Bài 40. Hạt trần - Cây thông

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thu Sương | Ngày 23/10/2018 | 33

Chia sẻ tài liệu: Bài 40. Hạt trần - Cây thông thuộc Sinh học 6

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG THẦY VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI
BÀI SEMINA
NHÓM 7
GIẢNG VIÊN: HOÀNG XUÂN THẢO
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ
KHOA SINH HỌC

SINH VIÊN THỰC HIỆN:
NHÓM 7:
NGUYỄN THỊ THU SƯƠNG.
TRẦN THỊ BÔNG SEN.



NGÀNH HẠT TRẦN
(GYMNOSPERMATOPHYTA)
+ LỚP THÔNG (PINOPSIDA)


+ LỚP TUẾ (CYCADALES)
LỚP THÔNG
Đặc điểm chung của lớp Thông(Piniidae): Gồm phần lớn những cây gỗ lớn có lá nhỏ, có thể đạt tới 150m, có cấu tạo gỗ giống nhau, có vỏ mỏng, trụ thân lớn, gỗ gồm nhiều quả bào. Lá hình kim,hình vảy hay mũi mác.
Cơ quan sinh sản hoàn toàn hình thành nón:
+ Nón đực gồm các lá bào tử nhỏ xếp xung quanh 1 trục bền, dưới mỗi lá bào tử nhỏ có mang 2 túi phấn hai bên, trong có chứa nhiều hạt phấn. Hạt phấn của thông có mang 2 túi khí ở 2 bên.
+ Nón cái gồm các lá bào tử lớn xếp xung quanh 1 trục theo đường xoắn ốc gốc có lá bắc, mặt bên có noãn. Sự thụ phấn nhờ gió.
Trong sự thụ tinh chỉ có 1 tinh tử của ống phấn phối hợp với tế bào trứng. Còn tinh tử thứ 2 không dùng đến (nên được gọi là sự thụ tinh đơn).
Phôi thường có nhiều lá mầm. Hạt phát tán nhờ có lớp vỏ của lá noãn làm thành cánh ở phía trên. Tinh tử không có roi. Sự thụ tinh không cần nước.
Chu trình phát triển của lớp thông (Piniidae):
Sự hình thành lá bào tử bé và túi bào tử bé:
Nón đực phát triển trên những chồi cành dài,sắp xếp thành nhóm, tạo thành những “bông”. Nón gồm 1 bộ phận trục và những lá bào tử bé xếp xoắn ốc trên trục.
Lá bào tử bé là những vảy nhỏ màu vàng lục có đầu cuối uốn lên trên.
Trên mặt dưới của những vảy này có các túi bào tử bé phát triển. Túi bào tử bé có dạng túi nhỏ và được gọi là bao phấn.
Cả hệ thống lá bào tử bé với túi bào tử bé được gọi là nhị đực.

Các tế bào mẹ bào tử, chứa đầy trong túi phấn, phân chia bằng cách giảm phân, tạo ra vô số những bào tử bé là những hạt phấn.
Hạt phấn lúc mới tạo thành là 1 tế bào đơn bội có 2 màng. Màng ngoài gọi là ngoại mạc và màng trong gọi là nội mạc.
Ngoại mạc chắc hơn và mặt ngoài có những chổ dày đặc trưng. Ngoại mạc tách khỏi nội mạc tại 2 điểm, tạo thành 2 túi khí, nhờ các túi khí mà trọng lượng riêng hạt phấn giảm bớt đi nên khả năng bay xa của nó tăng lên.
Sự phát triển của hạt phấn bắt đầu ngay trong túi phấn.
Ở đây xảy ra 1 đến 2 lần phân chia của tế bào phấn, nhưng dấu vết của những lần phân chia.
này không còn tồn tại. Các tế bào tạo ra ở đấy cũng biến mất. Những tế bào biến đi rất nhanh này là dấu vết của những tế bào dinh dưỡng của nguyên tản đực.
Do kết quả của 1 lần phân chia nữa trong hạt phấn, tạo ra 2 tế bào không đều nhau về kích thước: tế bào nhỏ là tb phát sinh, tb lớn là tb dinh dưỡng.(Trạng thái này thì hạt phấn tương đương với nguyên tản đực).
Lá bào tử lớn và túi bào tử lớn:
Lá bào tử lớn của thông gọi là những lá noãn
Chúng tụ họp thành nón.
Nón thông mang 2 loại vảy: vảy lá bắc (kích thước nhỏ,có dạng tròn xếp trên mặt lưng lá noãn) và vảy lá noãn (kích thước lớn, có dạng tam giác-tròn, với đầu tận cùng nhọn và uốn cong).
Vảy lá bắc là lá bất thụ, đóng vai trò thứ yếu trong sự sinh sản.
Cấu tạo và phát triển của noãn:
Tại mặt trên của gốc lá noãn có 2 bống nhỏ màu sáng đó là 2 lá noãn.
Noãn tương đồng với túi bào tử lớn.
Phần trung tâm của nõan gọi là phôi tâm, phần ngoài gọi là võ noãn:
+ Vỏ noãn gồm nhiều lớp tế bào , bao lấy phôi tâm ở các phía, và hoàn thành chức năng bảo vệ.
+ Phôi tâm là nhu mô sống và hoạt động tích cực về mặt sinh lý, khả năng hình thành bào tử được duy trì ở 1 tế bào, đó là tế bào mẹ bào tử.

Tế bào mẹ bào tử phân chia theo lối giảm phân, tạo ra 4 tế bào đơn bội (4 bào tử). Trong đó 3 bào tử bị hủy hoại đi, chỉ 1 bào tử phát triển
Sự phát triển của bào tử được thực hiện như sau: nó phân chia nhiều lần và tạo ra ở trung tâm của noãn 1 thể đa bào tức là nội nhũ
Nội nhũ chính là nguyên tản cái, đây chính là thế hệ hữu tính thứ 2 của thông – thể giao tử.
Cấu tạo noãn của thông:
A. Hình cắt dọc; B. Phần trên của noãn
1 .Vỏ noãn; 2. Lỗ noãn; 3. Phôi tâm; 4. Ống phấn;
5. Tế bào sinh sản; 6. Nội nhũ; 7. Noãn cầu
Sự thụ phấn và sự thụ tinh:
Sự thụ phấn được thực hiện nhờ gió. Hạt phấn rơi vào noãn của thông sẽ bắt đầu nãy mầm. Lúc ấy tế bào dinh dưỡng bắt đầu lớn lên, mọc ra ở 1 cực và kéo dài thành ống phấn. Ống phấn đâm và khoang noãn, xuyên vào noãn qua lỗ noãn và đi tới túi noãn. Những tế bào của cổ túi noãn bị dung giải đi và mở ra 1 lối hở đi tới noãn bào.
Tế bào thứ 2 của hạt phấn phân chia theo 2 lần: lần phân chia đầu tạo ra 2 tế bào là tế bào chân và tế bào túi đực. Tế bào chân cũng bị dung giải còn tế bào thứ 2 lại phân chia lần nữa.
Quá trình thụ tinh bên trong túi noãn và hợp tử được hình thành. Sau đó toàn bộ các bộ phận chịu những biến đổi đáng kể và kết quả là noãn sẻ biến thành hạt.
Hướng tiến hóa chủ yếu là sự giảm dần thế hệ hữu tính.
Biểu hiên: thể giao tử mất hẳn chức năng dinh dưỡng , nó chỉ phát triển trên thể bào tử và sống nhờ và thể bào tử.
Chính vì thế trong chu trình phát triển của hạt trần thể bào tử chiếm ưu thế → giai đoạn lưỡng bội phát triển, còn giai đoạn đơn bội rất ngắn ngủi, thể hiện rõ ở hạt phấn, nội nhũ của noãn và các giao tử.

Sơ đồ hoá chu trình phát triển của thông:
Chu trình phát triển của thông nhựa (Pinus merkusii):
A. Cành thông mang nón (1.Cụm nón đực; 2-3. Nón cái non và lúc chín). B. Một phần cắt dọc nón cái lúc còn non. C. Một vảy mang noãn. D. Hình cắt dọc của noãn (4.Vỏ noãn; 5.Lỗ noãn; 6.Phôi tâm; 7.Nội nhũ; 8.Túi noãn cầu; 9.Ống phấn mang tinh tử).
E. Cắt dọc một phần nón đực. G. Một nhị với túi phấn (10)
H. Hạt phấn (11-12.Hai lớp màng hạt phấn; 13.Túi khí; 14.Tế bào ống; 15.Tế bào mẹ tinh tử; 16.Tế bào chân). I. Hạt thông bổ dọc (17.Vỏ hạt; 18-20.Các phần của phôi). K. Một vảy của nón cái lúc đã chín mang 2 hạt.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thu Sương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)