với các hải sản như cá, tôm, ... ngư dân thường bảo quản như thế nào ?
_Phơi khô hoặc làm đông lạnh
=> Mục đích của những việc làm trên là gì ? Tại sao lại phải làm những việc đó?
I. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM, THỦY SẢN
Duy trì đặc tính ban đầu của nông, lâm, thủy sản.
* Người ta thường bảo quản nông, lâm, thủy sản trong các kho silô, kho thông thường, kho lạnh....
I. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM, THỦY SẢN
1. Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản nông, lâm, thủy sản :
-Hạn chế tổn thất về số lượng và chất lượng
Hình 40.1 . B?o qu?n nông s?n trong kho
Kho lạnh
Kho thông thường
Kho silo
Sát thóc thành gạo, làm mì sợi, làm nước mắm, làm bún khô, đóng hộp hoa quả, các loại bột....
(?) Em hãy kể các hoạt động chế biến nông, lâm, thủy sản mà em biết ?
2. Mục đích ý nghĩa của công tác chế biến nông, lâm, thủy sản
Chế biến món ăn
(?) Vậy chế biến nông, lâm, thủy sản nhằm mục đích gì ?
Duy trì, nâng cao chất lượng
Thuận lợi cho công tác bảo quản
Tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng .
Một số hoạt động chế biến nông, lâm, thủy sản
Thủy sản
Lâm sản
II. Đặc điểm của nông, lâm, thủy sản
PHIẾU HỌC TẬP
(Hoàn thành PHT sau trong 5 phút)
PHIẾU HỌC TẬP
III. Ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến nông, lâm,
thủy sản trong quá trình bảo quản
4
Để bó rau trong điều kiện ẩm độ thấp,
sau một thời gian bó rau đó sẽ như thế nào?Vì sao
Rau sẽ bị héo và chuyển sang màu vàng. Do
quá trình thoát hơi nước diễn ra mạnh.
5
Thóc sấy khô cất giữ trong kho, nếu điều kiện ẩm độ cao thì hiện tượng gì sẽ xảy ra ?Vì sao ?
- Thóc sẽ bị nảy mầm do lúc này hạt hút ẩm mạnh
- Thóc dễ bị mốc, hỏng do độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho VSV và côn trùng phát triển.
6
Khi bảo quản bó rau trong điều kiện mát lạnh, sau vài ngày bó rau vẫn tươi xanh. Vì sao?
Do nhiệt độ môi trường thấp, hoạt động của VSV và các quá trình sinh hóa của rau bị ức chế nên chúng không thể phá hại rau.
III. Ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến nông, lâm,
thủy sản trong quá trình bảo quản
=> Độ ẩm không khí ảnh hưởng đến nông, lâm, thủy sản
trong quá trình bảo quản, chế biến như thế nào?
=> Nhiêt độ không khí ảnh hưởng đến nông, lâm, thủy sản
trong quá trình bảo quản, chế biến như thế nào?
III. Ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến nông, lâm,
thủy sản trong quá trình bảo quản
Muốn bảo quản tốt nông, lâm, thủy sản cần phải làm gì?
Một số hình ảnh về sản phẩm nông, lâm, thủy sản bị VSV và động vật phá hoại.
CỦNG CỐ
Câu 1: Hoạt động nào là bảo quản nông, lâm, thủy sản?
A.Sấy khô thóc
B. Làm bánh chưng
C.Làm thịt hộp
D.Muối dưa cà
CỦNG CỐ
Câu 2: Hoạt động nào là chế biến nông, lâm, thủy sản?
A. Cất khoai trong chum
B. Ngâm tre dưới nước
C. Làm măng ớt
D. Tất cả đều đúng
CỦNG CỐ
Câu 3: Phơi sấy nông sản nhằm mục đích chính:
A. Diệt vi sinh vật gây hại
B. Tăng chất lượng
C. Tăng khối lượng
D. Đưa về độ ẩm an toàn.
CỦNG CỐ
Câu 4: Đặc điểm nào không phải là đặc điểm chung của nông, thủy sản?
A. Chứa nhiều chất dinh dưỡng.
B. Chủ yếu chứa chất xơ, ít nước.
C. Dễ bị dập nát, VSV xâm nhập.
D. Nước chiếm tỷ lệ cao.
Câu 5: Trong quá trình bảo quản, nhiệt độ tăng ảnh hưởng đến nông, lâm, thủy sản:
A. Dễ bị thối, hỏng.
B. Chất lượng bị giảm sút.
C. Làm cho nông, lâm, thủy sản bị nóng lên.
D. Cả A, B, C đều đúng.
CỦNG CỐ
X
X
X
X
X
Sau đây là 1 số thông tin mà các bạn cần biết
Hàng năm nước ta sản xuất hơn 30 triệu tấn thóc, 2 triệu tấn ngô,
4triệu tấn khoai sắn, khoảng 10 triệu tấn rau, quả, 2triệu mét khối
gỗ, 2triệu tấn cá nước ngọt và cá biển
Thóc dự trữ của nhà nước được bảo quản trong các kho tàng với
khối lượng lớn, có công nghệ bảo quản và phương tiện thích ứng
dảm bảo chất lượng và hạn chế sự tổn thất rất thấp (khoảng 1%)
Thóc ngô, được nông dân bảo quản trong các phương tiện như:
bể chứa, thùng phi, cót quây, thùng gỗ
Các loại củ rất dễ bị vi sinh vật xâm nhiễm, nên nông dân thường
thát lát và phơi khô trước khi bảo quản
Rau hoa quả thường được sử dụng tươi, khi cần bảo quản thường
bảo quản ở nhiệt độ thấp từ 5 – 10 độ C + ẩm độ cao từ 85% - 90%
Cá tôm và các loại hải sản thường được rửa sạch rồi tiến hành ướp đá.
Tổ chức lương thực, thực phẩm cho biết: mỗi năm tổn thất về ngũ cốc dự trữ trên toàn thế giới khoảng 10%, tức là 13 triệu tấn lương thực bị mất, 100 triệu tấn không còn dùng được do côn trùng phá hoại.

Lương thực, thực phẩm do chuột phá hại có thể nuôi sống 150 triệu người mỗi năm.
The end
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hà Minh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)