Bài 4. Sự rơi tự do

Chia sẻ bởi Đinh Thị Hà | Ngày 25/04/2019 | 96

Chia sẻ tài liệu: Bài 4. Sự rơi tự do thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

Tiết 8 : SỰ RƠI TỰ DO
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nắm được các đặc điểm của sự rơi tự do, tính chất của chuyển động rơi tự do. Để từ đó xây dựng được công thức của sự rơi tự do.
- Hiểu được đặc điểm của gia tốc rơi tự do.
2. Kĩ năng
- Rèn kỹ năng vận dụng công thức vào giải bài tập rơi tự do.
- Rèn kỹ năng giải bài tập TNKQ và bài tập tự luận cho hs
3. Thái độ
- Có thái độ học tập nghiêm túc và phong cách làm việc khoa học độc lập nghiên cứu.
- Có tinh thần hợp tác với giáo viên khi xây dựng bài mới
4. Phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp; hợp tác nhóm; Năng lực tự học, đọc hiểu; Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thuyết trình...
- Năng lực cá thể:Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực thực hành; Năng lực tính toán.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: -Giáo án, đồ dùng giảng dạy cần thiết.
2. Học sinh: -Sách, vở, đồ dùng học tập đúng quy định.
- Máy tính bỏ túi; Các câu hỏi C bài sự rơi tự do; Các công thức của CĐTNHĐ
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động khởi động
1.1. Hoạt động kiểm tra bài cũ
* Mục tiêu: Ôn lại kiến thức tiết 1 và chuyển động thẳng biến đổi đều để xây dựng bài mới
Nội dung và cách thức hoạt động
Sản phẩm

Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ:
HS1. Viết các công thức của CĐ thẳng biến đổi đều. Áp dụng cho trường hợp vật chuyển động không vận tốc đầu theo chiều dương
Học sinh hoạt động: Cá nhân
Báo cáo, thảo luận: HS lên trả lời

Giáo viên gọi HS nhận xét, đánh giá:



HS2.1)Yếu tố nào ảnh hưởng đến sự rơi nhanh, chậm của các vật khác nhau trong không khí? Nếu loại bỏ được ảnh hưởng của không khí thì các vật sẽ rơi như thế nào?
2) Sự rơi tự do là gì?

TL HS1. Các công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều. Áp dụng cho trường hợp vật chuyển động không vận tốc đầu theo chiều dương
+) Gia tốc: a = 
+) Vận tốc : v = at
+) Quãng đường đi : s=
+) CT liên hệ giữa v, a và s: v2=2as
+) Phương trình CĐ: x=x0 + 
TL HS2: 1) Yếu tố ảnh hưởng đến sự rơi nhanh, chậm của các vật khác nhau trong không khí là sức cản của không khí lên vật.
-Nếu loại bỏ được ảnh hưởng của không khí thì mọi vật rơi nhanh như nhau. Sự rơi của các vật được gọi là sự rơi tự do.
2) Định nghĩa: Sự rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực


1.2. Hoạt động khởi động.
* Mục tiêu: Đưa ra tình huống có vấn đề gần gũi với học sinh để học sinh phát hiện ra vấn đề cần giải quyết liên quan đến nội dung bài học.
GV: Sự rơi tự do của các vật có phương, chiều được xác định như thế nào. Bằng thực nghiệm chứng tỏ điều đó như thế nào? Nghiên cứu tiếp bài “Sự rơi tự do”
2. Hoạt động hình thành kiến thức
2.1) Hoạt động 1: “ Nghiên cứu đặc điểm của sự rơi tự do”
*Mục tiêu: Nắm được các đặc điểm của sự rơi tự do, tính chất của chuyển động rơi tự do. Để từ đó xây dựng được công thức của sự rơi tự do.
Nội dung và cách thức hoạt động
Sản phẩm

GV: Yêu cầu hs từ thí nghiệm của sự rơi tự do để phát hiện đặc điểm của sự rơi tự do, tính chất của chuyển động. Từ đó xây dựng được các CT của rơi tự do
HS: Tổ chức thảo luận nhóm để đưa ra vấn đề gv yêu cầu.
GV: Yêu cầu đại diện một nhóm trình bày
HS: Thực hiện yêu cầu của gv
GV: Nhận xét đánh giá hoạt động của các nhóm.


GV. Để CM được sự rơi tự do là CĐ thẳng NDĐ bằng PP chụp ảnh hoạt nghiệm các nhà khoa học đã CM được điều đó
II.NGHIÊN CƯU SỰ RƠI TỰ DO CỦA CÁC VẬT
1/ Những đặc điểm của sự rơi tự do
+ Phương thẳng đứng
+ Chiều từ trên xuống.
+ Tính chất: là CĐ thẳng nhanh dần đều.
*Các công thức của chuyển động rơi tự do
Chuyển động rơi tự do có v0= 0. Chọn chiều dương là chiều CĐ, gốc thời gian
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Thị Hà
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)