Bài 4. Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự

Chia sẻ bởi Hoàng Thị Nhung | Ngày 21/10/2018 | 20

Chia sẻ tài liệu: Bài 4. Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

Chào mừng quí thầy cô về dự giờ,
thăm lớp chúng em
Kiểm tra bài cũ :
-Chủ đề là gì? Dàn bài của bài văn tự sự gồm có mấy phần? Đó là những phần nào?
*Chủ đề là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản.
*Dàn bài: Gồm có 3 phần
a/ Mở bài: giới thiệu chung về nhân vật và sự việc;
b/ Thân bài: Kể diễn biến của sự việc;
c/ Kết bài : kể kết cục của sự việc.
Tiết 15,16
TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ
I- ĐỀ,TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ
1. Đề văn tự sự:
Đọc các đề sau và trả lời câu hỏi
- Về cấu trúc đề: Có thể diễn đạt ở nhiều dạng.
- Yêu cầu của đề văn tự sự được diễn đạt qua những từ ngữ, lời văn trong đề.
(1) Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em
(2) Kể chuyện về một người bạn tốt
(3)Kỉ niệm ngày thơ ấu
(4) Ngày sinh nhật của em
(5) Quê em đổi mới
(6) Em đã lớn rồi
*Yêu cầu:
đề 1, 3 (kể việc);
đề 2, 6 (kể người);
đề 4, 5 (tường thuật).
Tiết15,16
2.Cách làm bài văn tự sự
Khi tìm hiểu đề văn tự sự thì phải tìm hiểu kĩ lời văn của đề để nắm vững yêu cầu của đề bài.
Lập ý là xác định nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề, cụ thể là xác định nhân vật, sự việc,diễn biến, kết quả và ý nghĩa của câu chuyện.
Lập dàn ý là sắp xếp việc gì kể trước, việc gì kể sau để người đọc theo dõi được câu chuyện và hiểu được ý định của người viết.
Cuối cùng phải viết thành văn theo bố cục ba phần : Mở bài, Thân bài, Kết bài
Cho đề văn: Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em.
* Ghi nhớ : SGK/48
TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ
Tiết 15,16
II. LUYỆN TẬP
Hãy ghi vào giấy dàn ý em sẽ viết theo yêu cầu của đề: Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em.(“Thánh Gióng” hoặc “Sơn tinh, Thủy Tinh”)

TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ
- Lá: Lá phổi, lá lách, lá gan
- Quả: Quả tim, quả thận.
-Mở bài: Đời Hùng Vương thứ sáu,ở làng Gióng,một chú bé ra đời, nhưng ba tuổi vẫn không biết nói, biết cười.
-Thân bài:
+Nghe sứ giả loan tin giặc Ân đến xâm lược, chú bé đòi sứ giả vào và xin ngựa sắt, giáp sắt, roi sắt để đi dẹp giặc.
+Chú bé lớn nhanh như thổi, cả làng tình nguyện nuôi chú.
+Chú bé vươn vai thành một tráng sĩ, cưỡi ngựa sắt,vung roi sắt đánh tan giặc.
+Giặc tan, tráng sĩ bay về trời.vua phong là Phù Đổng ThiênVương, dân lập đền thờ.
-Kết bài: Ngày nay vẫn còn nhiều dấu tích về Thánh Gióng.
TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ
Tiết 15,16
Dàn ý truyện “Thánh Gióng”
a.Thánh Gióng là vị anh hùng đánh giặc nổi tiếng trong truyền thuyết. Đã lên 3 tuổi mà Gióng vẫn không biết nói, biết cười, biết đi, đặt đâu nằm đấy…
->Giới thiệu người anh hùng.
b.Ngày xưa vào đời Hùng vương thứ sáu, tại làng Gióng có một chú bé rất lạ. Đã lên ba mà vẫn không biết nói, biết cười, đặt đâu nằm đấy…
-> nói đến chú bé kỳ lạ.
c.Ngày xưa, giặc Ân xâm phạm bờ cõi nước ta, vua sai sứ giả đi tìm người tài giỏi để đánh giặc cứu nước. Khi đi tới làng Gióng, một em bé đã lên ba mà không biết nói, biết cười, biết đi, tự nhiên cất tiếng nói bảo mẹ ra mời sứ giả vào. Chú bé ấy chính là Gióng.
-> nói đến sự biến đổi đột ngột của chú bé.
d.Người Việt Nam ta không có ai mà không biết về Thánh Gióng, vì Gióng là một cậu bé đặc biệt, khác thường. Khi đã ba tuổi mà vẫn không biết nói, biết cười, biết đi…
->nói đến một nhân vật mà ai cũng biết.
Tham khảo một số cách mở bài sau:
Cách diễn đạt trên khác nhau ở chỗ nào?

-Viết bằng lời văn của mình là không chép nguyên xi câu chuyện, mà tự diễn đạt theo suy nghĩ của mình theo chủ đề chọn sẵn.
Hướng dẫn về nhà :

-Tìm hiểu đề, lập dàn ý và viết thành văn một đề văn tự sự (Truyện Sơn Tinh , Thủy Tinh,và viết thành văn truyện “Thánh Gióng”)
- Học thuộc ghi nhớ.
- Chuẩn bị viết bài tập làm văn số 1
- Chuẩn bị “Lời văn, đoạn văn tự sự”.
+ Chuẩn bị một số đoạn văn.
+ Thực hiện theo yêu cầu SGK
Chúc các em học tốt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Thị Nhung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)