Bài 4. Trung Quốc thời phong kiến

Chia sẻ bởi Twice Once | Ngày 29/04/2019 | 33

Chia sẻ tài liệu: Bài 4. Trung Quốc thời phong kiến thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG CÔ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA TỔ 3
Chào mừng cô và các bạn đến với buổi thuyết trình của tổ 3
BÀI 4:
Trung Quốc thời phong kiến(tiếp)
Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến (tiếp)
4.Trung Quốc thời Tống-Nguyên
Sau thời Đường, Trung Quốc lâm vào tình trạng chia cắt hơn nửa thế kỉ (thời Ngũ đại 907-960).Năm 960, trong khi Trung Quốc lâm vào tình trạng rối ren, vị tướng phụ trách an ninh nơi cung cấm ở thủ đô mới khai phòng là Triệu Khuông Dẫn nhân khi vua nhà Hậu Chung mới lên ngôi còn bé, bèn làm binh biến lên làm vua.Ông lập ra Nhà Tống.
Tổng Thái Tổ
Triệu Khuông Dẫn
Các vua nhà Tống đã thi hành những chính sách gì?
- Miễn giảm thuế, sưu dịch.
- Mở mang các công trình thuỷ
lợi, khuyến khích phát triển thủ
công nghiệp như khai mỏ, luyện
kim, dệt tơ lụa, rèn đúc vũ khí,…
- Có nhiều phát minh quan trọng:
la bàn, thuốc súng, nghề in, giấy
viết ...
Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến (tiếp)
Dưới thời Tống, Trung Quốc lại được thống nhất nhưng không còn được phát triển mạnh mẽ như trước nữa. Giữa lúc đó, vua Mông Cổ là Khu-bi-lai (Hốt Tất Liệt) đem quân dậy đi tiêu diệt nhà Tống, lập nên nhà Nguyên ở Trung Quốc.
Cho biết các chính sách cai trị của nhà Nguyên?
Thi hành nhiều biện pháp phân biệt đối xử:
Mông Cổ: + Có địa vị cao nhất
+ Hưởng mọi đặc quyền
Hán: + Địa vị thấp kém
+ Bị cấm đoán đủ thứ
⇒ Nhân dân Trung Quốc nhiều lần nổi dậy chống lại nhà Nguyên
Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến( tiếp)
5.Trung Quốc thời Minh-Thanh
Năm 1368
Năm 1644
Chu Nguyên Chương lập ra nhà Minh
Khởi nghĩa của Lý Tự Thành đã lật đổ triều Minh
Quân Mãn Thanh tràn xuống tiêu diệt đạo quân của Lí Tự Thành lập ra nhà Thanh
Lãnh thổ nhà Minh năm 1580.
Sự suy yếu của xã hội phong kiến Trung Quốc cuối thời Minh- Thanh được biểu hiện như thế nào?
Cuối thời Minh- Thanh, xã hội phong kiến
Trung Quốc đã dần lâm vào tình trạng suy
thoái.Vua quan chỉ biết đục khoét nhân dân
đẻ sống xa hoa, trụy lạc.Còn những người
nông dân và thợ thủ công thì không những
phải nộp tô, thuế nặng nề, mà còn bị bắt đi
lính, đi phu xây dựng nhiều công trình đồ
sộ, tốn kém như Cố cung ở kinh đô Bắc
Kinh.
* Kinh tế
-Cộng thương nghiệp phát triển.
-Mầm mống kinh tế, tư bản chủ nghĩa xuất hiện.
-Ngoại thương phát triển, đã buôn bán với nhiều nước.
Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến( tiếp)
6. Văn hóa, khoa học- kĩ thuật thời phong kiến
Trong suốt hàng nghìn năm lịch sử, văn hóa Trung Quốc đã đạt được những thành tựu rực rỡ và có ảnh hưởng sâu rộng tới các nước láng giềng.
Kể tên các lĩnh vực tiêu biểu của nền văn hóa Trung Quốc thời phong kiến ?
Tư tưởng: Nho giáo trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến.
Văn học: thời Đường xuất hiện nhiều nhà thơ nổi tiếng như: Lý Bạch, Đỗ Phủ... Đến thời Minh-Thanh xuất hiện nhiều bộ tiểu thuyết có giá trị như: Tam quốc diễn nghĩa, Tây du kí...
Sử học: các bộ sử kí của Tư Mã Thiên, Hán thư, Đường thư, Minh sử...
Nghệ thuật kiến trúc: Nhiều công trình độc đáo như: Cố cung, những bức tượng Phật sinh động...
Văn hóa
Kể tên các lĩnh vực tiêu biểu của nền khoa học- kĩ thuật Trung Quốc thời phong kiến ?
Có nhiều phát minh rất quan trọng như: giấy viết, nghề in, la bàn, thuốc súng, kĩ thuật đóng thuyền lớn, luyện sắt, khai thác dầu mỏ và khí đốt v.v...
Từ những vật dụng cho cuộc sống bình thường như đồ gốm, sứ, vải, lụa,… đến kĩ thuật đóng thuyền có bánh lái và buồng nhiều lớp, kể cả kĩ nghệ luyện sắt, khai thác dầu mỏ và khí đốt,… đều có công lao đóng góp to lớn của người Trung Quốc
Khoa học- Kĩ thuật
Bài thuyết trình của tổ 3 đến đây là kết thúc, xin cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe. Hẹn gặp lại lần sau.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Twice Once
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)