Bài 4. Sự tích Hồ Gươm

Chia sẻ bởi Vũ Thị Hảo | Ngày 21/10/2018 | 15

Chia sẻ tài liệu: Bài 4. Sự tích Hồ Gươm thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

Kiểm tra bài cũ
ý nghĩa của truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh?
Truyện giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
Hồ Gươm – Hà Nội
Tiết 13: Sự tích Hồ Gươm
I.Tiếp xúc văn bản
1.Đọc và tóm tắt
Các sự việc chính:
Giặc Minh xâm lược nước ta, quân Lam Sơn khởi nghĩa.
Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần để giết giặc.
Lê Thận kéo lưới bắt được lưỡi gươm.
Lê Lợi bắt được chuôi gươm trên rừng.
Lê Thận dâng gươm cho Lê Lợi.
Với gươm thần trong tay, nghĩa quân đã đánh đuổi quân giặc ra khỏi bờ cõi.
Lê Lợi hoàn gươm cho Long Quân và sự tích tên gọi hồ Hoàn Kiếm
Tiết 13: Sự tích Hồ Gươm
2. Chú thích.
3. Bố cục
2 đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu…trên đất nước: Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần đánh giặc.
Đoạn 2: Còn lại: Lê Lợi trả gươm khi đất nước sạch bóng quân thù.
Tiết 13: Sự tích Hồ Gươm
II. Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.
1. Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần.
*Hoàn cảnh:
Giặc Minh đô hộ.
Quân Lam Sơn khởi nghĩa nhưng nhiều lần bị thua.
=> Long Quân cho mượn gươm thần đánh giặc.Cuộc khởi nghĩa được tổ tiên ủng hộ, giúp đỡ.
Tiết 13: Sự tích Hồ Gươm
* Cách thức nhận gươm.
Lê Thận bắt được lưỡi gươm dưới nước.
Lê Lợi bắt được chuôi gươm trên rừng;
tra vào nhau – vừa như in.
Chi tiết kì lạ, giàu ý nghĩa: thanh gươm là sự hội tụ sức mạnh đoàn kết của nhân dân cả nước.
Thanh gươm sáng lên hai chữ “ Thuận thiên”
 Đề cao Lê Lợi, khẳng định tính chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa.
Tiết 13: Sự tích Hồ Gươm
* Ý nghĩa.
Cuộc khởi nghĩa được tổ tiên, thần thánh giúp đỡ.
Ý chí đoàn kết, đồng lòng đánh giặc.
Tính chất chính nghĩa của khởi nghĩa Lam Sơn (Thuận Thiên)
Đề cao vai trò lãnh đạo khởi nghĩa của Lê Lợi
Tiết 13: Sự tích Hồ Gươm


* Sức mạnh của thanh gươm
Có gươm thần, sức mạnh của nghĩa quân Lam Sơn nhân lên gấp bội.

-> Đánh tan quân giặc.

Tiết 13: Sự tích Hồ Gươm
2. Lê Lợi trả gươm.
* Hoàn cảnh:
Đất nước thanh bình.
Lê Lợi lên ngôi, dời đô ra Thăng Long.
* Cảnh trả gươm:
Vua cưỡi thuyền rồng trên hồ Tả Vọng
Rùa hiện lên đòi gươm
-> Chi tiết kì lạ, hấp dẫn.
Tiết 13: Sự tích Hồ Gươm
* Ý nghĩa.
Khát vọng hòa bình.
Giải thích tên gọi Hồ Gươm (hay Hồ Hoàn Kiếm)
III. Tổng kết.
Nghệ thuật: Truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo, giàu ý nghĩa.
Nội dung: Ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỷ XV. Giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hoà bình của dân tộc
Tiết 13: Sự tích Hồ Gươm
Tiết 13: Sự tích Hồ Gươm
Hình ảnh Rùa Vàng:
- Tượng trưng cho tổ tiên, hồn thiêng sông núi, tư tưởng, tình cảm và trí tuệ của nhân dân.
IV. Luyện tập.
Những truyền thuyết nào của nước ta cũng có hình ảnh Rùa vàng? Hình ảnh Rùa vàng tượng trưng cho ai? Và cho cái gì?
Tiết 13: Sự tích Hồ Gươm
Gươm thần tỏa sáng vào những lúc nào? Có ý nghĩa gì?
Gươm thần tỏa sáng:
+ Ở nhà Lê Thận; lúc gặp Lê Lợi.
+ Lúc trả gươm.
-> Ánh sáng chính nghĩa, khát vọng hòa bình
Tiết 13: Sự tích Hồ Gươm
Một số hình ảnh về Hồ Gươm
Nhắc lại định nghĩa truyền thuyết và kể tên nh?ng truyền thuyêt đã học?

Truyền thuyết: loại truyện dân gian kể về các nhân vật v� sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo. truyền thuyết thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
Truyền thuyết về thời đại các vua Hùng: Con Rồng, cháu Tiên; Bánh chưng bánh giầy; Sơn tinh, Thủy tinh; Thánh Gióng.
Truyền thuyết về các thời đại sau: Sự tích Hồ Gươm
Hướng dẫn về nhà
Bài tập số 1 và số 3, phần luyện tập (SGK trang 43).

Đọc thêm những truyền thuyết về thời đại Hùng Vương và truyền thuyết về Lê Lợi.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Thị Hảo
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)