Bài 4.(tiết 3) Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội

Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Loan | Ngày 26/04/2019 | 58

Chia sẻ tài liệu: Bài 4.(tiết 3) Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội thuộc Giáo dục công dân 12

Nội dung tài liệu:

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Đức Toàn
Giáo sinh thực hiện: Nguyễn Thanh Loan
Ngày soạn : 2/11/2009
Ngày giảng :3/11/2009
Lớp: 12A1
Bài 4 (tiết 3) QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức:
- Nêu được khái niệm, nội dung quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực kinh doanh.
- Nêu được trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo cho công dân thực hiện quyền bình đẳng trong kinh doanh.
2. Về kỹ năng:
- Biết thực hiện và nhận xét việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực kinh doanh.
3. Về thái độ:
- Có ý thức tôn trọng các quyền bình đẳng của công dân trong kinh doanh.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC.
Thế nào là bình đẳng trong kinh doanh?
Nội dung bình đẳng trong kinh doanh.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN
1.Về phương pháp:
Thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề.
2. Về phương tiện:
- SGK, SGV GDCD lớp 12
- Bài tập tình huống lớp 12
- Một số luật, bộ luật hiện hành liên quan đến nội dung bài học.
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN BÀI GIẢNG
1. Ổn định: 12
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Em hiểu thế nào bình đẳng trong lao động?
Câu 2: phân tích trách nhiệm của Nhà nước đối với quyền bình đẳng trong lao động.
3. Bài mới:
Như chúng ta đã biết, trong nền kinh tế thị trường các hình thức tổ chức kinh doanh tồn tại đa dạng, phong phú, tham gia tích cực vào cạnh tranh. Vậy để bảo vệ lợi ích của của các tổ chức kinh doanh và của Nhà nước trong các quan hệ kinh tế, pháp luật ghi nhận sự bình đẳng của các chủ thề (cá nhân, tổ chức) trong kinh doanh như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
 Nội dung

- GV: Cho học sinh nhắc lại một số kiến thức đã học ở lớp 11.
+ Nền kinh tế thị trường
+ Loại hình doanh nghiệp
- HS trả lời.
- GV: Phân tích giúp HS hiểu nội dung bình đẳng trong kinh doanh
- GV: Thuyết trình
Kinh doanh là việc thực hiện liên tục, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
Để thúc đẩy kinh doanh phát triển, cần phải tạo ra môi trường cạnh tranh tự do, bình đẳng trên cơ sở của pháp luật.
- GV: Cho HS đọc phần in nghiêng trong SGK/ tr 38.
-HS: Ghi bài:





- GV: Nguyên tắc bình đẳng trong kinh doanh là gì?
- HS: Trả lời


- HS: Trả lời câu hỏi trong SGK
- GV: Nhận xét và kết luận.
Nhà nước ta thừa nhận doanh nghiệp Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tồn tại và phát triển ở những ngành, những lĩnh vực then chốt, quan trọng của nền kinh tế không vi phạm nguyên tắc bình đẳng trong kinh doanh vì:
Hiện nay ở nước ta đang xây dựng và phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, các thành phần kinh tế đều được khuyến khích phát triển, các doanh nghiệp đều được bình đẳng với nhau trong hoạt động kinh doanh và bình đẳng trước phát luật.
- GV: Chuyển ý:
Vừa rồi chúng ta vừa hiểu thế nào là bình đẳng trong kinh doanh, vậy bình đẳng trong kinh doanh có những nội dung gì, chúng ta cùng chuyển sang phần b.
- GV: Tổ chức cho HS thảo luận lớp về nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh.
- HS: Đọc 5 nội dung SGK / tr 38-39.
- GV: Đặt câu hỏi cho cả lớp trao đổi
- GV: Cử mỗi HS trình bày 1 nội dung.
- GV: Nhận xét và kết luận.












- HS: Ghi bài:
- GV: Giải thích:
Trong nội dung thứ nhất quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh của công dân trên cơ sở tùy theo “ sở thích và khả năng”, “ có điều kiện”. Điều đó có nghĩa là không phải bất kì ai cũng có thể tham gia vào quá trình kinh doanh. Chỉ có những cá nhân và tổ chức có
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Loan
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)