Bài 4. Sự tích Hồ Gươm
Chia sẻ bởi Văn Thành Đồng |
Ngày 21/10/2018 |
17
Chia sẻ tài liệu: Bài 4. Sự tích Hồ Gươm thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
SỰ TÍCH HỒ GƯƠM
BÀI 4
Sự tích Hồ Gươm
I. Tìm hiểu chung
1. “Sự tích Hồ Gươm” thuộc loại truyền thuyết địa danh
Truyền thuyết địa danh là loại truyền thuyết giải thích nguồn gốc trực tiếp những tên núi, sông, hồ…, nguồn gốc hình thành những vùng đất, địa bàn cư dân nào đó, thiêng hóa những địa danh, không gian được kể.
Hồ Gươm xưa (thế kỉ XIX)
2. “Sự tích Hồ Gươm” thuộc chuỗi truyền thuyết về người anh hùng Lê Lợi
Em biết gì về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và người anh hùng dân tộc Lê Lợi?
Cuộc khởi nghĩa lam Sơn chống quân Minh là cuộc khởi nghĩa lớn đầu thế kỉ XV. Cuộc khởi nghĩa kéo dài trong mười năm “ nếm mật nằm gai”, bắt đầu từ lúc Lê Lợi dấy binh ở Lam Sơn, Thanh Hóa, kết thúc bằng sự kiện nghĩa quân Lam Sơn đại thắng quân Minh Lê Lợi lên ngôi vua, dời đô về Thăng Long (Hà Nội).
Truyền thuyết này cũng như toàn bộ hệ thống truyền thuyết về khởi nghĩa Lam Sơn, nhân vật Lê Lợi, người thủ lĩnh tài ba của cuộc khởi nghĩa luôn là trung tâm, được tôn vinh, ngợi ca. Mặt khác truyện còn đề cao tinh thần chính nghĩa
của nghĩa quân trong công cuộc chống lại quân Minh tàn bạo.
II. Tìm hiểu văn bản “Sự tích Hồ Gươm”
Theo em, truyện được chia làm mấy phần?
2 phần
Long Quân cho nghĩa
quân mượn gươm thần
để đánh giặc.
Long Quân đòi gươm thần sau khi đất nước sạch bóng quân thù.
<
1. Long Quân cho mượn gươm thần
Vì sao Long Quân lại cho nghĩa
quân mượn gươm thần?
Giặc Minh đô hộ nước ta làm
nhiều điều bạo ngược, tàn ác
Nghĩa quân Lam Sơn nổi dậy nhưng
buổi đầu thế lực còn yếu, nhiều lần thua
Cuộc khởi nghĩa được sự ủng hộ nhiệt tình của
nhân dân, được tổ tiên, thần thiêng ủng hộ, giúp đỡ
Lê Lợi nhận được gươm thần như thế nào?
Chàng đánh cá Lê Thận bắt được lưỡi gươm dưới nước.
Lê Thận gia nhập nghĩa quân Lam Sơn.
Lê Thận dâng gươm thần và nguyện cùng mọi người theo Lê Lợi đến cùng, xả thân vì đại nghĩa.
Ý nghĩa cách Long Quân cho mượn gươm?
1. Lưỡi gươm được thấy dưới nước, chuôi gươm trên rừng cho thấy khả năng cứu nước có ở khắp mọi nơi, với mọi người...
2. Các bộ phận của thanh gươm rời nhau nhưng khi khớp lại thì “vừa như in”, cho thấy sự đồng tâm nhất trí của cả dân tộc, một lòng đánh giặc.
3. Gươm sáng ngời hai chữ “Thuận thiên”, đề cao vai trò của chủ tướng Lê Lợi, đồng thời khẳng định sự nghiệp kháng Minh hợp lòng dân, ý trời.
2. Long Quân đòi gươm thần
Hoàn cảnh đòi gươm
Nhân dân ta đã chiến thắng quân Minh tàn bạo.
Chủ tướng Lê Lợi lên ngôi vua và nhà Lê dời đô về Thăng Long
Em hãy theo dõi SGk và nhận xét về cảnh
đòi gươm và trao lại gươm thần?
Hồ Tả Vọng còn có những tên gọi nào khác?
Em biết gì về hình ảnh thần Kim Quy(Rùa Vàng)?
Thảo
luận
Việc Long Quân cho Rùa Vàng đòi lại gươm và vua Lê trả gươm là chi tiết thần kì, rất đặc trưng của truyền thuyết.
Hồ Tả Vọng còn có tên hồ Gươm, hồ Hoàn Kiếm là do có chuyện trả gươm này. Ngoài ra hồ còn có tên dân gian là hồ Lục Thủy do nước trong hồ rất trong xanh.
Thần Kim Quy trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho tổ tiên, khí thiêng sông núi, tư tưởng, tình cảm và trí tuệ của nhân dân. Trong truyền thuyết “Mị Châu, Trọng Thủy”, hình ảnh thần Kim Quy giúp vua xây thành, chế nỏ thần và chỉ cho vua thấy “giặc ở sau lưng”.
3. Những ý nghĩa của truyện
- Ngợi ca tính chất toàn dân và chính nghĩa của khởi nghĩa Lam Sơn.
- Đề cao và suy tôn Lê Lợi và nhà Lê trong công cuộc kháng Minh.
- Giải thích nguồn gốc tên gọi Hồ Hoàn Kiếm(trả gươm).
BÀI 4
Sự tích Hồ Gươm
I. Tìm hiểu chung
1. “Sự tích Hồ Gươm” thuộc loại truyền thuyết địa danh
Truyền thuyết địa danh là loại truyền thuyết giải thích nguồn gốc trực tiếp những tên núi, sông, hồ…, nguồn gốc hình thành những vùng đất, địa bàn cư dân nào đó, thiêng hóa những địa danh, không gian được kể.
Hồ Gươm xưa (thế kỉ XIX)
2. “Sự tích Hồ Gươm” thuộc chuỗi truyền thuyết về người anh hùng Lê Lợi
Em biết gì về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và người anh hùng dân tộc Lê Lợi?
Cuộc khởi nghĩa lam Sơn chống quân Minh là cuộc khởi nghĩa lớn đầu thế kỉ XV. Cuộc khởi nghĩa kéo dài trong mười năm “ nếm mật nằm gai”, bắt đầu từ lúc Lê Lợi dấy binh ở Lam Sơn, Thanh Hóa, kết thúc bằng sự kiện nghĩa quân Lam Sơn đại thắng quân Minh Lê Lợi lên ngôi vua, dời đô về Thăng Long (Hà Nội).
Truyền thuyết này cũng như toàn bộ hệ thống truyền thuyết về khởi nghĩa Lam Sơn, nhân vật Lê Lợi, người thủ lĩnh tài ba của cuộc khởi nghĩa luôn là trung tâm, được tôn vinh, ngợi ca. Mặt khác truyện còn đề cao tinh thần chính nghĩa
của nghĩa quân trong công cuộc chống lại quân Minh tàn bạo.
II. Tìm hiểu văn bản “Sự tích Hồ Gươm”
Theo em, truyện được chia làm mấy phần?
2 phần
Long Quân cho nghĩa
quân mượn gươm thần
để đánh giặc.
Long Quân đòi gươm thần sau khi đất nước sạch bóng quân thù.
<
1. Long Quân cho mượn gươm thần
Vì sao Long Quân lại cho nghĩa
quân mượn gươm thần?
Giặc Minh đô hộ nước ta làm
nhiều điều bạo ngược, tàn ác
Nghĩa quân Lam Sơn nổi dậy nhưng
buổi đầu thế lực còn yếu, nhiều lần thua
Cuộc khởi nghĩa được sự ủng hộ nhiệt tình của
nhân dân, được tổ tiên, thần thiêng ủng hộ, giúp đỡ
Lê Lợi nhận được gươm thần như thế nào?
Chàng đánh cá Lê Thận bắt được lưỡi gươm dưới nước.
Lê Thận gia nhập nghĩa quân Lam Sơn.
Lê Thận dâng gươm thần và nguyện cùng mọi người theo Lê Lợi đến cùng, xả thân vì đại nghĩa.
Ý nghĩa cách Long Quân cho mượn gươm?
1. Lưỡi gươm được thấy dưới nước, chuôi gươm trên rừng cho thấy khả năng cứu nước có ở khắp mọi nơi, với mọi người...
2. Các bộ phận của thanh gươm rời nhau nhưng khi khớp lại thì “vừa như in”, cho thấy sự đồng tâm nhất trí của cả dân tộc, một lòng đánh giặc.
3. Gươm sáng ngời hai chữ “Thuận thiên”, đề cao vai trò của chủ tướng Lê Lợi, đồng thời khẳng định sự nghiệp kháng Minh hợp lòng dân, ý trời.
2. Long Quân đòi gươm thần
Hoàn cảnh đòi gươm
Nhân dân ta đã chiến thắng quân Minh tàn bạo.
Chủ tướng Lê Lợi lên ngôi vua và nhà Lê dời đô về Thăng Long
Em hãy theo dõi SGk và nhận xét về cảnh
đòi gươm và trao lại gươm thần?
Hồ Tả Vọng còn có những tên gọi nào khác?
Em biết gì về hình ảnh thần Kim Quy(Rùa Vàng)?
Thảo
luận
Việc Long Quân cho Rùa Vàng đòi lại gươm và vua Lê trả gươm là chi tiết thần kì, rất đặc trưng của truyền thuyết.
Hồ Tả Vọng còn có tên hồ Gươm, hồ Hoàn Kiếm là do có chuyện trả gươm này. Ngoài ra hồ còn có tên dân gian là hồ Lục Thủy do nước trong hồ rất trong xanh.
Thần Kim Quy trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho tổ tiên, khí thiêng sông núi, tư tưởng, tình cảm và trí tuệ của nhân dân. Trong truyền thuyết “Mị Châu, Trọng Thủy”, hình ảnh thần Kim Quy giúp vua xây thành, chế nỏ thần và chỉ cho vua thấy “giặc ở sau lưng”.
3. Những ý nghĩa của truyện
- Ngợi ca tính chất toàn dân và chính nghĩa của khởi nghĩa Lam Sơn.
- Đề cao và suy tôn Lê Lợi và nhà Lê trong công cuộc kháng Minh.
- Giải thích nguồn gốc tên gọi Hồ Hoàn Kiếm(trả gươm).
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Văn Thành Đồng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)